Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du học nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 39 - 49)

2.1. Tình hình du học nước ngồi của học sinh Việt Nam

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du học nước ngoài

2.1. Tình hình du học nước ngồi của học sinh Việt Nam

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du học nước ngoài ngoài

Căn cứ quyết định 356/QĐ –TTg, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Đề án 322 và Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo thực hiện Đề án và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài Chính và Bộ Ngoại giao xây dựng chế độ tài chính để thực hiện Đề án;

Các Bộ, Ngành liên quan cho ý kiến chỉ đạo, tư vấn về tiêu chí tuyển chọn người đi học nước ngồi và cơng tác triển khai các Đề án;

Bộ Ngoại Giao, Bộ Cơng an, Đảng ủy ngồi nước và Trung ương Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp cung cấp thông tin và phổ biến quy định cần thiết cho cán bộ, sinh viên trước khi lên đường đi học nước ngoài; Bộ Ngoại Giao hỗ trợ trong việc chỉ đạo Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phối hợp theo dõi, quản lý cán bộ, sinh viên trong thời gian học tập ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác tuyển sinh, cử người đi học và quản lý lưu học sinh trong thời gian học ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác tuyển sinh, cử người đi học và quản lý lưu học sinh trong thời gian học ở nước ngoài:

- Từ năm 2000 đến tháng 4 năm 2008, Vụ Giáo dục Đại học và một số đơn vị chức năng của Bộ được phân công tham gia xử lý công tác tuyển sinh đi học nước ngoài và Ban Điều hành Đề án 322 được thành lập đề giải quyết cơng việc hành chính chun mơn của Đề án sau khi ứng viên được phê duyệt trúng tuyển đi học nước ngoài;

Từ tháng 4 năm 2008 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Cục Đào tạo với nước ngoài và giao nhiệm vụ chủ trì tồn bộ việc thực hiện Đề án với sự phối hợp về chuyên môn của Vụ Giáo dục Đại học.

Trong quá trình thực hiện, Đề án đã nhận được sự phối hợp và hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và cơ sở đào tạo nước ngoài như:

- Đại sứ quán Pháp hỗ trợ hàng năm cấp 100 học bổng an sinh xã hội cho cán bộ, sinh viên học bổng ngân sách nhà nước và giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cấp phát sinh hoạt phí hàng thàng cho số lưu học sinh này; đồng thời hàng năm Đại sứ quán cấp 100 suất học tiếng Pháp cho ứng viên trúng tuyển sau đại học để chuẩn bị ngoại ngữ tiếng Pháp trước khi đi học nước ngoài.

- Tổ chức AUF, trường ĐH Victoria ( Niu Di – lân) hỗ trợ tổ chức các khóa học tăng cường ngoại ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh cho ứng viên trúng tuyển tại Việt Nam để đạt yêu cầu về ngoại ngữ đi học tại nước ngoài.

- Cơ quan giáo dục hàn lâm của Đức (DAAD) tuyển chọn và hỗ trợ ứng viên học tiếng Đức 6 tháng tại Việt Nam và Đức, cấp học bổng trong thời gian học tiếng cho ứng viên học bổng ngân sách nhà nước.

- Tổ chức Campus Grance, AUF, WUS, WUSC,… hỗ trợ ứng viên trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước đăng ký tìm cơ sở đào tạo tại nước ngoài tiếp nhận ứng viên Việt Nam đang học. Tổ chức VEF hỗ trợ phỏng vấn ứng viên đi học ở Hoa Kỳ.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn, đàm phán và ký kết thỏa thuận với các cơ sở đào tạo với nước ngồi có chất lượng cao để gửi ứng viên trúng tuyển đi học nước ngồi. Tính đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có 210 cơ sở đào tạo nước ngoài (chủ yếu ở các nước tiên tiến) có ưu đãi học phí và học bổng hỗ trợ cho ứng viên học bổng ngân sách nhà nước Việt Nam.

2.1.2. Quy mơ du học nước ngồi của học sinh Việt Nam 2.1.2.1. Du học theo ngân sách nhà nước

Tuyển sinh theo các đề án phối hợp đào tạo

Theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 cũng như theo Quyết định điều chỉnh và gia hạn số 356/QĐ –TTg ngày 28/4/2005, Đề án 322 được phép đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp giữa các cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở đào tạo nước ngồi, trong đó một phần thời gian đào tạo thực hiện tại cơ sở đào tạo Việt Nam. Phối hợp đào tạo tiến sĩ có thể theo phương thức 1 + 3, 1,5 + 2,5 hoặc 2 + 2 (số đầu là thời gian tính bằng năm tại Việt Nam và số thứ hai là thời gian tại nước ngồi). Phối hợp đào tạo khơng những giảm chi phí đáng kể so với đào tạo toàn thời gian ở nước ngồi, đồng thời có thể huy động đội ngũ giảng viên Việt Nam tham gia quá trình đào tạo với các đối tác nước ngồi. Qua đó có thể cải thiện, nâng dần chất lượng đào tạo tiến sĩ của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam.

Việc tuyển sinh theo các đề án phối hợp do cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở đào tạo nước ngoài cộng tác thực hiện trên cơ sở quy định tuyển sinh đào tạo sau đại học tại nước ngoại bằng ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phần lớn các cơ sở đào tạo nước ngoài cử giáo sư dang phỏng vấn và kiểm tra ứng viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định kết quả tuyển sinh do các Đề án phối hợp báo cáo và ra quyết định công nhận ứng viên trúng tuyển theo các đề án phối hợp đào tạo.

Tính đến hết năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 25 đề án phối hợp đào tạo tiến sĩ bằng nguồn kinh phí Đề án 322 của các cơ sở đào tạo Việt Nam với các đối tác nước ngồi và đã cơng nhận trúng tuyển 302 ứng viên.

Bảng 2.1. Số lượng tuyển sinh đi học bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (2000-2010) Thời gian GĐ 1 (2000- 2005) 2006 2007 2008 2009 2010 GĐ 2 (2006- 2010) Tổng cộng (2000- 2010) Tiến sĩ 1106 145 131 721 863 872 2732 3838 Thạc sĩ 849 95 58 316 298 426 1193 2042 Thực tập sinh 289 52 7 6 41 21 127 416 Đại học 140 42 47 279 184 141 693 833 Tổng số 2384 334 243 1322 1386 1460 4745 7129

(Thống kê và biểu đồ trên đây bao gồm cả chỉ tiêu đồng thời đã thực hiện tuyển sinh cho Đề án xử lý nợ với LB Nga - nguồn kinh phí 33 triệu USD do Việt Nam quản lý, Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và

Bộ Tư Pháp)

Tính đến hết năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 25 đề án phối hợp đào tạo tiến sĩ bằng nguồn kinh phí Đề án 322 của các cơ sở đào tạo Việt Nam với các đối tác nước ngoài và đã công nhận trúng tuyển 302 ứng

viên.

Bảng 2.2. Số lượng đào tạo tiến sỹ theo nguồn kinh phí Đề án 322

Năm Tiến sĩ Ghi chú

2002 20 Số tuyển sinh của giai đoạn 1 (2002 – 2005) 153 người

Số tuyển sinh của giai đoạn 2 (2006 – 2020) 149 người 2003 18 2004 68 2005 47 2006 21 2007 39 2008 49

2009 14 2010 26 Tổng cộng 302

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án)

Dưới đây là số liệu tuyển sinh theo tất cả các đề án phối hợp, bao gồm 25 đề án phối hợp đào tạo tiến sĩ bằng kinh phí Đề án 322 và 14 đề án đào tạo thạc sĩ và đại học sử dụng nguồn kinh phí của Đề án xử lý nợ với Liên bang Nga:

Bảng 2.3. Số lượng đào tạo đề án phối hợp

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Thạc sỹ 20 18 68 47 21 39 49 14 26 302

Tiến sỹ 0 0 4 14 26 38 61 42 41 226 Đại học 0 0 39 64 3 19 15 9 0 149 Tổng cộng 20 18 111 125 50 96 125 65 67 677

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án)

Biểu đồ 2.1. Số lượng tuyển sinh các đề án phối hợp giai đoạn 2000 - 2010 Chuyển tiếp sinh

Nhằm đào tạo cán bộ khoa học trẻ cho đất nước, hàng năm Đề án 322 dành 7-8% chỉ tiêu tuyển sinh để xem xét các lưu học sinh tốt nghiệp xuất sắc trình độ đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài, cấp học bổng cho các lưu học sinh

xuất sắc học tiếp ngay trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn xét chuyển tiếp sinh (bao gồm kết quả học đại học/thạc sĩ, chất lượng của cơ sở đào tạo nước ngồi và cơng trình khoa học đã công bố đối với chuyển tiếp học tiến sĩ)

Tất cả lưu học sinh, không phân biệt nước đến học, loại học bổng hoặc tự túc kinh phí đều được xem xét trên cơ sở tiêu chuẩn đã công bố tại thông báo tuyển sinh của Bô Giáo dục và Đào tạo

Bảng 2.4. Số lượng chuyển tiếp sinh đã được xét duyệt

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng Thạc sỹ 3 0 7 9 9 12 10 6 12 18 86

Tiến sỹ 3 6 8 10 22 15 6 5 6 2 83 Tổng cộng 6 6 15 19 31 27 16 11 18 20 169

((Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án) Học bổng dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học

Nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp học bổng cho những sinh viên chịu trách nhiệm chính các cơng trình đạt giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm nếu sinh viên tốt nghiệp đại học với kết quả khá giỏi, đủ trình độ ngoại ngữ để đi học sau đại học với kết quả khá giỏi, đủ trình độ ngoại ngữ để đi học sau đại học ở nước ngoài. Số lượng tuyển sinh cụ thể trong các năm qua như sau:

Bảng 2.5. Số lượng học bổng cho sinh viên nghiên cứu khoa học

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng Số học bổng 4 5 4 8 5 5 7 7 6 4 55

Học bổng dành cho sinh viên xuất sắc và sinh viên thuộc diện ưu tiên

Sinh viên đang học năm thứ nhất đạt các tiêu chuẩn và đáp ứng các điều kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

- Sinh viên đạt giải Olympic quốc tế, đạt kết quả cao nhất trong toàn quốc của khối thi trong kỳ thi đại học hoặc kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học bổng loại này bắt đầu triển khai từ năm 2002, được phân theo các khối thi: A, B, C, D và các khối ngành năng khiếu được xét cấp học bổng đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ Đề án 322.

- Sinh viên đang học năm thứ nhất thuộc diện ưu tiên (con thương binh, liệt sĩ, có bố hoặc mẹ là người dân tộc, có hộ khẩu ở các tỉnh khó khăn thuộc diện ưu tiên) có kết quả học tập khá giỏi và điểm thi đại học đạt quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét cấp học bổng đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí xử lý nợ với Liên bang Nga

Số liệu tuyển sinh học bổng đại học trong các năm qua:

Bảng 2.6. Số lượng tuyển sinh học bổng đại học

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng Số học bổng 32 28 9 144 57 47 132 210 279 184 141 1263

((Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án)

Học bổng cho sinh viên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Pháp – Việt (PFIEV)

Chính phủ Pháp hỗ trợ Việt Nam đào tạo kỹ sư chất lượng cao (gọi tắt là chương trình PFIEV) tại 4 cơ sở giáo dục đại học về kỹ thuật: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Trường Đại học Bách Khoa T.P Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo này gồm 22 chuyên ngành, chủ yếu là chương trình của

các trường đại học kỹ thuật chất lượng cao của Pháp, được bổ sinh những học phần/môn học cần thiết của Việt Nam. Sinh viên theo học chương trình này trong cả 5 năm tại Việt Nam, văn bằng kỹ sư chất lượng cao được các trường đại học tương ứng ở Pháp công nhận tương đương với kỹ sư đào tạo tại các trường đại học Pháp. Trong quá trình đào tạo, mỗi khóa một số ít sinh viên được học bổng của trường đại học Pháp sang Pháp thăm quan, thực tập ngắn hạn (một vài tuần). Theo đề nghị của Ban Điều hành Đề án PFIEV và các trường đại học đối tác Pháp, và để khuyến khích sinh viên vào học Chương trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý mỗi năm cấp 01 học bổng cho 01 sinh viên xuất sắc nhất thuộc mỗi chuyên ngành sau khi đã học xong 3 hoặc 4 năm tại Việt Nam. Từ năm 2008 số học bổng tăng lên là 02 sinh viên/chuyên ngành. Các sinh viên PFIEV được xét chọn cấp học bổng ngân sách nhà nước Việt Nam sẽ học tiếp chương trình đào tạo 02 năm tại Pháp và được cấp bằng kỹ sư do các trường đại học Pháp cấp.

Số lượng học bổng cấp cho sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao PFIEV trong các năm qua như sau:

Bảng 2.7. Số lượng học bổng cấp cho sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao PFIEV

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Số học

bổng 9 11 11 18 23 21 93

((Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án) Học bổng bán phần

Với chủ trương khuyến khích sự đóng góp của nhân dân và tạo điều kiện hỗ trợ cho những học sinh xuất sắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cấp học bổng bán phần cho các học sinh đạt kết quả xuất sắc khi học trung học phổ thông hoặc dự bị đại học tại các nước, tại các trường đại học có chất lượng cao. Thành tích đặc biệt trong hoạt động xã hội hoặc giải thưởng sẽ được chú ý khi xem xét. Học bổng bán phần được triển khai trong

các năm 2003-2006. Một suất học bổng bán phần bằng 50% chi phí học phí và sinh hoạt phí. Bảng 2.8. Số lượng bổng bán phần Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng cộng Số lượng 16 13 18 16 63 Nước tốt nghiệp, đến học Anh, Hoa Kỳ- Canada, Niu – di - lân

Anh, Úc Anh, Hoa Kỳ, Úc

Anh, Hoa Kỳ, Liên bang Nga

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động các đề án)

Từ năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo không xét học bổng bán phần

2.1.2.2. Du học tự túc

Hội nhập quốc tế về giáo dục ở nước ta trong những năm qua không ngừng được tăng cường và mở rộng theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong hơn 10 năm qua, cùng với đề án Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, Đào tạo công dân Việt Nam theo Hiệp định xử lý nợ với Liên bang Nga, các chương trình học bổng hiệp định, chính phủ, tổ chức nước ngoài cấp cho Việt Nam... Mỗi năm có hàng nghìn học sinh, sinh viên ra nước ngoài du học theo diện tự túc.

Theo số liệu thống kê, năm 2012 có hơn 100 nghìn lưu học sinh (LHS) Việt Nam đang học tập ở nước ngồi, trong đó khoảng hơn 90% là du học tự túc. Số lượng LHS tập trung ở Ô-xtrây-li-a là cao nhất (gần 25%), sau đó đến Hoa Kỳ (16%), Trung Quốc (13%). Năm 2012, số lượng LHS tại Ô-xtrây-li-a giảm trong khi đó số lượng LHS tại Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng mạnh. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang quản lý và cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần cho gần 6.000 lưu học sinh Việt Nam học tập tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó số lượng nhiều nhất (hơn 2.000 LHS) học tại LB Nga.

Đối với lưu học sinh nhận học bổng thông qua các đề án ngân sách nhà nước (chủ yếu là Đề án 322) và Hiệp định do Bộ GD&ĐT quản lý, tỷ lệ tốt

nghiệp đạt hơn 95%, trong đó hơn 70% đạt loại khá trở lên. Những lưu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)