Đánh giá của giáo viên về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Đánh giá của giáo viên về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh

3.4.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS ứng xã hội của học sinh THCS

Bảng 3.10: Đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng thích ứng xã hội đối với học sinh THCS Các tham số Mẫu Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số lượng 26 21 5 0 % 100 80,7 19,3 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng kỹ năng thích ứng xã hội rất quan trọng đối với học sinh THCS (80,7%), chỉ có 19,3% giáo viên cho rằng quan trọng và khơng có ý kiến nào cho rằng khơng quan trọng. Vấn đề học sinh THCS thích ứng được với các kỹ năng xã hội rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai. Điều đó giúp học sinh hồn thiện hơn về mặt nhân cách và giúp các em có những kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ đặc biệt là trong hoạt động và giao tiếp.

%

53.9%

19.2%

Rất quan trọng Quan trọng

Biểu đồ 3.10: Thể hiện mức độ quan trọng của kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS

Kết hợp phỏng vấn một số giáo viên cũng cho thấy sự đồng thuận với kết quả điều tra. Phỏng vấn cơ giáo Lị Thị X “Theo cơ giáo, kĩ năng thích ứng xã hội có vai trị quan trọng như thế nào đối với học sinh”. Cô giáo ... đánh giá: “Kĩ năng thích ứng xã hội có vai trị rất quan trọng đối với học sinh không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống hằng ngày. Có kĩ năng thích ứng xã hội tốt học sinh sẽ dễ dàng thích nghi với các hoạt động trong xã

sinh có khả năng thích ứng cao rất thuận lợi cho việc ứng phó với sự thay đổi. Những học sinh này thường nhanh nhẹn, học tập tốt...”. Nói tóm lại, đa số giáo viên đánh giá kĩ năng thích ứng xã hội có vai trị rất quan trọng đối với học sinh.

3.4.2. Đánh giá của giáo viên về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La THCS tỉnh Sơn La

Bảng 3.11: Đánh giá của giáo viên về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La STT Các kĩ năng thích ứng xã hội Trình độ độ kĩ năng Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 Hợp tác 3 11,54 21 80,77 2 7,69 2 Tự khẳng định 4 15,38 19 73,08 3 11,54 3 Đồng cảm 5 19,23 20 76,92 1 3,85 4 Kiềm chế 3 11,54 20 76,92 3 11,54 5 Giải quyết vấn đề 2 7,69 22 84,62 2 7,69 6 Trung bình chung 13,09 78,48 8,43

Từ bảng số liệu trên cho thấy, đại đa số giáo viên đề nhận định các kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh ở mức trung bình. Số lượng giáo viên đánh giá kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh ở mức cao hay mức thấp không nhiều. Kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh được giáo viên đánh giá cao là kĩ năng đồng cảm (ở mức cao là 19,23%, ở mức thấp chỉ có 3,85%). Các kĩ năng tự kiềm chế, giải quyết vấn đề hay tự khẳng định của học sinh giáo viên đánh giá khơng cao. Nói chung, theo ý kiến của giáo viên thì mức độ kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh chỉ ở mức trung bình là chính.

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng, giáo viên đánh giá không cao các kĩ năng xã hội của học sinh. Cơ giáo Lị Thị T nói: Nhìn chung chỉ có khoảng 5-7% học sinh có các kĩ năng thích ứng xã hội tương đối tốt, đại đa số học sinh có trình độ kĩ năng thích ứng xã hội ở mức trung bình, một số học sinh có kĩ năng thích ứng xã hội thấp. Theo tơi tỉ lệ này chiếm khoảng 3-5%.

Cùng chung quan điểm với cô giáo T, cô giáo Nguyễn Thị L nhận xét: Kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh chỉ ở mức trung bình yếu là nhiều. Đa số học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số rất nhút nhát, khơng tích cực tham gia các hoạt động tập thể, khả năng giao tiếp và kiềm chế thấp...

Nhìn chung khi trực tiếp phỏng vấn giáo viên, đại đa số đều nhận định tỉ lệ học sinh có kĩ năng thích ứng xã hội cao giao động từ 4-8%, tỉ lệ thấp từ 3-5%, còn lại là mức trung bình. Những em có kĩ năng thích ứng xã hội tốt thường là những em cán bộ lớp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các em này thường đứng ra tổ chức các hoạt động tạp thể lớp, trường, được các thầy cô và bạn bè quý mến.

Trên cơ sở phiếu điều tra và trực tiếp phỏng vấn học sinh, chúng tôi nhận định đánh giá của giáo viên về kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh là khá khách quan và chính xác. Đây là các căn cứ thực tiễn để chúng tơi có các biện pháp tác động sao cho phù hợp với đối tượng.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)