Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 50 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu chung, bao gồm: Nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng.

Tiến trình nghiên cứu như sau:

Để thực hiện đề tài “Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La” chúng tôi tiến hành theo 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 09/2011 đến tháng 01/2012

- Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu Giai đoạn 2: Từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012

- Nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Xây dựng và tiến hành các hoạt động tác động hiệu quả để góp phần rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS tỉnh Sơn La.

Giai đoạn 3: Từ tháng 06/2012 đến tháng 07/2012: Xử lý số liệu và viết bản thảo về đề tài.

- Sữa chữa và hoàn thiện đề tài - Viết bản tóm tắt của đề tài

2.2.1. Nghiên cứu lý luận

* Mục đích nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La

* Nội dung nghiên cứu

Việc nghiên cứu lý luận được tiến hành với các nội dung cơ bản sau: - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Xác định cơ sở khoa học, khái niệm công cụ trong nghiên cứu thực trạng. - Xác định cơ sở lý luận cho việc đề xuất biện pháp thực nghiệm tác động nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS

* Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, hệ thống hóa tri thức khoa học.

2.2.2. Nghiên cứu thực trạng

2.2.2.1. Chọn mẫu khảo sát

* Mẫu khách thể khảo sát thực trạng: Chọn mẫu ngẫu nhiên

Bảng 2.1. Phân bố mẫu thực trạng

Trƣờng Mẫu Tổng

THCS Tô Hiệu 98

195

PTDT Nội trú 97

* Mẫu khách thể thực nghiệm và mẫu khách thể đối chứng.

- Nhóm thực nghiệm chọn 21 học sinh được xác định có thiếu hụt kỹ năng thích ứng xã hội. Là những học sinh có điểm trung bình SSQ-SF nhỏ

Bảng 2.2: Phân bố mẫu thực nghiệm (đo sau tác động)

Trƣờng Mẫu Tổng

PTDT Nội Trú 16

21

THCS Tơ hiệu 5

- Nhóm đối chứng, chọn ngẫu nhiên 20 học sinh của trường PTDT Nội Trú Mai Sơn. (Vì điều kiện thực tế hai trường quá xa nên không tiến hành thực nghiệm ở cả hai trường. Tuy nhiên mẫu đối chứng được đảm bảo không trùng lấp với thành viên nào trong nhóm thực nghiệm).

Bảng 2.3: Bảng phân bố mẫu đối chứng

PTDT Nội Trú Lớp Mẫu Tổng 6 5 20 7 9 8 6 2.2.2.2. Khảo sát thực trạng

Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 của hai trường THCS Tô Hiệu và Trường PTDT Nội Trú.

* Mục đích

- Phát hiện những học sinh có thiếu hụt kỹ năng thích ứng xã hội.

- Phát hiện những học sinh có thiếu hụt ở từng thang đo hành vi và thái độ cụ thể. Từ đó đánh giá được mức độ quan trọng của từng kỹ năng thích ứng xã hội ở học sinh THCS.

* Cách thực hiện

Sử dụng trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott (Social skills Rating System- SSRS, Gresham và Elliott,1990).

Việc thiết kế bộ trắc nghiệm có độ tin cậy và độ hiệu lực đảm bảo nhằm chẩn đốn, đánh giá, phân loại chính xác, phát hiện chính xác những trường hợp nói trên khơng dễ dàng. Trong khi chưa có những bộ cơng cụ như thế, việc tìm cách thích nghi những bộ cơng cụ đã được chuẩn hóa mang lại hiệu quả và có tính khả thi hơn.

Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học (Coie & Doge, 1983; Parker & Asher,1987) khẳng định rằng nếu một đứa trẻ không phát triển đầy đủ các kỹ năng thích ứng xã hội (kỹ năng hợp tác; kỹ năng quyết đoán; kỹ năng đồng cảm; kỹ năng kiềm chế; kỹ năng giải quyết vấn đề …) sẽ báo trước rằng đứa trẻ này có nguy cơ gặp những khó khăn học đường như kém thích nghi học đường, khó kết bạn, khó hịa nhập với các bạn trong lớp, kém tự tin, sợ giáo viên, chán học…, hoặc mắc các rối nhiễu hành vi, rối nhiễu đạo đức dẫn đến thất bại học đường. Ngày nay, có nhiều học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng gặp rối nhiễu hành vi và khó khăn học đường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kém thích nghi học đường mà trước hết là thiếu hụt các kỹ năng thích ứng xã hội. Vậy để giúp các em thích ứng với mơi trường, với xã hội tốt và hạn chế được những rối loạn thì về mặt giáo dục phải trang bị cho các em những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản, cần thiết, giúp các em khắc phục được những thiếu hụt đảm bảo cho mỗi học sinh có sự phát triển tồn diện về mọi mặt.

* Mơ tả tóm tắt trắc nghiệm kỹ năng thích ứng xã hội

Bộ trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott (Social skills Rating System-SSRS, Gresham và Elliott,1990) được thiết kế cho đối tượng: Trẻ em Mỹ lớp 6 đến lớp 12. Bộ trắc nghiệm này có mục đích đánh giá năng lực thích ứng xã hội trên cơ sở đo lường các kỹ năng xã hội cơ bản, những khó khăn trong xử lý các mối quan hệ và năng lực xã hội của đứa trẻ thể hiện ở gia đình và nhà trường.

Bộ trắc nghiệm cho phép thu thập thông tin để đánh giá về các mẫu ứng xử/hành vi chi phối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và nhóm bạn, giữa trẻ với cha mẹ và việc các em thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến học đường.

Bộ trắc nghiệm đã được thích nghi ở nhiều nước: Anh, Úc, Canada, Singapor,…Ở Việt Nam, Bộ trắc nghiệm của Gresham và Elliott (1990), đã được nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Cơng Khanh thuộc đề tài B2001- 49- 01TĐ, (2001-2004) thích nghi và chuẩn hóa do PGS Trần Trọng Thủy làm chủ nhiệm. Bộ trắc nghiệm này chỉ gồm 4 nhóm kỹ năng: hợp tác, quyết đoán, đồng cảm, kiềm chế. Do yêu cầu về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS ngày nay cần mở rộng, chúng tôi tiến hành đưa thêm vào một tiểu trắc nghiệm giải quyết vấn đề.

Vậy trắc nghiệm SSQ-SF (Social skills Questionnaire - Student Form) được sử dụng trong đề tài gồm các tiểu trắc nghiệm sau:

Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng hợp tác Gồm các câu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng tự khẳng định Gồm các câu: 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng đồng cảm Gồm các câu: 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng kiềm chế Gồm các câu: 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40

Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề Gồm các câu: 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50

* Cách đánh giá

Những học sinh có điểm số cao hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1 SD (độ lệch chuẩn) trở lên được xem là những học sinh có khả năng thích

ứng xã hội tốt. Ngược lại, những học sinh có số điểm thấp hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1SD (độ lệch chuẩn) trở xuống được xem là những học sinh có khả năng thích ứng xã hội kém.

*Mơ tả cách phân loại

Kết quả điểm trung bình của từng học sinh ở từng tiểu thang đo và của cả thang đo được phân thành các nhóm học sinh sau:

- Nhóm điểm thấp: X ≤ - 1SD (nhỏ hơn hoặc bằng điểm trung bình trừ đi 1 độ lệch chuẩn)

- Nhóm điểm trung bình: - 1SD < X < + 1SD (nằm trong khoảng ± 1 độ lệch chuẩn)

- Nhóm điểm cao: X + 1 SD (lớn hơn hoặc bằng điểm trung bình cộng 1 độ lệch chuẩn trở lên)

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)