MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ
3.3.1. Nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động trong Công ty cổ phần Giấy Việt Trì
Công tác tạo động lực tác động một cách sâu sắc tới tinh thần, thái độ, trách nhiệm của người lao động, Công ty đã công tác tạo động lực được triển khai khá vững mạnh và hiệu quả, để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của Công ty, Công ty vẫn cần hoàn thiện hơn nữa hiệu quả của Công tác này, dưới đây em xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện hiệu quả của công tác tạo động lực trong Công ty:
3.3.1. Nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động trong Công ty cổ phần Giấy Việt Trì phần Giấy Việt Trì
Để nâng cao, trình độ kỹ năng cho người lao động cần thực hiện việc nâng cao các yếu tố sau:
Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Giấy Việt Trì .
Khi cán bộ công nhân viên nhận thức được vấn đề của chất lượng và quản lý chất lượng theo một quá trình, từ sự kết hợp nhiều khâu, nhiều bộ phận và đặc biệt là vai trò của người lao động đối với chính sản phẩm mà họ làm ra thì vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng cho cán bộ công nhân viên là vấn đề trọng yếu.
Đôi khi vẫn còn một số sai lầm tai hại trong việc chất lượng sản phẩm kém lại đổ lỗi cho công nhân, cho rằng “Chất lượng là lương tâm, trách nhiệm của người công nhân sản xuất, chất lượng là nhiệm vụ của KCS”, công nhân KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) chỉ chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất trực tiếp. Những người làm công tác KCS chỉ có quyền loại bỏ các khuyết tật mà bất lực trước những sai xót về thiết kế, thẩm định, kế toán và nghiên cứu thị trường… Bộ phận chất lượng có vai trò của nó, nó phải đi đầu trong những cố gắng nhằm gợi lên thái độ tích cực đối với việc cải tiến chất lượng. Nhưng bộ phận chất lượng không thể làm thay công việc của tất cả mọi người, của tất cả các đơn vị chức năng trong tổ chức. Do đó khi nói đến chất lượng là hầu hết cán bộ công nhân viên Công ty cho rằng đó là chất lượng sản phẩm cuối cùng mà không hiểu được chất lượng là cả một quá trình bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất tiêu thụ và dịch vụ sau bán… Chất lượng được tạo ra từ sự tự giác, từ tinh thần trách nhiệm của mọi người. Do vậy cần khẳng định được tình hình này trong ý thức của mọi
người tại mọi khâu, đừng ỷ lại trách nhiệm bộ phận nào đó, cần phải giảng giải và nhờ chuyên gia chất lượng về huấn luyện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Chất lượng không được tạo dựng từ sự kiểm tra, chất lượng chỉ nhằm phân loại sàng lọc sản phẩm; chất lượng cần nhập thân vào sản phẩm ngay từ giai đoạn nghiên cứu thiết kế, phát hiện khuyết tật tại phân xưởng, nó là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau, là sự tham gia của mọi người vào mục tiêu của tổ chức. Đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi bộ phận trong Công ty từ Giám đốc đến cán bộ quản lý.
Chất lượng trở thành nhân tố cơ bản quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hưng vong của Công ty nói riêng hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Xây dựng phong trào chất lượng trong đó con người là trung tâm của sự phát triển, việc cải tiến cần phải phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng, đào tạo nhằm làm cho mọi người trở nên có đủ năng lực, trình độ để thực hiện thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000.
Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, Công ty nên mở các lớp học chuyên đề về chất lượng, mời chuyên gia tư vấn hoăc cử cán bộ am hiểu về chất lượng giảng dạy cho đội ngũ này, phát động phong trào thi đua lập thành tích nâng cao chất lượng đối với người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, tổ chức các đợt kiểm tra, phỏng vấn về chất lượng đối với cán bộ công nhân viên, đánh giá nhận thức của họ về kiến thức chất lượng, từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời những nhận thức, quan điểm sai làm của thành viên.
Tăng cường công tác chuyên môn và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên:
Đào tạo và phát triển là điều kiện tiên quyết để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh, là một nhân tố quan trọng để Công ty nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Công tác đào tạo cần phải xác định được nhu cầu đào tạo của lao động trong Công ty, dựa trên tâm tư nguyện vọng, dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của lao động để xác định đối tượng nào
lãng phí năng lực của lao động. Công ty căn cứ vào bản mô tả công việc sẽ cho biết cần đào tạo kỹ năng gì, hình thức đào tạo phù hợp khả thi ít tốn kém, phân tích cơ cấu lao động của Công ty, trình độ thâm niên công tác từ đó xác định rõ đối tượng đào tạo và nhu cầu đào tạo, sau mỗi quá trình đào tạo phải đánh giá kết quả đào tạo, bằng thực tế dựa trên năng suất lao động, trình độ lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó rút kinh nghiệm và đề ra hướng đào tạo mới cho phù hợp. Công ty còn hạn chế trong việc xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp sao cho ít tốn kém, đem lại hiệu quả cao.
Nâng cao thái độ làm việc hợp tác lao động trong Công ty
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thiện công tác tạo động lực tức là ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các phòng ban, giữa các cá nhân trong toàn Công ty, để họ gắn kết với nhau, thấy tập thể làm việc như gia đình họ, để họ tập trung phấn đấu phát huy năng lực cống hiến của mình cho sự phát triển chung của Công ty.
Thực hiện hợp tác trong nội bộ Công ty (hợp tác giữa Công ty, giữa các phòng ban với các xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc Công ty) hoạt động theo cơ chế thống nhất. Quan hệ giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty là mối quan hệ phụ thuộc kinh tế nhưng hợp tác, hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ dưới sự điều hành thống nhất của Ban Giám đốc Công ty. Mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban là quan hệ hợp tác đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ độc lập của từng phòng.
Hợp tác lao động được thể hiện qua năng lực làm việc của xí nghiệp, phòng ban trong Công ty. Hợp tác lao động dựa trên sự phân công lao động, vì vậy phân công lao động có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác lao động. Để khắc phục những hạn chế về hợp tác lao động chưa chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa các khâu cần thực hiện hợp tác lao động như sau:
- Phân công rõ nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban đối với công việc chung trong Công ty, hơn nữa càn quy định rõ mối quan hệ giữa các phòng ban và việc phối hợp sử dụng các tài liệu của nhau, đặc biêt cần đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng Kinh doanh - Vật tư nguyên liệu, bộ phận KCS để quản lý tỷ lệ sản
- Kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân, xí nghiệp nào vi phạm quy định hợp tác lao động, đồng thời giáo dục tinh thần, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đối với công việc của mình cũng như công việc chung của Công ty.