THCS chất lƣơ ̣ng cao
1.5.1. Các yếu tố về kinh tế – xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ĐNGV, các yếu tố tác động đến ĐNGV như:
- Chỉ số GDP không những phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân.
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương hay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn lực con người cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào.
- Dân số và số dân trong độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và phát triển ĐNGV. Những khía cạnh cần quan tâm của dân số là: tổng số dân, tỉ lệ tăng dân số, kết cấu và sự thay đổi dân số về giới tính, độ tuổi, tuổi thọ, tỉ lệ sinh, chuyển dịch dân số giữa các vùng, nghề nghiệp,...
- Sự phát triển của CNTT , khoa học cơng nghệ ảnh h ưởng đến q trình dạy học, quá trình giáo dục. Thời gian học trong nhà trường của HS là hữu hạn thì những tri thức khoa học vừa đổi mới, vừa tăng đột biến, đòi hỏi mỗi HS phải biết tự học. Mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học lúc này là hình thành ở HS năng lực tự học, phương pháp tư duy, biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. GV phải giáo dục HS về tâm hồn, về đạo lý, phải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người”. GV phải giáo dục nhân cách học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên khơng có máy móc nào hiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người. Vì vậy, cho dù CNTT dù có phát triển thế nào đi nữa thì cũng khơng thể phủ nhận vai trị của người thầy. GV khơng thể chỉ đóng vai trị trùn đạt tri thức, mà đồng thời phải có khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử của HS, đảm bảo cho HS làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó.
1.5.2. Các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
Những nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT tác động trực tiếp đến phát triển ĐNGV THCS như đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá. Vấn đề cốt tử của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là chuyển từ xây dựng chương trình theo cách tiếp cận nội dung sang chương trình hướng đến hình thành năng lực. Chương trình theo cách tiếp cận nội dung thì dạy cho HS biết cái gì, cịn chương trình hướng đến năng lực cho HS là HS làm được gì trên cơ sở các em biết. Với cách tiếp cận như vậy nó sẽ chi phối các yếu tố của chương trình như mục tiêu - tức là dạy để làm gì; nội dung dạy học - tức dạy cái gì; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - tức là học bằng cách nào; và cuối cùng là thi, kiểm tra, đánh giá. Năng lực cần hình thành cho người học là năng lực Tự học, năng lực Giải quyết vấn đề, năng lực Sáng tạo, năng lực QL, năng lực Giao tiếp, năng lực Hợp tác, năng lực Sử dụng CNTT, năng lực Sử dụng ngôn ngữ, năng lực Tính tốn. Người thầy khơng phải chỉ truyền dạy những điều gì mình có, mà phải là người truyền đam mê và khơi gợi sự sáng tạo của HS. Thầy giáo không phải là người áp đặt tư duy mà là người luôn phát huy dân chủ, là người “bạn lớn”, bình đẳng, “bạn đồng hành” cùng HS trong q trình đi tìm chân lí; là một nhà tâm lí giáo dục, ln tác động vào để kích thích những yếu tố bên trong, sự tự tin, độc
lập và bản lĩnh của người học phát triển. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, nếu người thầy không đổi mới phương pháp giảng dạy thì chương trình dù có hay đến mấy thì học sinh vẫn khơng phát triển được năng lực. Do đó, muốn đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục thì phải địi hỏi người GV khơng chỉ có kiến thức tổng hợp, kỹ năng, phương pháp giảng dạy, mà cịn phải có nhân cách tốt.
1.5.3. Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng cao
Các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học,… của nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV trên tất cả các mặt , đặc biệt là trong việc: tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho ĐNGV.
Môi trường làm việc có vai trị quyết định một phần đến việc phát triển ĐNGV, nó bao gồm mơi trường trí ṭ, môi trường vật chất, môi trường tâm lý và môi trường xã hội. Thương hiệu của Nhà trường càng được khẳng định thì càng thu hút được ĐNGV có trình độ chun mơn cao và cơng tác phát triển ĐNGV cũng thuận lợi hơn. Người GV sẽ có động lực nếu làm việc trong một cơ sở giáo dục CLC có điều kiện vật chất tốt, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại , đồng bô ̣ sẽ tạo cảm giác thoải mái trong trong công viê ̣c . Năng lực, nhâ ̣n thức của HS cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới phát triển ĐNGV.
Văn hóa tổ chức tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu khơng khí làm việc trong trường chân thành , thân ái , tất cả vì học sinh , nội bộ đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường , Văn hoá nhà trường đang triển khai xây dựng là tổ chức biết học hỏi , thân thiện, lề lối công tác chuyên nghiệp, trách nhiệm, tiếp cận theo hướng văn hoá chất lượng, hiệu quả, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt CLC.
1.5.4. Các yếu tố về chính sách và cơ chế quản lý trường THCS chất lượng cao
Các yếu tố về chính sách ảnh hưởng rất lớn đến ĐNGV trên tất cả các mặt số lượng, cơ cấu và chất lượng, cụ thể là:
- Việc thay đổi các chính sách đãi ngộ đối với GV, sinh viên sư phạm như: miễn học phí cho sinh viên sư phạm; tăng lương, tăng phụ cấp đứng lớp với trường CLC, phụ cấp thâm niên cho GV, chính sách ưu đãi vùng miền,... ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV.
- Chính sách về đào tạo , bồi dưỡng trong các trường Cao đẳng , Đại học, trường THCS ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV.
- Xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV như trình độ ngoại ngữ, tin học..., liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV.
- Các yếu tố QL: cơ chế QL, phân cấp QL, cơng tác kế hoạch hố giáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD,... ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV của trường THCS CLC.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các trườ ng THCS, THCS CLC, trong đó có vấn đề thu hút lực lượng GV có trình độ chun mơn cao. Hiện tượng GV chuyển từ trường này sang trường khác, về các Ban ngành khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc xây dựng phát triển ĐNGV.
- Với nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng lên cùng với mức lương, thu nhâ ̣p da ̣y thêm như hiện nay, thì thu nhập của GV đă ̣c biê ̣t là GV ở trường CLC còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đời sống của một bộ phận nhà giáo vẫn cịn khơng ít khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV của trường THCS CLC.
Tiểu kết chƣơng 1
Đội ngũ GV trong các nhà trường đóng vai trị quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhà trường. Do vậy, CBQL cần phải nghiên cứu và vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để phát triển đội ngũ GV “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay.
Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan như GV, đội ngũ GV, phát triển, phát triển đội ngũ GV, QLGD; phân tích cơ sở lý luâ ̣n phát triển đô ̣i ngũ GV theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời nêu những nội dung chủ yếu , các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV. Thơng qua đó, làm cơ sở phân tích thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ GV trường THCS CLC Hải Hậu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Đi ̣nh.
CHƢƠNG 2
THƢ̣C TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS CHẤT LƢỢNG CAO HẢI HẬU, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát tình hình kinh tế , xã hội , văn hoá , giáo dục huyê ̣n Hải Hâ ̣u, tỉnh Nam Định
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía đơng nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định hơn 35 km về phía Nam tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đơng. Phía đơng bắc giáp huyện Giao Thủy (Nam Định), phía bắc giáp huyện Xuân Trường (Nam Định), phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh (Nam Định), phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), phía đơng và đơng nam giáp biển Đơng. Hụn có diện tích 226 km2. Tồn bộ diện tích hụn Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển. Hải Hậu có đất đai màu mỡ, có hệ thống sơng ngịi dày đặc cung cấp nước cho đồng ruộng, có hệ thống nước ngầm sạch với trữ lượng lớn cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân, có khí hậu thuỷ văn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp. Huyện có 32 xã và 3 thị trấn.
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số hiê ̣n nay là 294.216 người, mật độ dân số là 1301 người/1km2, là huyện có mật độ dân số đứng thứ sáu trong tỉnh, dân số trong độ tuổi lao động là 148.519 người, chiếm 50,48 % dân số.
Về nguồn nhân lực, Hải Hậu là huyện có dân số và nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên số lao động thiếu việc làm vẫn còn nhiều. Trong tổng số lao động, tỷ lệ nam thấp hơn so với nữ.
Trong cơ cấu lao động xã hội ở Hải Hậu, lao động nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ lớn: 68,7% (năm 2016). Huyện có tỷ lệ cư dân thị trấn thấp so với khu vực nơng thơn và do đó việc chuyển dịch cơ cấu lao động là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Dân cư Hải Hậu có trình độ học vấn cao hơn một số địa phương khác. Trình độ học vấn của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với bình
qn chung của cả nước. Người dân Hải Hậu có truyền thống hiếu học, trong những năm gần đây số sinh viên nhập học các trường đại học chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình quân trong cả nước. (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hải Hậu)
2.1.3. Kinh tế – văn hóa xã hội
Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với trồng lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; bên cạnh đó huyện trú trọng tới việc phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất muối; huyện cũng rất trú trọng tới việc phát triển tiểu thủ công nghiệp (như phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất bánh kẹo, các làng nghề sản xuất đồ gỗ); các ngành công nghiệp cũng được trú trọng phát triển như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp may mặc; các hoạt động dịch vụ, lưu thơng hàng hố phát triển, số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Nhìn chung kinh tế của huyện nhà giữ ổn định và phát triển; đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ tḥt, các mơ hình khuyến nơng, khuyến ngư vào sản xuất. Cơ cấu sản xuất ngành nơng nghiệp - thuỷ sản có sự chuyển dịch tích cực. Duy trì và mở rộng các nghề truyền thống.
An ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động văn hố - thơng tin, thể dục thể thao, y tế cơ sở tiếp tục phát triển phong phú, rộng khắp và chất lượng ngày càng được nâng cao. Huyện triển khai kiên quyết, đồng bộ các biện pháp thực hiện chỉ tiêu dân số - kế hoạch hố gia đình; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,28%.
Với những thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân Huyện Hải Hậu đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng: Anh hùng Lực lượng vũ trang (năm 1978), Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000), Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới (năm 2004). Từ năm 1978 đến nay, 37 năm liền Hải Hậu là điển hình tồn quốc về văn hố cấp hụn của cả nước, năm 2011 đươ ̣c nhận cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính Phủ , nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập huyện (1888-2013) huyện vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất , là 1 trong 5 huyện điểm của cả nước đạt nông thôn mới năm 2015.
2.1.4. Giáo dục và đào tạo
- Giáo dục Mầm non: Quy mô trường lớp ổn định, lớp học tập trung ở các điểm trường. Tồn hụn có 153 nhóm trẻ, với tổng số trẻ đến trường 3.912 cháu; 100% các trường nuôi ăn bán trú; 100% trường xây dựng được môi trường học tập trong và ngoài lớp học cho trẻ; được Bộ giáo dục đào tạo công nhận Chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Có 35/35 trường đa ̣t chuẩn quốc gia.
- Giáo dục Tiểu học: Tồn hụn có 40 trường với 640 lớp, 20.289 học sinh; học sinh 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100% kế hoạch, khơng có học sinh bỏ học. Có 35/35 xã, thị trấn đạt Phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, toàn huyện được công nhận phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ II. Có 40/40 trường đa ̣t ch̉n q́c gia.
- Giáo dục THCS: Tồn huyện có 39 trường, 419 lớp với 14.564 HS, huy động được 100% HS hồn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,06%, tỉ lệ học sinh dự thi vào THPT 75,9%; Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh đạt giải nhất toàn đoàn. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 37/39 trường, số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia của huyện Hải Hậu xếp thứ 01 toàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục công nhận: “Dẫn đầu phong trào thi đua cấp THCS toàn tỉnh”.
- Giáo dục THPT và Giáo dục thường xun: Tồn hụn có 8 trường THPT và 2 Trung tâm GDTX với 9.200 HS. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 các loại hình: cơng lập, dân lập và GDTX đạt 80%. Giáo dục THPT và Giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc các quy chế chun mơn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, chú trọng chất lượng thi đại học. Phân chọn lớp theo đúng năng lực của HS, tư vấn HS chọn trường, chọn nghề theo đúng khả năng, lực học. Các Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức và hoạt động có hiệu quả.
- Tồn hụn có 34/35 xã, thị trấn cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia, cấp THPT có 4/8 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về cơ sở vật chất, hiện nay 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, kiên cố đảm bảo đủ chỗ ngồi cho HS. 100% các trường đã kết nối Internet và cung cấp đầy đủ nhu cầu sách giáo khoa cho HS, sách tham khảo cho GV.