8. Cấu trúc của luận văn
3.5. Kết quả thực nghiệm tác động
3.5.3. So sánh kết quả sau thực nghiệm
Theo khả năng của đề tài, chỉ nghiên cứu và so sánh theo chiều dọc sau tác động không so sánh theo chiều ngang. Nghĩa là chỉ phân tích số liệu thu được trước và sau tác động theo từng nhóm. Do số lượng phát hiện thiếu hụt kỹ năng xã hội không nhiều (21, chiếm 10.7%), không đủ điều kiện chia thành hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Việc chọn nhóm đối chứng ngẫu nhiên cũng đảm bảo tính khách quan trong so sánh, tính hợp lý của vấn đề vì kỹ năng thích ứng xã hội là những kỹ năng mà con người có thể học hỏi được từ nhiều con đường khác nhau. Trong khi một số học sinh đã có được, một số học sinh vì lý do này hay lý do khác đã biểu hiện những thiếu hụt nhất định rất cần được tác động hỗ trợ định hướng, xây dựng và củng cố.
Để xem xét tính hiệu quả của những hoạt động tác động, chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi của hai nhóm đối chứng (khơng được tác động hỗ trợ) và nhóm thực nghiệm (được tác động hỗ trợ) sau một thời gian nhất định (3 tháng).
* Kết quả trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm
Bảng 3.14: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm trƣớc (Lần 1) và sau (Lần 2) tác động Kỹ năng thích ứng xã hội Số học sinh Hành vi Mức ý nghĩa p<0.05 Thái độ Mức ý nghĩa p<0.05 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hợp tác Lần 1 21 9.48 2.94 0.96 9.69 3.18 0.01 Lần 2 19 10.20 2.83 11.01 3.01 Tự khẳng định Lần 1 21 6.1 3.46 0.01 6.25 3.21 0.00 Lần 2 19 8.34 2.89 8.54 3.98 Đồng cảm Lần 1 21 7.9 4.45 0.00 7.75 4.93 0.00 Lần 2 19 9.25 3.11 9.56 4.95
Kiềm chế Lần 1 21 8.38 2.71 0.00 9.94 2.26 0.00 Lần 2 19 10.10 2.71 11.23 3.65 Giải quyết vấn đề Lần 1 21 10.38 2.77 0.00 11.43 3.08 0.00 Lần 2 19 12.82 3.05 13.01 4.10 Thang đo tổng Lần 1 21 42.24 6.57 0.00 45.06 7.28 0.00 Lần 2 19 50.71 8.12 53.35 13.02
Do không tập hợp được một số học sinh lớp 9 (học sinh chuyển trường lên lớp 10) nên nhóm thực nghiệm tham gia đo lần hai chỉ còn 19 học sinh của các khối lớp 6 đến lớp 9.
Kết quả sau thực nghiệm (19) học sinh cho thấy sự ổn định và tăng lên ở một số hành vi thích ứng xã hội. Điểm số trung bình sau khi tiến hành thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình trước khi thực nghiệm tác động (tăng 8.47 điểm). Điều này cho thấy ngoài sự phát triển tự nhiên và sự cân bằng của các yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện mơi trường văn hóa… thì yếu tố tác động trực tiếp giúp học sinh có được kỹ năng thích ứng xã hội là việc giáo viên giáo dục và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thông qua các hình thức như: tổ chức các trị chơi, tham quan dã ngoại, các bài học trải nghiệm, thơng qua các tình huống giả định…Cụ thể, sự tiến bộ vượt bậc của học sinh sau khi các em tham gia vào các hoạt động tác động được thể hiện rõ nét nhất ở các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Như vậy, ngoài sự phát triển tự nhiên của các kỹ năng xã hội thì việc sử dụng các hình thức tác động để rèn luyện và hướng dẫn cho học sinh THCS những kỹ năng thích ứng xã hội đã giúp cho học sinh dễ dàng thích ứng với cuộc sống với xã hội đang ngày càng phát triển, đặc biệt là học sinh thích nghi với các hoạt động trong nhà trường, nhất là hoạt động học tập, giao tiếp với
0.94 1.02 0.61 0.83 0.79 0.93 0.84 1.01 1.04 1.28 0.84 1.01 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Hợp tác Tự khẳng định
Đồng cảm Kiềm chế Giải quyết
vấn đề
Thang đo tổng
Lần 1 Lần 2
Biểu đồ 3.14a: So sánh kỹ năng xã hội (hành vi) trước (Lần 1) và sau tác động (Lần 2) 0.97 1.1 0.63 0.85 0.78 0.96 0.99 1.12 1.14 1.3 0.9 1.07 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Hợp tác Tự khẳng định
Đồng cảm Kiềm chế Giải quyết
vấn đề
Thang đo tổng
Lần 1
Lần 2
Biểu đồ 3.14b cho thấy điểm trung bình SSQ-SF ở lần đo sau tăng hơn so với lần đo trước với điểm số trung bình từ 0.72 đến 2.29 điểm/item, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cho thấy tính hiệu quả của những tác động hỗ trợ góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của đề tài có ý nghĩa giáo dục nhất định.
Qua phân tích kết quả thu được trong lần đo 2 trên nhóm thực nghiệm cho thấy. Thang đo thái độ ở hầu hết các tiểu trắc nghiệm và thang đo tổng đều có điểm trung bình từ (1.29 đến 2.29) tăng nhiều hơn thang đo hành vi từ (0.72 đến 2.24). Điều đó có nghĩa là những tác động của người nghiên cứu có ảnh hưởng hiệu quả lên mặt nhận thức hơn hành vi. Thiết nghĩ sau khi nhận thức của các em phát triển, bước tiếp theo là sẽ thay đổi hành vi, kỹ năng theo hướng tích cực. Điều này cũng phù hợp với nhận thức và phát triển kỹ năng của học sinh THCS.
* Kết quả nhóm đối chứng
Bảng 3.15: Điểm trung bình của nhóm đối chứng sau hai lần đo Kỹ năng thích ứng xã hội Điểm trung bình nhóm đối chứng khác biệt Mức độ Lần 1 Lần 2 Hợp tác 14.75 13.70 .306 Tự khẳng định 9.60 11.10 .458 Đồng cảm 12.45 16.65 .008 Kiềm chế 12.40 12.70 .656 Giải quyết vấn đề 14.95 14.10 .914 Tổng 64.15 68.25 .208
Bảng 3.15 cho thấy điểm trung bình của nhóm đối chứng có tăng lên sau một thời gian nhất định nhưng tăng không đáng kể so với nhóm thực nghiệm. Trong đó kỹ năng đồng cảm tăng nhiều nhất (4.2 điểm), kỹ năng tự
khẳng định tăng 1.5 điểm. Những kỹ năng còn lại cơ bản không thay đổi so với lần đầu tiên. Như vậy, có thể nói rằng, kỹ năng thích ứng xã hội có thể tăng lên dù khơng có sự tác động nào, cũng có thể giảm đi sau một thời gian nhất định. Do đó để phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS tỉnh Sơn La, địi hỏi nhà trường cần có kế hoạch và chương trình rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội phù hợp cho học sinh để các em có khả năng thích ứng được với mơi trường học đường, với cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua việc nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La trên hai địa bạn trường THCS Tô Hiệu (TP Sơn La) và trường PTDT Nội Trú Mai Sơn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
* Về thực trạng:
- Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La biểu hiện ở mức độ trung bình.
- Nhìn chung các kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh phát triển không đồng đều. Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác có chiều hướng phát triển tốt hơn.
- Mặt thái độ của kỹ năng phát triển tốt hơn mặt hành vi. - So sánh sự khác biệt theo các tiêu chí:
+ Xét theo tiêu chí trường, trong phạm vi mẫu nghiên cứu này khơng có sự khác biệt ý nghĩa về kỹ năng thích ứng xã hội giữa các học sinh ở hai trường PTDT Nội Trú Mai Sơn và trường THCS Tô Hiệu (TP Sơn La).
+ Xét theo tiêu chí khối lớp: Kỹ năng thích ứng của học sinh khối lớp trên cao hơn khối lớp dưới.
+ Xét theo tiêu chí giới tính: Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về kỹ năng thích ứng xã hội trong mẫu nghiên cứu này.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La. Trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan.Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất chính là tính tích cực hoạt động và giao tiếp của học sinh. Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là sự tác động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, mối quan hệ giao tiếp thầy trò.
* Về kết quả thực nghiệm:
Những tác động của người nghiên cứu có ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh. Những học sinh có biểu hiện thiếu hụt về kỹ năng được phát hiện qua thang đo, có biểu hiện khá hơn so với lần đo
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Thích ứng xã hội là quá trình con người chủ động, tích cực thu
nhận những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới để điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh biến đổi của xã hội.
Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS là một dạng của kỹ năng xã hội, là những kỹ năng quan trọng và cần thiết giúp học sinh thích ứng với môi trường học tập, với cuộc sống tốt hơn.
Học sinh muốn thích ứng với mơi trường học tập, với cuộc sống thì phải rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội. Mặt khác, các kỹ năng thích ứng xã hội phát triển sẽ góp phần nâng cao khả năng thích ứng xã hội của học sinh.
Việc rèn luyện cho học sinh THCS những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản giúp học sinh ý thức được về giá trị bản thân mình và giá trị của người khác. Giúp các em hình thành được những thói quen tốt, những lối ứng xử phù hợp với từng hồn cảnh trong cuộc sống ln thay đổi.Từ việc giáo dục và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thích ứng xã hội sẽ giúp học sinh có nhận thức, có thái độ và từ đó có những hành vi đúng chuẩn mực, góp phần thúc đẩy sự phát triển bản thân và xã hội.
1.2. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh
THCS tại hai trường THCS Tô Hiệu và trường PTDT Nội Trú Mai Sơn cho thấy: Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La ở mức độ trung bình. Trong các kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản thì kỹ năng thích ứng tốt nhất là kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thích ứng kém nhất là kỹ năng tự khẳng định.
Trong mẫu khảo sát này khơng thấy sự khác biệt về giới tính trong sự thích ứng xã hội của học sinh THCS, khơng có sự khác biệt ý nghĩa về kỹ năng thích ứng xã hội giữa các học sinh ở hai trường THCS Tô Hiệu và trường PTDT Nội Trú Mai Sơn.
Càng lên lớp lớn học sinh càng có khả năng thích ứng xã hội tốt hơn, đặc biệt là với kỹ năng giải quyết vấn đề, học sinh biểu hiện mức độ thích ứng rất cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La. Trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan.Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất chính là tính tích cực hoạt động và giao tiếp của học sinh. Học sinh càng tích cực hoạt động thì quá trình hình thành các kỹ năng sẽ nhanh hơn và khả năng thích ứng xã hội sẽ cao hơn.
1.3. Quá trình thực nghiệm tác động cho thấy có thể sử dụng một số
biện pháp dưới đây để góp phần thúc đẩy q trình hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS tỉnh Sơn La:
- Nâng cao nhận thức về vai trị của kỹ năng thích ứng xã hội đối với mọi hoạt động của học sinh.
- Hình thành cho học sinh động cơ rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội đúng đắn, mạnh mẽ, trên cơ sở đó thúc đẩy học sinh tích cực tham gia rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội.
- Việc rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh được lồng ghép vào các môn học như: Văn học, Giáo dục công dân, Sinh học
- Tổ chức các hoạt động xã hội như: sinh hoạt tập thể - sinh hoạt chi đoàn, liên đội; tham quan du lịch; văn hóa văn nghệ, các cuộc thi…cho học sinh.
Qua kinh nghiệm thì trong số các biện pháp trên thì biện pháp tổ chức các hoạt động xã hội cho học sinh tham gia là có tính khả thi hơn cả. Vì thơng qua hoạt động tập thể như thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đóng kịch… sẽ thu hút học sinh tham gia nhiều hơn đồng thời học sinh cũng được thể hiện mình, được rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội thơng qua các tình huống gần với cuộc sống hàng ngày.
2. Kiến nghị
2.1. Với trường THCS Tô Hiệu và trường PTDT Nội Trú Mai Sơn
- Đội ngũ các bộ quản lý trong nhà trường cần ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh và chỉ đạo giáo viên, giáo viên chủ nhiệm thực hiện.
- Nhà trường cần giữ vai trò chủ chốt trong việc chuẩn bị cho học sinh kỹ năng thích ứng tốt với cuộc sống ln thay đổi.
- Giúp các em đạt được thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống sau này.
- Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm lý của học sinh, giúp các em rèn luyện và nâng cao sự tự tin, khẳng định bản thân và có được những kỹ năng thích ứng xã hội cần thiết để hịa nhập với mơi trường học đường, với cuộc sống tốt hơn.
2.2. Với giáo viên
- Giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS.
- Trong q trình rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, trình độ nhận thức của học sinh.
- Giáo viên phải ln có sự đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho các em ngay trong những giờ học của mình.
- Ln động viên, khuyến khích học sinh rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội.
2.3. Với phụ huynh học sinh
- Gia đình phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, động viên khích lệ con em mình.
- Tạo mơi trường gia đình hịa thuận, hạnh phúc để các em phát huy hết khả năng của mình.
2.4. Với học sinh
- Phải tích cực hoạt động và giao tiếp hàng ngày.
- Phải rèn luyện cho mình có được những phẩm chất và năng lực cần thiết - Phải nhanh nhẹn, hoạt bát và rèn luyện để có sức khỏe tốt.
- Phải ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành, rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội đối với bản thân. Đồng thời phải có thái độ tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội.
- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp… để nâng cao sự tự tin, những kỹ năng thích ứng xã hội cho bản thân. Bên cạnh đó, cần rèn luyện khắc phục những trở ngại tâm lý của bản thân trong rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Andreeva D. A, Những vấn đề thích ứng của sinh viên, NXB Thanh niên cận vệ, M.1972
2. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với UNICEF(2003), Tài liệu chương trình “Thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học
sinh THCS”.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 40/CT- BGDĐT của Bộ trưởng về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
trong trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013”
5. Bộ Giáo dục kết hợp UNICEF(1996), Tài liệu dự án (Toàn tập 8 quyển)
Chương trình Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống