Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 32 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lí luận tâm lí học về kỹ năng thích ứng xã hội của

1.3.2. Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS

1.3.2.1. Khái niệm kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS

Trên cơ sở khái niệm kỹ năng thích ứng xã hội đã trình bày ở phần trên, chúng tơi cho rằng: Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS là một dạng

của kỹ năng xã hội giúp học sinh thích ứng với mơi trường học tập, với cuộc sống tốt hơn.

1.3.2.2. Biểu hiện của kỹ năng thích ứng xã hội ở học sinh THCS

Thơng thường để phản ánh khả năng thích ứng của một cá nhân trong lĩnh vực nào đó, người ta nghiên cứu thông qua các biểu hiện cụ thể của nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân đó. Trong nghiên cứu này chúng tơi chỉ tập trung phản ánh các biểu hiện hành vi thể hiện sự thích ứng các kỹ năng xã hội của học sinh THCS.Những hành vi thể hiện sự thích ứng xã hội biểu hiện cụ thể trong các hoạt động sống hàng ngày của học sinh THCS như: giao tiếp, quan hệ với người khác; học tập; vui chơi, giải trí.

* Trong giao tiếp

Những em có biểu hiện thích ứng cao là những em tự tin, mạnh dạn, khéo léo, lịch sự và chủ động trong giao tiếp với mọi người, dễ để lại những ấn tượng đẹp khi tiếp xúc với người khác. Các em có khả năng nhận biết được cử chỉ, lời nói, điệu bộ của đối phương một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó phần nào hiểu được tâm tư, tình cảm của họ và biểu lộ bằng sự đồng cảm, cảm thông…, tạo được niềm tin ở đối phương trong quá trình giao tiếp. Trong quan hệ, các em thường tự nhiên, sống hòa đồng với mọi người, được bạn bè và mọi người yêu mến, tin tưởng.

Các em thường dễ dàng thiết lập các mối quan hệ xã hội đặc biệt là thiết lập mối quan hệ bạn bè gắn bó cùng giúp đỡ, chia sẻ với nhau mọi niềm

vui, nỗi buồn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Những học sinh này thể hiện rất mềm dẻo, linh hoạt trong các mối quan hệ, các em ít khi có xung đột với người khác. Nếu xảy ra xung đột các em có khả năng thương lượng và giải quyết mâu thuẫn một cách thỏa đáng mà không gây xô xát, bạo lực. Các em luôn biểu hiện sự vui vẻ, thoải mái, không bị co cứng dù tiếp xúc với bạn bè hay thầy cô giáo, với người quen biết hay người không quen biết. Mặt khác luôn hành động theo quan điểm lập trường vững vàng của bản thân. Ít khi bị bạn bè lôi kéo, rủ rê vào những công việc hay hành động không tốt. Biết lắng nghe, quan tâm đến những điều người khác trình bày, tâm sự, tơn trọng ý kiến của người khác và biết động viên, chia sẻ với họ, khích lệ họ vượt qua những khó khăn, thử thách…

Ngược lại, những em có biểu hiện kém thích ứng là những em ln nhút nhát, thụ động, kém tự tin trong những môi trường giao tiếp với người lạ, khó kết bạn, ít quan tâm đến người khác, ít chia sẻ với những người xung quanh. Đứng trước những mâu thuẫn hay xung đột thường khó tìm được cách giải quyết, khơng quyết đốn và dễ bị bạn bè lôi kéo vào những việc làm không tốt. Một số học sinh lại tỏ ra táo tợn, dạn dĩ, sỗ sàng trong quan hệ với người khác, để lại ấn tượng không đẹp. Các em khơng biết giải quyết các tình huống xảy ra trong quan hệ với mọi người trong cuộc sống hàng ngày, không linh hoạt trong việc điều chỉnh các mối quan hệ. Các em hay để xảy ra mâu thuẫn với các bạn bè trong tập thể lớp, các thành viên khác trong gia đình nhưng khơng biết cách giải quyết các mâu thuẫn đó như thế nào. Những em này dễ nổi nóng khi gặp phải những chuyện khơng vừa ý, khả năng kiềm chế kém, thích bạo lực…, ln cảm thấy căng thẳng, lo âu, muốn xã lánh mọi người…

* Trong hoạt động học tập

Những em thích ứng tốt là những em có hứng thú, say mê trong học tập. Bước vào bậc học THCS, hoạt động học tập của các em có nhiều thay đổi

lớn. Các em học nhiều mơn hơn và mỗi mơn lại có một giáo viên giảng dạy. Mỗi giáo viên lại có phương pháp dạy khác nhau, chính vì vậy để thích ứng được với mơi trường học tập, học sinh phải tích cực và nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập.

Sự thích ứng với hoạt động học tập thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, sự thích ứng với mối quan hệ học tập mà chủ yếu là quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Thứ hai là thích ứng với các yêu cầu của hoạt động học tập. Vì vậy, những học sinh thích ứng tốt sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các em với thầy cô. Tự tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện dưới sự định hướng của giáo viên. Trong giờ học ln tích cực phát biểu xây dựng bài, tập trung lắng nghe lời thầy cơ giảng bài, hồn thành nhiệm vụ và bài tập về nhà. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, đồng thời đề ra mục đích cụ thể, rõ ràng để đạt được kết quả cao trong học tập. Các em luôn thấy vui vẻ, thối mái khi đến trường, ln hứng thú với các hoạt động học tập, không thấy mệt mỏi hay chán nản, phục hồi thể lực nhanh sau một giai đoạn học tập căng thẳng.

Ngược lại, nhũng em có biểu hiện thích ứng kém là những em hay sợ thầy cô. Đứng trước thầy cô không dám bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Trong học tập luôn gặp phải áp lực, không xây dựng được động cơ học tập đúng đắn. Chán học, thậm chí khơng muốn đi học, ngại đến trường, khơng hồn thành được bài tập đúng hẹn. Thường hay chống đối lại những yêu cầu của giáo viên. Hay bi quan, chán nản, khơng có ý chí, nghị lực vươn lên khắc phục khó khăn…Kết quả học tập của các em thường thấp.

* Trong vui chơi, giải trí

Những em có khả năng thích ứng tốt là những em ln sơi nổi, tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường, của các tổ chức đoàn thể… Các em tham gia vào các trị chơi rất nhiệt tình. Có khi cịn tự mình đề xuất những ý tưởng, chủ động khởi xướng một trò chơi nhằm

rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội như sự hợp tác, chia sẻ, tính quyết đốn trong việc xử lý các tình huống…Các em có khả năng tổ chức tốt, đoàn kết được các bạn. Trong hoạt động, các em rất năng nổ, hoạt bát…

Hoạt động vui chơi có đặc trưng là khơng q coi trọng tính mục đích mà thường coi trọng việc hiểu và tn thủ các qui tắc chơi, địi hỏi sự thích thú khi tham gia trị chơi, do đó những học sinh thích ứng tốt ln tn thủ các qui tắc khi tham gia trị chơi, đồng thời ln tỏ ra thích thú, hào hứng mỗi khi được tham gia các trị chơi.

Ngược lại, những em thích ứng kém là những em ít tham gia, ngại tham gia vào các hoạt động tập thể. Khơng nhiệt tình, hào hứng khi tham gia, mặt khác không nhanh nhẹn mà chậm chạp, thiếu tính sáng tạo. Thường khó hịa nhập với mọi người, hay gây gổ, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Nhiều em thích phá đám, quậy phá làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể. Các em muốn được mọi người chú ý nhưng không biết làm thế nào.

1.3.2.3. Các kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản của học sinh THCS

Theo quan niệm cá nhân về kỹ năng thích ứng xã hội đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy rằng: Kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản là những kỹ năng chủ yếu, cốt lõi, bao trùm hay qui định kỹ năng thành phần khác, có ý nghĩa quan trọng và cần thiết nhất đối với sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của mỗi cá nhân.

Để thích ứng với mơi trường học tập, với cuộc sống thì lứa tuổi học sinh THCS phải được trang bị và rèn luyện một số kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản sau đây:

* Kỹ năng hợp tác

Khái niệm về sự hợp tác

Hợp tác là yêu cầu tự thân của cuộc sống. Trong từ điển tiếng Việt, hợp tác được quan niệm: “Hợp tác là chung sức giúp đỡ nhau trong một cơng việc, một lĩnh vực nào đó nhằm đạt mục đích chung” [31, tr.450].

Sự hợp tác đơn giản là sự nhường nhịn chia sẻ hay bổ sung cho nhau những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu để cùng thực hiện mục tiêu nào đó trong cuộc sống.

Khái niệm kỹ năng hợp tác

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: kỹ năng hợp tác là hành vi giúp đỡ người khác, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hồn thành một cơng việc, phối hợp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung.

Trên cơ sở phân tích khái niệm “kỹ năng” và “hợp tác”, chúng tôi xác định kỹ năng hợp tác như sau: “Kỹ năng hợp tác là khả năng tương tác cùng

thực hiện có hiệu quả một hành động, một cơng việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định”.

Kỹ năng hợp tác của học sinh THCS

Đó là những hành vi giúp đỡ bạn bè, đồn kết, chia sẻ tài liệu, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hoàn thành một công việc, cùng phối hợp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung.

Biểu hiện kỹ năng hợp tác ở học sinh THCS

- Biết lắng nghe thầy cơ hay người lớn đang nói chuyện với mình.

- Hồn thành nhiệm vụ của lớp, của giáo viên giao phó như bài tập, nhiệm vụ của đội viên, đoàn viên…

- Biết xin phép trước khi dùng đồ đạc của người khác

- Hiểu rõ những điều người lớn không cho phép và tránh khơng tham gia vào những việc có thể gây tức giận với người lớn trong gia đình cũng như thầy cơ ở trường

- Giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ góc học tập riêng - Khơng vi phạm nội qui ở trường, lớp, giờ học,…

Ý nghĩa của kỹ năng hợp tác đối với học sinh THCS

dụng thiết thực với bản thân và cho mọi người, làm tăng cường tình đồn kết, sự cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau. Năng lực hợp tác đã trở thành vẻ đẹp, thành đạo đức, lối sống của con người trong xã hội hiện đại

Đối với học sinh THCS, có được kỹ năng hợp tác giúp cho các em biết tôn trọng bản thân và người khác. Học sinh dễ dàng tiến hành các hoạt động (học tập, giao lưu…) khi có sự hợp tác của bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Các em có sự phấn đấu, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Có thể nói rằng, phát triển kỹ năng hợp tác hàm chứa một tiềm năng giáo dục to lớn trong việc xây dựng ý thức tập thể, xây dựng tình bạn, tinh thần đồn kết, tinh thần hợp tác cùng phát triển.

* Kỹ năng tự khẳng định

Khái niệm tự khẳng định

Là con người tự định đoạt những gì mình muốn, những gì mình xứng đáng có được mà không vi phạm trắng trợn quyền lợi của người khác. Là đứng vững trên quan điểm, lập trường của mình, khơng bị lung lay, nhụt chí hay bị chi phối bởi quan điểm và hành động của người khác.

Kỹ năng tự khẳng định

Là khả năng dám nghĩ, dám làm bất cứ một công việc nào đó trong cuộc sống. Nếu con người dám hành động, có suy nghĩ trước khi hành động, chủ động và kiên quyết thì điều đó cho thấy họ có khả năng quyết đốn những vấn đề của mình.

Kỹ năng tự khẳng định của học sinh THCS

Đó là những hành vi chủ động đề nghị người khác cung cấp thông tin, tự giới thiệu về mình, kiên định khi bị người khác gây sức ép, bảo vệ một cách tích cực chủ kiến, quan điểm của mình trước mọi người.

Biểu hiện của kỹ năng tự khẳng định ở học sinh THCS

- Chủ động trong việc làm quen với các bạn hoặc mời các bạn cùng tham gia trị chơi, hoạt động nhóm.

- Biết cách lịch sự từ chối khi bạn có những yêu cầu quá đáng mà mình khơng thực hiện được hoặc khơng phù hợp với mình.

- Chủ động chào hỏi và nói lời cám ơn khi người khác giúp mình một điều gì đó trong học tập cũng như trong cuộc sống.

- Tham gia các hoạt động của nhà trường một cách năng nổ, tích cực, tự giác. - Giao tiếp với bạn bè một cách thân thiện, cởi mở không rụt rè, co cụm. - Biết quan tâm để ý đến bạn bè, kể cả bạn khác giới mà không cảm thấy xấu hổ.

Ý nghĩa của kỹ năng quyết đoán đối với học sinh THCS

Biết chủ động trong mọi hồn cảnh, do đó trong học tập hay làm việc các em có sự tích cực và chủ động.

Nhận ra giá trị của bản thân mình, từ đó biết nhìn nhận giá trị của người khác. Đồng thời biết chấp nhận bản thân mà tự cố gắng và chấp nhận người khác, chấp nhận sự khác biệt giữa người này và người kia để các em khơng cảm thấy khó khăn trong thiết lập mối quan hệ hay tiếp cận với cái mới.

* Kỹ năng đồng cảm

Khái niệm đồng cảm

Đồng cảm là hiểu người khác trên cơ sở đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu người đó đang nghĩ gì hoặc trải qua những cảm xúc gì tại một thời điểm nhất định.

Kỹ năng đồng cảm

Là khả năng con người thấu hiểu và cảm nhận sự việc và cảm xúc của người khác như là của chính bản thân mình.

Đó là sự quan tâm, chân trọng tình cảm, ý kiến của người khác, mong muốn được chia sẻ với họ, đồng thời thấu hiểu những khó khăn riêng và biết

cách chia sẻ tâm tư, tình cảm, động viên thăm hỏi người khác khi họ gặp chuyện buồn.

Biểu hiện kỹ năng đồng cảm ở học sinh THCS

- Biết động viên, an ủi khi người thân gặp chuyện buồn. Đồng thời biết lắng nghe họ tâm sự và chia sẻ.

- Biết khen tặng bạn bè khi họ làm được điều hay, việc tốt… - Biết tìm đến bạn bè khi họ gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ.

- Thông cảm với bạn bè, với người khác khi họ gặp chuyện chẳng lành. - Tỏ ra vui vẻ, hòa nhã với mọi người nhưng không ngại đấu tranh cho bạn bè khi họ bị đối xử bất công.

- Biểu lộ niềm vui, nỗi buồn, sự hài lịng… của mình cho người khác biết.

Ý nghĩa của kỹ năng đồng cảm ở học sinh THCS

Sự đồng cảm giúp con người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Mang lại cảm giác có sự thấu hiểu của người khác, làm cho người khác trở nên yên tâm và tin vào sự giúp đỡ hoặc tin rằng đang có người hiểu họ, tin họ, họ cảm thấy ổn hơn trong những tình cảnh khó khăn của cuộc sống.

* Kỹ năng kiềm chế

Khái niệm kiềm chế

Là việc làm cần thiết đối với mỗi người. Khi chúng ta nhận diện được những cảm xúc đang tồn tại trong con người mình đồng nghĩa với việc ta biết mình đang sống thế nào. Nhận diện và quản lý cảm xúc của chính mình khơng những mang lại suy nghĩ và cách sống tích cực cho bản thân mà qua đó cịn giúp chúng ta hiểu và ứng phó được với cảm xúc của những người bên cạnh.

Kỹ năng kiềm chế

Là khả năng con người nhậm thức được, biết, hiểu và điều chỉnh hành vi, cảm xúc của bản thân một cách hợp lý nhằm duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể để tránh những căng thẳng vốn không cần thiết trong cuộc sống.

Biểu hiện của kỹ năng kiềm chế ở học sinh THCS

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)