Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 77)

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Trung Quốc

Công cuộc cải cách của Trung Quốc trong 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Trong rất nhiều sách lược quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của Trung Quốc ngày nay, không thể không kể đến những thay đổi trong chính sách giáo dục của đất nước này.

Những tấm ảnh lớn chụp chung Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân xuất hiện khá nhiều trên đường phố của một số thành phố phát triển của Trung Quốc. Đối với người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, Mao Trạch Đông đã tạo nên một nước Trung Hoa mới, đưa Trung Quốc thốt khỏi ách ngoại bang. Cịn Đặng Tiểu Bình là người đem đến sự phồn vinh, thịnh vượng và Giang Trạch Dân được đánh giá là chính trị gia có tầm nhìn xa trơng rộng.

Trong ba nhà lãnh đạo được kể đến ở trên, khi nhắc đến 30 năm cải cách của Trung Quốc, có một cái tên mà bất cứ ai quan tâm đến quốc gia này cũng phải nhớ đến và thán phục: Đặng Tiểu Bình. Ơng được người Trung Quốc đặt cho danh hiệu "tổng cơng trình sư", nhà "thiết kế" và là linh hồn của công cuộc cải cách mở cửa thành công của đất nước tỷ dân.

Nhìn lại lịch sử, ngày 23/06/1978, sau khi đến thăm Đại học Thanh Hoa, Đặng Tiểu Bình đã đề cập đến việc cử học sinh đi học ở nước ngồi. Ơng nhấn mạnh, các lưu học sinh phải thật sự hịa nhập vào xã hội, vào mơi trường sống của nước bạn để học hỏi được nhiều thứ hơn và học có thực chất hơn. Đặng Tiểu Bình cho rằng, nếu cử 10.000 học sinh ra nước ngồi học chỉ có 9.000 người trở về q hương thì điều đó cũng khơng có gì phải lo lắng.

Từ gợi ý của Đặng Tiểu Bình, Bộ Giáo dục Trung Quốc nhanh chóng bắt tay vào việc cử học sinh ra nước ngoài học tập. Đây là một quyết sách trọng đại, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển của quốc gia này. Cánh cửa hướng ra thế giới của Trung Quốc mở rộng.

Học hỏi từ chính Mỹ và phương Tây

Các quốc gia được chọn làm nơi gửi gắm tài năng chủ yếu là Mỹ và các nước phương Tây phát triển. Và trong lần đầu tiên, các chuyên ngành chủ yếu được lựa chọn là khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, tiền tệ, pháp luật.

Ngày 26/12/1978, một nhóm gồm 52 lưu học sinh đầu tiên của Trung Quốc (kể từ sau khi quốc gia này bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa, năm 1978) đã đặt chân đến nước Mỹ. Sau đó, Anh, Nhật Bản, Đức, Pháp, Canada

cùng nhiều nước phương Tây khác cũng lần lượt đón lưu học sinh Trung Quốc. Số du học sinh của đất nước này tăng đáng kể ở các trường đại học danh tiếng.

Nếu như trước cải cách mở cửa, lưu học sinh Trung Quốc ở Đức chỉ có 20 đến 30 người, hơn nữa chủ yếu tập trung ở Đơng Đức, thì sau 30 năm, đến nay, đã có hơn 30.000 lưu học sinh Trung Quốc theo học tại đất nước này, đứng vị trí đầu bảng trong số các nước có lưu học sinh ở Đức.

Khơng chỉ lưu học sinh Trung Quốc ở Đức tăng nhanh, cho đến nay, số du học sinh Trung Quốc ở Australia đăng ký nhập học đã hơn 100.000 người, là nước có du học sinh đơng nhất ở xứ sở kanguroo. Tính trung bình, cứ 4 lưu học sinh ở Australia thì có 1 người đến từ Trung Quốc.

Đứng đầu thế giới về số du học sinh. Đưa học sinh ra nước ngoài học tập trở thành một tiêu chí quan trọng trong công cuộc cải cách mở cửa của quốc gia láng giềng. Số lưu học sinh của Trung Quốc trong 30 năm qua đã vượt qua con số 1.2 triệu người. Trung Quốc trở thành nước có số du học sinh lớn nhất thế giới. Tính đến nay, 77% hiệu trưởng các trường cao đẳng, 84% viện sĩ viện khoa học, 62% tiến sĩ Trung Quốc đều là những người đã từng đi học ở nước ngoài về.

Quá trình cải cách ngày càng sâu rộng cho phép Chính phủ Trung Quốc nới rộng chính sách du học, để các cá nhân được du học tự túc. 30 năm trôi qua, ngày nay, du học đã trở thành quyền được giáo dục của bất cứ công dân Trung Quốc nào. Ra nước ngồi học tập cũng khơng cịn là chuyện chỉ có trong giấc mơ, không thể thực hiện được với hàng nghìn hộ gia đình hay bất kỳ cá nhân nào.

Theo tư liệu lịch sử, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên cử lưu học sinh ra nước ngoài học tập vào năm 1872. Đến năm 1949, sau hơn 70 năm, Trung Quốc đưa được hơn 120.000 người ra nước ngoài đào tạo. Từ năm 1949 đến 1977, lưu học sinh Trung Quốc có chưa đến 20.000 người.

Nhưng chỉ trong vòng 30 năm (1978-2008), số lưu học sinh Trung Quốc đã là hơn 1.2 triệu người, theo số liệu của CCTV. Họ có mặt ở 108 quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, đông nhất vẫn là ở Mỹ và các nước phương Tây phát triển. Cử học sinh ra nước ngồi học tập là một chính sách trọng yếu trong bồi dưỡng nhân tài của Trung Quốc. Giờ đây, nhiều người trong số họ đã quay trở về và đóng góp vào cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Những lưu học sinh Trung Quốc sau cải cách mở cửa đã thật sự đem lại những sắc màu đa diện và có ảnh hưởng trực tiếp tới văn hóa, xã hội Trung Quốc. 30 năm qua, số lưu học sinh Trung Quốc ở khắp mọi nơi trên thế giới tăng nhanh, họ thực sự trở thành cây cầu nối liền Trung Quốc với thế giới.

Có thể nói, chưa khi nào người Trung Quốc lại hiểu và nhận thức về thế giới đầy đủ hơn hiện nay. Phát triển đất nước không thể không dựa vào chấn hưng giáo dục, và những gì Trung Quốc đã làm trong 30 năm qua là một minh chứng rõ ràng cho điều này, như tinh thần câu danh ngôn: "Thời gian là người diễn dịch giỏi nhất cho mọi điều luật còn hồ nghi".

2.4.2. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Nhật Bản

Nhật Bản, đất nước được mệnh danh “xứ mặt trời mọc” đã có một cuộc “xuất dương” để rồi sau 15 năm đã cách tân được đất nước Nhật. Ngay từ năm 1872, triều đình Nhật đã cử Hữu đại thần Iwakura Tomoni, 47 tuổi với cương vị Đại sứ dẫn đầu một phái đoàn gồm 48 người và 54 LHS đi thăm 12 nước Châu Mỹ, Châu Âu trong 01 năm 10 tháng (nước ở lâu nhất là Mỹ – 205 ngày và ít nhất là Đan Mạch – 5 ngày). Sau cuộc khảo sát nói trên, từ sứ giả, họ đã trở thành học giả và cuối cùng trở thành nhà chính trị và góp phần xây dựng sự nghiệp CNH&HĐH đất nước này.

Số sinh viên được cử ra nước ngồi tăng vọt. Năm 1873 có 373 sinh viên Nhật đi du học ở các nước phương Tây. Hai nước có nhiều sinh viên Nhật du học nhất là Hoa Kỳ và Anh Quốc. Nhà nước đặc biệt quan tâm và giúp đỡ LHS đang học tập tại nước ngoài bằng các chính sách hỗ trợ về kinh phí và

tinh thần để LHS luôn yên tâm trong học tập, không lo lắng về tương lai sau khi tốt nghiệp. Một trong những chính sách của Nhật Bản đã đạt được thành tựu to lớn là những người tốt nghiệp nước ngoài về nước làm việc cùng với chuyên gia nước ngồi được Chính phủ trả ngang với chun gia nước ngồi. Như vậy, họ có lương ngang với lương của Bộ trưởng trong Chính phủ. Thành cơng của người Nhật là tập hợp được những người có tài năng và nhiệt huyết vào ban lãnh đạo. Sự kết hợp tài tình giữa những người trong chính quyền và ngồi chính quyền. Trong khi làm việc, họ đã chuẩn bị người kế tiếp sự nghiệp của mình, đó là những LHS được đào tạo từ nước ngoài và là những người then chốt trong cuộc cách tân Nhật Bản. Nhờ biết đầu tư vào chiến lược con người đã giúp Nhật Bản trở thành một đất nước cường quốc về kinh tế không chỉ ở Châu á mà còn trên khắp thế giới.

Tiểu kết chương 2

Từ những kết quả khái quát của chương 2, trong đó bao gồm giới thiệu các chương trình học bổng du học theo ngân sách nhà nước như: Đề án phối hợp đào tạo; Chuyển tiếp sinh; Học bổng dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học; Học bổng dành cho sinh viên xuất sắc và sinh viên thuộc diện ưu tiên; Học bổng cho sinh viên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Pháp – Việt (PFIEV); Học bổng bán phần và tổng quan du học tự túc.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nói đến tình trạng quản lý lưu học sinh ở nước ngoài hiện nay như:

Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh;

Xây dựng và ban hành chính sách quản lý lưu học sinh;

Tổ chức chỉ đạo triển khia các chính sách quản lý lưu học sinh; Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh;

Xây dựng hệ thống thông tin lưu học sinh

Những yếu tố tác động và điều kiện cho việc quản lý công tác lưu học sinh để thấy rõ việc triển khai cơ chế, chính sách các văn bản quy định của Nhà nước về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN. Đánh giá chung về những ưu điểm mà cơ quan chủ quản Cục Đào tạo với nước ngoài đang làm tốt vai trị của mình trong việc quản lý lưu học sinh và những khó khăn mà đội ngũ quản lý lưu học sinh đang gặp phải.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Các biện pháp đưa ra trong những thời điểm nhất định sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì vậy, việc xây dựng và thiết lập các biện pháp cần được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý thực hiện trong thời điểm hiện tại để phù hợp với thực tế song vẫn cần phải đảm bảo tính kế thừa. Các biện pháp trước đây cũng đều mang tính kiểm chứng cao và có hoạt động thực tiễn. Vì vậy, dù bất cứ áp dụng biện pháp mới nào cũng cần chọn lọc các biện pháp có hiệu quả để đảm bảo kết hợp một cách hài hòa giữa các biện pháp trước đây với các

biện pháp mới

3.1.2. Đảm bảo tính bến vững

Các biện pháp quản lý giáo dục phải đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững để đảm bảo các biện pháp quản lý luôn gắn liền với các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo cho quá trình quản lý chặt chẽ

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính hiệu quả để nhằm giải quyết được các nguyên nhân tồn tại để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, cải tạo nhằm nâng cao chất lượng của các biện pháp quản lý

3.1.4. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đưa ra phải trên cơ sở đã được kiểm chứng khoa học, thực nghiệm thực tế. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý. Quản lý đảm bảo tính khoa học thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý. Kế hoạch thể hiện chiến lược, sách lược phát

triển và thực hiện bằng hành động. Nó định rõ các mục tiêu cần đạt và cả các biện pháp thực hiện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chủ thể và khách thể quản lý, giảm bớt độ bất định trong QL và tạo khả năng thực hiện công việc

một cách kinh tế. Quản lý khơng khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ rất hạn chế

3.2. Các biện pháp quản lý lưu học sinh ở nước ngoài

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Cơng tác tổ chức có vai trị tạo ra mơi trường điều chỉnh các quan hệ và cơ chế hoạt động của các tác nhân trên “ sân chơi”. Từ phân tích hiện trạng tổ chức bộ máy hiện nay, chúng ta thấy rằng trước đây chưa có sơ quan làm đầu mối thống nhất cho cơng tác quản lý đào tạo nhân lực trình độ cao.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơng tác này liên quan đến nhiều đơn vị chức năng trong Bộ, như Vụ Kế hoạch tài chính, Phịng Kế tốn – Văn phòng Bộ, Vụ Giáo dục đại học, Vụ Hợp tác Quốc tế, Ban Điều hành các Đề án Đào tạo ở nước ngồi. Vì vậy, để thống nhất tổ chức quản lý cơng tác đào tạo ngồi nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Đào tạo với nước ngoài. Đây là cơ quan mới thành lập, vừa có quyết định phê duyết chức năng nhiệm vụ và cơ cấu gồm có các phịng ban và trung tâm trực thuộc bao gồm: Văn phòng Cục, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phịng Lưu học sinh, Phòng Quản lý Đề án, Phòng phát triển giáo dục quốc tế, Trung tâm tư vấn Giáo dục Quốc tế, Trung tâm Sinh viên Quốc tế, Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài, Phân viện Puskin. Tuy nhiên việc quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể chưa được thực hiện. Do tầm quan trọng của công tác tổ chức, xin kiến nghị một số biện pháp cải tiến như sau:

- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và cơ quan trực thuộc trong đó có bộ phận chun trách quản lý tài chính.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

- Rà sốt lại tồn bộ cơ chế và bộ máy tổ chức đang làm các nhiệm vụ có liên quan đến cơng tác quản lý lưu học sinh.

- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn cử cán bộ chuyên trách về quản lý lưu học sinh cho từng nước.

- Xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, đơn vị chức năng của Cục Đào tạo với nước ngồi, trong đó xây dựng chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý lưu học sinh như sau:

Phòng Quản lý lưu học sinh giúp Cục trưởng về phương hướng, xây dựng kế hoạch, biện pháp, quy chế quản lý lưu học sinh, thực hiện các quyết định liên quan đến quản lý lưu học sinh và tổ chức thực hiện công tác quản lý lưu học sinh như quản lý công tác tuyển chọn lưu học sinh, công tác lựa chọn quốc gia và cơ sở đào tạo cho lưu học sinh, cơng tác cấp phát kinh phí cũng như hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, chính trị cho lưu học sinh trước khi gửi đi nước ngồi. Bên cạnh đó, phịng quản lý lưu học sinh còn phải thực hiện các hoạt động quản lý tình hình học tập của lưu học sinh ở nước ngoài, kế hoạch hoạt động điều chỉnh kế hoạch hàng năm về đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài cũng như quản lý hoạt động tiếp nhận và bố trí nới làm việc cho lưu học sinh sau khi tốt nghiệp.

3.2.1.3. Cách tiến hành

a) Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, các quy định, hướng dẫn thực hiện

- Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng và ban hành các văn bản, quy chế, quy trình thực hiện về cơng tác quản lý lưu học sinh, quy trình phối hợp giữa phòng Lưu học sinh với các phòng khác như Phòng Kế hoạch – tài chính, Phịng quản lý Đề án, Phịng phát triển Giáo dục quốc tế và các phịng ban khác; Quy trình tuyển sinh, cấp phát kinh phí, chuyển trả lưu học sinh.

- Hướng dẫn, giám sát, đơn đơc các phịng chức năng của Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện nghiêm túc, đúng quy định liên quan đến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)