8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp quan sát
* Mục đích:
- Quan sát biểu hiện một số kỹ năng thích ứng xã hội thơng qua các hoạt động cụ thể các em tham gia ở trường, lớp.
- Thu thập thêm thông tin một cách cụ thể và chính xác nhất phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Vì tâm lý được hình thành, phát triển và bộc lộ qua hoạt động và giao tiếp nên phương pháp quan sát giúp chúng ta thu thập thêm thông tin cần thiết (biểu hiện một số kỹ năng thích ứng xã hội) để làm cho kết quả nghiên cứu sâu sắc hơn.
* Cách tiến hành:
Chúng tôi tiến hành quan sát khi các em trả lời bảng hỏi, trong giờ học, trong giờ sinh hoạt lớp cũng như các giờ ngoại khóa, trong các hoạt động tập thể của lớp, của trường như: tập thể dục, lạo động, các hoạt động văn nghệ, vui chơi…
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
*Mục đích:
- Tìm hiểu và làm rõ thêm thực trạng và mức độ biểu hiện của một số kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản của học sinh, cách thức rèn luyện và nâng cao kỹ năng thích ứng xã hội cho các em.
* Cách tiến hành:
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn tập trung trên các đối tượng như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, tổng phụ trách, phụ huynh và những nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này (chuyên gia, hiệu trưởng, hiệu phó…).
- Thơng qua đó tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến đề tài: Xác định những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản của học sinh, những yếu tố ảnh hưởng đến những kỹ năng thích ứng xã hội đó, những mong muốn, nhu cầu của chính các em.
2.3.6. Thực nghiệm tác động
Mục đích
- Xem xét mức độ thành công của các tác động lên kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS.
- So sánh sự thay đổi về các mặt của học sinh trước và sau khi thực nghiệm tác động.
- Rút ra kết luận chung nhất trong việc hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THCS.
Khách thể
Lựa chọn 21 học sinh có thiếu hụt kỹ năng thích ứng xã hội, 20 học sinh thuộc nhóm đối chứng.
Cách thực hiện
Sử dụng bộ trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott (Social skills Rating System - SSRS, Gresham và Elliott,1990) cùng đo trên hai nhóm này trước tác động (đo lần 1)
Tổ chức tác động
- Mục đích: Hỗ trợ, bù đắp, khắc phục, rèn luyện…những kỹ năng thích ứng xã hội cịn thiếu hụt và yếu kém của 21 học sinh trường PTDT Nội Trú và THCS Tô Hiệu.
- Khách thể: 21 học sinh có thiếu hụt về kỹ năng thích ứng xã hội. - Cách thực hiện: Tổ chức các buổi tác động vào các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần và 1 buổi ngoại khóa trong tuần hoặc chủ nhật. Lịch tác động ổn định đảm bảo 2 buổi/tuần, kéo dài trong 3 tháng.
- Hình thức: Hoạt động vui chơi tập thể, đóng vai, giải quyết tình huống giả định…
Đo sau tác động
- Mục đích: Khẳng định sự đúng đắn và khả thi của các biện pháp tác động, khẳng định độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Đồng thời đánh giá khả năng tiếp thu, rèn luyện của học sinh khi có sự tác động tích cực
So sánh kết quả của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở các tiêu chí đánh giá trước và sau thực nghiệm.
- Cách thực hiện: Sử dụng lại trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott (Social skills Rating System- SSRS, Gresham và Elliott,1990) đo trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi đã tác động xong ở nhóm thực nghiệm (đo lần 2).
* Nội dung tác động: Thiết kế các chủ đề gắn liền với việc rèn luyện từng kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản đối với học sinh THCS
- Các nguyên tắc thiết kế chủ đề:
+ Mỗi chủ đề được thiết kế nhằm tập trung hình thành một số các kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản. Thơng qua các tình huống, hoạt động của các chủ đề, học sinh được tiếp cận hoặc củng cố và rèn luyện những kỹ năng thích ứng xã hội tương ứng. Từ đó học sinh có thể hiểu được và vận dụng một cách tương tự vào cuộc sống của bản thân mỗi em.
+ Mỗi chủ đề đều gắn liền với cuộc sống của các em ở lứa tuổi này, mà để vận dụng nó thì cần vận dụng những hiểu biết và những kỹ năng khác. Qua đó hình thành, rèn luyện,… những kỹ năng thích ứng xã hội.
- Cấu trúc mỗi chủ đề: + Mục tiêu của chủ đề + Thông điệp
+ Tài liệu và phương tiện
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động + Tổng kết
- Mỗi chủ đề được thiết kế có 3 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Hướng vào làm cho học sinh hiểu kỹ năng thích ứng xã hội là gì.
+ Bước 1: Hướng vào khai thác kinh nghiệm của học sinh để xử lý vấn đề đặt ra.
+ Bước 2: Phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm của bản thân, trao đổi nhóm để nhận sự phong phú và tính hay hợp lý lợi ích của những cách giải quyết khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng vào làm cho học sinh nắm được cách thức hình thành kỹ năng đó. Tiếp thu, lĩnh hội kỹ năng cách ứng xử mới thơng qua hoạt
động nhóm. Thực chất là học sinh thông hiểu kỹ năng và các bước thực hiện kỹ năng.
Hoạt động 3: Hướng vào tạo tình huống, cơ hội để người học rèn luyện kỹ năng đó. Vận dụng kỹ năng thích ứng xã hội ở hoạt động 2 để xử lý các tình huống mới.
Các hoạt động tác động: Gồm những chủ đề sau:
Chủ đề 1: Chú trọng phát triển kỹ năng hợp tác
Chủ đề 2: Chú trọng phát triển kỹ năng tự khẳng định Chủ đề 3: Chú trọng phát triển kỹ năng đồng cảm Chủ để 4: Chú trọng phát triển kỹ năng kiềm chế
Chủ đề 5: Chú trọng phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Nội dung các chủ đề và cách thức tác động
Chủ đề 1: Em đã biết hợp tác chưa?
Tài liệu và phương tiện: Bóng bay, giấy A4, bút lơng, bút bi, đồng hồ hẹn giờ.
Hoạt động 1: Trò chơi hợp tác - Di chuyển bóng bằng bụng và lưng
* Mục tiêu: Cho trẻ trải nghiệm hoàn thành một nhiệm vụ cần sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều người.
* Cách thực hiện:
- Chia nhóm thành các đội (mỗi nhóm có 5-7 học sinh /đội), mỗi đội có trách nhiệm dùng bụng và lưng để di chuyển những quả bong bay đã thổi về đích.
- Xếp thành hàng, đặt bóng vào giữa sao cho bóng nằm ở lưng người trước và bụng người sau.
- Cho một cặp di chuyển với bóng trước làm mẫu, sau đó tiến hành với cả đội.
- Trong vịng 15 phút đội nào chuyển được nhiều bóng, khơng rơi giữa chừng,khơng làm vỡ bóng đội đó thắng - có tinh thần hợp tác cao.
* Kết luận qua trò chơi: Khi di chuyển có bóng, các thành viên phải nương tựa vào nhau. Hoạt động này giúp học sinh hiểu một cách trực quan về sự hợp tác. Giáo viên giải thích về nhu cầu của hợp tác.
Hoạt động 2: Làm việc với nhóm (đội)
* Mục tiêu: Học sinh nhận ra tròng trường hợp tương tự làm việc cùng nhau sẽ tốt hơn. Muốn hồn thành nhiệm vụ chuyền bóng,phải có tinh thần đồng đội, phải hợp tác với nhau…
* Cách thực hiện: Yêu cầu thảo luận trong đội và trình bày với nhóm lớn những vấn đề sau:
- Hãy mơ tả lại cách mà đội em đã làm khi di chuyển có bóng.
- Em nhận thấy điều gì qua việc di chuyển bóng cùng nhiều bạn như thế? - Em biết được gì thơng qua trị chơi này? Và em nghĩ em có thể vận dụng nó trong trường hợp nào ?
* Kết luận: Để có được kỹ năng hợp tác cần có những phẩm chất khác như biết nhìn nhận khả năng của người khác, biết nhượng bộ khi cần thiết, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác…cần rèn luyện để có kỹ năng hợp tác, vì trong đa số cơng việc và trong những vấn đề của cuộc sống kỹ năng hợp tác luôn là kỹ năng không thể thiếu.
Hoạt động 3: Củng cố kỹ năng hợp tác
* Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những hiểu biết để giải quyết nhiệm vụ có liên quan, có tính tương tự như trị chơi hợp tác.
* Cách tiến hành: làm việc với đội và trình bày trước nhóm - Kể ra những việc mà ở nhà em hay làm để phụ giúp cha mẹ - Vì sao em làm những việc đó?
- Anh, chị em làm việc gì?
* Kết luận: Làm việc vặt ở nhà cũng như ở lớp đều thể hiện tinh thần hợp tác, mỗi người dù nhỏ hay lớn cũng có nhiệm vụ tương ứng. Nếu bản thân khơng hồn thành sẽ ảnh hưởng đến thành tích của tổ, lớp, gia đình. Khi thấy thành viên nào tỏ ra bất hợp tác, thì tìm cách nhắc nhở và hỗ trợ họ nếu họ cần sự giúp đỡ.
Chủ đề 2: Em đã biết tự khẳng định bản thân chưa?
Tài liệu và phương tiện: Giấy A0, bút lơng, bút chì, thước kẻ, keo dán…
Hoạt động 1: Bạn là ai ?
* Mục tiêu: Kỹ năng được tác động trọng tâm là kỹ năng quyết đoán, tự khẳng định. Học sinh phân tích và nhìn nhận về mình ở các khía cạnh khác nhau để hình dung, nhận biết về bản thân, đồng thời rèn kỹ năng trình bày và lắng nghe khi giao tiếp với người khác.
* Cách thực hiện:
Người tổ chức cho mỗi học sinh một tờ giấy, yêu cầu mỗi học sinh (trong 5 phút) chuẩn bị và viết ra những nội dung sau:
- Ba điều mà bạn thích - Ba điều bạn khơng thích
- Ba điểm mạnh / có thể làm được của bạn - Ba điểm yếu hoặc cần cố gắng của bạn - Ba điểm nổi bật nhất của bạn
(Khuyến khích học sinh có thể vẽ để mơ tả về bản thân, giới thiệu về mình) Người tổ chức yêu cầu học sinh chia sẻ những đặc điểm của bản thân với người bạn bên cạnh. Lấy tinh thần xung phong của một vài bạn đứng lên chia sẻ những điều đã nhận thức được về đặc điểm của bạn cùng cặp với mình, so sánh thêm điểm chung với bản thân. (Khuyến khích nói những gì mình cảm nhận và hiểu về người bạn cùng cặp khơng khuyến khích đọc lại những điều bạn cùng cặp đã viết).
Người tổ chức hỏi người cùng cặp xem những điều mà bạn vừa nói đã phản ánh được và đủ những điều mình chia sẻ chưa.
* Kết luận: Tự hỏi mình thích điều gì, và mình cảm thấy như thế nào. Trân trọng bản thân để người khác cũng trân trọng ta. Trân trọng người khác để họ biết họ là ai.
Hoạt động 2: Xác định kỹ năng tự khẳng định
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu sự khác biệt ở mọi người là tất yếu, sự khác biệt đó làm cho cuộc sống phong phú và đa dạng. Quyền bảo vệ cái riêng của mỗi người cũng như thể hiện nó là một quyền hạn chính đáng và nhân văn nhất của loài người.
* Cách thực hiện:
Mỗi người tự trả lời những câu hỏi sau:
- Trong những điều em thích, em khơng thích, những điểm mạnh và điểm yếu… điều nào dễ trả lời nhất?
- Em nghĩ em có nên làm giống mọi người thì mới tốt khơng ? Hay em có từng cố gắng làm cho mình khác biệt ?
* Kết luận: Mỗi người đều có điểm riêng và những điểm chung giống người khác. Chúng ta cần tôn trọng cái riêng của mỗi người, nếu cái riêng đó khơng ảnh hưởng đến người khác, đến cộng đồng và xã hội. Việc thể hiện cái riêng là quyền lợi chính đáng của mỗi người, được mọi người thừa nhận và tôn trọng nếu ta thể hiện đúng cách và khơng thái q. Khơng đánh mất chính mình, khơng cả nể rụt rè, thiếu tự tin vào bản thân, vì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu.
Hoạt động 3: Xác định ý nghĩa và cách hình thành kỹ năng tự khẳng định.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được kỹ năng tự khẳng định và biết cách rèn luyện kỹ năng tự khẳng định.
* Cách thực hiện: Làm việc theo nhóm (5-7 học sinh/nhóm), đóng vai nhóm bạn rủ nhau đi chơi và em khơng muốn đi. Em hãy:
- Tập nói khơng nếu bản thân thấy khơng vừa lịng, khơng muốn hoặc thấy khơng thích.
- Tập thỏa hiệp, nhượng bộ khi bạn em khơng thích.
- Tập chấp nhận sự khác biệt của bạn qua việc tơn trọng sở thích của bạn ấy.
* Kết luận: Người ta thường đồng ý theo số đông và không dám thể hiện sự khác biệt của mình. Chính vì vậy sự đột phá thường không tồn tại trong những nhóm thiếu dân chủ. Có thể kéo theo sự kém quyết đoán là những con người thụ động, trì trệ, chờ đợi. Trong xã hội ngày nay, tính cá nhân, những quyền lợi chính đáng được bảo vệ, bắt đầu từ tính quyết đốn ở mỗi người. Bản thân mỗi người cần xác định “tôi là ai” và những người xung quanh có quan hệ gì. Khơng ai có quyền ngăn cản các em thể hiện bản thân, khi điều đó khơng làm ảnh hưởng đến những vấn đề của người khác. Ngược lại, thật đáng tiếc nếu mọi người thấy em chẳng có gì đặc biệt.
Chủ đề 3: Em có khả năng thấu hiểu người khác và thể hiện sự đồng cảm của mình với họ không?
Tài liệu và phương tiện: Giấy A4 các màu, bút lông, bút bi.
Hoạt động 1: Bạn của bạn đang cảm thấy như thế nào?
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác.
- Học sinh biết bày tỏ sự cảm thông với người khác trong cuộc sống. * Cách thực hiện:
- Chia sẻ cảm xúc với các bạn trong nhóm. Mỗi bạn sẽ tâm sự về tình trạng đặc biệt của bản thân hiện nay (5-7 học sinh/nhóm).
+ Mỗi nhóm trọn một trải nghiệm để chia sẻ (buồn nhất, chán nhất, vui nhất…).
Em cảm thấy thế nào nếu bên cạnh em khơng có ai? Nếu được chia sẻ em thấy thế nào?
- Làm việc chung tồn nhóm lớn.
+ Mỗi nhóm nói về trải nghiệm đã chọn.
+ Mỗi nhóm chia sẻ, thơng cảm vời lời nói và hành động với vấn đề của nhóm bạn.
* Kết luận: Khi bản thân em có chuyện vui hay buồn, em đều muốn có ai đó để chia sẻ và lắng nghe em tâm sự thì bạn em cũng thế, người khác cúng thế. Em hãy ghi nhớ điều đó.
Hoạt động 2: Tạo lập kỹ năng đồng cảm
* Mục tiêu: Học sinh hiểu, đồng cảm với người khác không phải chỉ là sự tự nhiên, có những người có khả năng tự nhiên dễ đồng cảm với người khác, tuy nhiên kỹ năng này có thể có được nhờ sự tập luyện.
* Cách thực hiện: Lấy một câu chuyện thực trong nhóm hoặc giả định có một chuyện buồn với bạn A (bố mới mất, gia đình quá nghèo). Bạn A thấy buồn và chán nản khơng muốn đi học nữa.
Hãy chia nhóm (từ 5-7 học sinh) thảo luận, tìm cách chia sẻ và giúp đỡ bạn ấy.
- Đặt mình vào hồn cảnh của bạn A, em thấy thế nào ? - Nếu em là A, em muốn làm gì trong luca này?
- Là bạn của A, em sẽ làm gì cho A?
- Trình bày những vấn đề thảo luận trước lớp. * Kết luận:
- Đồng cảm là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống nhất là trong giao tiếp.
- Cảm thông sẽ giúp người trong cuộc nhận biết việc gì đang diễn ra. Trên cơ sở đó an ủi, động viên và giúp họ vơi bớt những xúc cảm tiêu cực.
- Tìm cách giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn bằng chính khả năng của bản thân.
- Cảm thông bao gồm sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người gặp khó khăn.
Hoạt động 3: Thực hành kỹ năng đồng cảm
* Mục tiêu: Học sinh học cách hiểu cảm nhận của người khác và thể