6 Chi nữ CBCNV sinh con 250.000đ/ ngườ
2.3.2. Đánh giá thực trạng tạo động lực cho lao động tại công ty
Những năm vừa qua, công tác tạo động lực cho lao động của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thành công này, việc tạo động lực cho lao động trong công ty vẫn tồn tại những hạn chế và yếu kém do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Trình độ quản lý còn chưa cao, nội quy lao động của công ty chưa thực sự là vũ khí để các nhà quản lý khai thác, do vậy dẫn đến công tác quản lý chưa hiệu quả, công nhân vận hành thiết bị nhiều khi không theo quy trình, quy phạm làm ảnh hưởng và thiết hại lớn đến quá trình sản xuất.
Việc sắp xếp phân công công việc chưa tận dụng hết nhân lực của công ty, dẫn đến lãng phí lao động. Có khoảng gần 20% công nhân chưa được bố trí công việc phù hợp và nhiều công nhân vẫn chưa được sử dụng hết sức lao động của mình. Do vậy cần có giải pháp cho việc phân công lao động một cách hợp lý để vừa bố trí sử dụng lao động hợp lý, vừa tạo điều kiện cho mọi người phát huy năng lực làm việc tích cực vì mục tiêu chung của tổ chức.
Một số nội dung trong tiến hành công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty vẫn còn mang tính hình thức: Quy trình, thủ tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng thành văn bản nhưng chưa rõ ràng, việc thực hiện ở một số khâu vẫn lơi lỏng, làm giảm tác dụng của đào tạo các mục tiêu tổng thể của công ty.
Nhận thức về chất lượng của người lao động chưa được toàn diện, đôi khi còn có một số quan niệm sai lầm về chất lượng, một số vẫn có thái độ chống đối khi làm việc trong bộ phận công nhân. Mặt khác những cán bộ lãnh đạo lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc song lại hạn chế về trình độ tin học và ngoại ngữ, gây khó khăn cho việc tiếp cận các tài liệu quốc tế và các thông tin truy cập bằng tiếng Anh, cần thực hiện hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về kiến thức chất lượng và trình độ ngoại ngữ, tin học.
Nguyên nhân
Việc phối hợp giữa các cán bộ quản lý phân xưởng và công nhân chưa chặt chẽ nhịp nhàng, đào tạo tay nghề và nâng cao ý thức trong công nhân chưa được làm thường xuyên liên tục, hiệu quả còn chưa cao.
Những lao động trẻ mới vào công tác, chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn chưa cao, số lao động già lịch sử đào tạo đã lâu đã có nhiều thay đổi mà chưa được cập nhật.
Do thói quen làm việc của công nhân đã được định hình từ trước nên việc thay đổi đòi hỏi tuân thủ theo yêu cầu của hệ thống mới đòi hỏi phải có thời gian để định hình, cần phải giải thích, tìm cách thức lôi cuốn họ ham học hỏi và chấp hành các yêu cầu của hệ thống.
Do đặc điểm của ngành luôn luôn có sự đổi mới nâng cao kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, đòi hỏi nhân lực luôn phải trau dồi kiến thức, nâng cao kiến thức hiện tại để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiến kịp với những công nghệ sản xuất giấy hiện đại đang phát triển mạnh, điều này gây khó khăn trong việc phải luôn xác định được rõ nhu cầu đào tạo, đối tượng cần được đào tạo và có hệ thống đào tạo thích hợp để đáp ứng kịp thời.
Do đặc điểm về sản phẩm của ngành đó là hoạt động sản xuất sản phẩm do nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động khác nhau diễn ra trên cùng một mặt bằng và không gian khá rộng lớn, do vậy khó kiểm soát, khó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung về việc phân công lao động, bố trí và sử dụng lao động.
Qua việc phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác quản trị nhân lực cần phải đưa ra giải pháp để khắc phục những tồn tại và phát triển hơn nữa những mặt đạt được cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty. Dưới đây là một số giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh hoạt động tạo động lực cho lao động tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì.
CHƯƠNG 3: