3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng THCS chất lƣơ ̣ng
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống cho ĐNGV
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Cơ sở cho hành động đúng là nhận thức đúng. Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng là giúp cho ĐNGV có nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương và chính sách về GD&ĐT, về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, về xu thế phát triển của xã hội và giáo dục, về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo. Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống cho ĐNGV là phát huy truyền thống đạo đức cao đẹp của nhà giáo. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức để GV thấy rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thường xuyên, xác định việc học tập là nhiệm vụ suốt đời. Đây là một công việc vơ cùng cần thiết, có tác động chi phối đến mọi hành động của ĐNGV.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Công tác bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho ĐNGV cần tập trung vào những nội dung sau đây:
Thứ nhất là, bồi dưỡng lý luận Mác–Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối quan điểm giáo dục của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương.
Thứ hai là, bồi dưỡng nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ĐNGV đối
với sự nghiệp GD&ĐT, về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng trong phát triển năng lực của GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Thứ ba là, bồi dưỡng lý tưởng cho ĐNGV. Lý tưởng của người GV thể hiện
lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, yêu nghề, thương u HS, hết lịng vì sự nghiệp giáo dục. GV phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm một nhà giáo – một công dân với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng. Nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thái độ lao động nghiêm túc và tinh thần tự chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục. Trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp, hết lòng phục
vụ nhân dân và HS. Có ý thức đổi mới, sáng tạo trong dạy học; say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc trong lao động sư phạm. Rèn luyện bản lĩnh và lối sống trong sáng của nhà giáo trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ. Có tinh thần đấu tranh, thái độ cương quyết đối với những hành vi xấu như chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân cách và thân thể HS, hoặc cố kiếm tiền bằng mọi hình thức, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của đồng nghiệp, mất lịng tin của xã hội.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
Để thực hiện những nội dung trên, cần đẩy mạnh cơng tác tun trùn về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo hiện nay.
Thứ nhất là, tổ chức tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, kịp thời các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành về giáo dục, các quy định của ngành, của địa phương về nội dung cũng như cách thức triển khai các văn bản chỉ đạo, cụ thể là:
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
Trong điều kiện đất nước hội nhập, kinh tế thị trường phát triển, có cả những tác động tích cực và tiêu cực thì Quy định về đạo đức nhà giáo có thể coi là khn mẫu để giáo viên soi xét. Hàng năm, nhà trường phải tổ chức Hội nghị toàn cơ quan để tổng kết việc thực hiện những quy định của đạo đức nhà giáo, từ đó ĐNGV sẽ tự hồn thiện mình, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường giáo dục trong nhà trường, coi trọng kỉ cương, nền nếp, các phong trào thi đua, có nhận thức đúng đắn về việc đánh giá GV theo chuẩn.
- Một số Thông tư khác của Bộ GD&ĐT như: Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp GV trung học); Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học; Thơng tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT. Các văn bản này giúp cho GV hiểu rõ quy định về phân công lao động trong nhà trường, các nội dung đánh giá GV theo chuẩn để GV làm căn cứ phấn đấu, quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của GV, cách đánh giá xếp loại học sinh.
- Các văn bản của Chính phủ như: Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009; Nghị quyết 29 của BCH Trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Các văn bản này giúp GV nắm rõ mục tiêu giáo dục, tính chất, nguyên lý giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục; chương trình giáo dục; vai trò, trách nhiệm, quyền của nhà giáo và CBQL giáo dục; nội dung cốt lõi của các giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Các văn bản của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT về chủ trương giáo dục:
+ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 25/7/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2011 của Ban thường vụ tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đồng đều trong giáo dục phổ thông và xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo CLC; Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Nam Định ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đào tạo CLC tỉnh Nam Định. Các Nghị quyết và Quyết định này đóng vai trị như kim chỉ nam cho các trường CLC của tỉnh. Nhà trường cần phổ biến cho ĐNGV nắm được nội dung của Quyết định này để GV xác định nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch cá nhân để hồn thành nhiệm vụ.
+ Cơng văn số 903/SGDĐT-TCCB ngày 17/8/2012, số 643/SGDĐT-TCCB ngày 5/6/2013, số 497/SGDĐT-TCCB ngày 19/5/2015 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện điều chuyển CBQL và giáo viên với mục đích nâng cao chất lượng đồng đều, rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa các trường trong toàn tỉnh. Nhà trường cần quán triệt nội dung các công văn này nhằm xác định cho GV tư tưởng phấn đấu, nỗ lực hết mình, tránh hiện tượng bảo thủ, trì trệ của một bộ phận CBQL, GV.
Việc tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chủ trương về giáo dục góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh nhận thức của ĐNGV về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo.
Thứ hai là, bố trí GV đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ lý ḷn chính trị.
Đảng ta luôn lấy Chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Nghĩa là, xác định cơng tác giáo dục lý ḷn chính trị là bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng. Do vậy, bằng nhiều chỉ thị,
Nghị quyết về lĩnh vực trọng yếu này, như văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả công tác tư tưởng… Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý ḷn chính trị, giáo dục cơng dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ chính trị” [9, tr. 256–257]. Nghị quyết Đa ̣i hô ̣i XII của Đảng cũng nêu “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”.
Trong điều kiện hiện nay, GV được nhà trường bố trí vừa đi học nâng cao trình độ chính trị, vừa đi làm. Do đó, trước tiên, nhà trường ưu tiên bố trí đội ngũ GV cốt cán và trong diện quy hoạch cán bộ đi học Trung cấp chính trị nhằm trang bị cho họ bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ năng lực quản lý, kỹ năng và nghiệp vụ, họ sẽ đóng vai trị là đội ngũ nịng cột, tinh nḥ trong việc tổ chức thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.
Thứ ba là, đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Trong quá trình hội nhập sâu rộng về kinh tế và giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bên cạnh những cơ hội là thách thức về tư tưởng văn hóa ngoại du nhập vào nước ta làm xói mịn văn hóa trùn thống. Thực tế cuộc sống đã và đang xảy ra tình trạng một bộ phận cán bộ đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, tác động trái chiều của nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận GV và CBQL thiếu gương mẫu trong việc tự học, tự nghiên cứu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cịn rất hạn chế. Vì vậy, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
Quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Huyê ̣n ủy , của Phòng GD &ĐT, nhà trường xây dựng kế hoạch học tập, gắn kết các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” với
các phong trào thi đua của ngành, trọng tâm là phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục, đáp ứng “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Việc học tập gắn liền với việc bồi dưỡng những phẩm chất nghề nghiệp của GV như tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ và ý thức tổ chức kỷ luật.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiê ̣u nhà trường phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho ĐNGV. Phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng năm, có thể tổ chức buổi học tập riêng hoặc tổ chức lồng ghép với các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, các buổi họp hội đồng, hàng tháng hoặc họp GVCN hàng tuần. Cuối học kì, cuối năm học tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện.
Thời gian triển khai: Việc triển khai các buổi học tập các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước tập trung vào đầu năm học. Các Thông tư, Quyết định của ngành triển khai định kỳ hàng tháng.
Hình thức tổ chức: Học tập trung hoặc tự học. Báo cáo viên có thể mời chuyên gia, hoặc Ban giám hiệu, hoặc thông báo số hiệu văn bản để GV truy cập mạng Internet và tìm hiểu nội dung. Do vậy, cấp ủy phải thường xuyên có mối liên lạc với ban tuyên giáo huyê ̣n ủy để phối hợp trong công tác tuyên truyền. Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật các văn bản, chỉ thị của Bộ, ngành để quán triệt tới ĐNGV, cần đầu tư trang thiết bị vi tính, mạng internet để GV có thể thường xuyên cập nhật thông tin.
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV trung học ở mức độ cao
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV nhằm tạo ra ĐNGV có chun mơn vững vàng, tinh thơng về nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho chính việc giảng dạy, giáo dục của GV và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đào tạo CLC góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2022:
+ 100% GV có trình độ đào tạo trên chuẩn.
+ 100% GV xếp loại Xuất sắc và Khá theo Quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV”, trong đó loại xuất sắc chiếm 90% trở lên.
+ 100% GV sử dụng thành thạo Tin học, thiết bị dạy học.
+ Các GV dạy các môn KHTN Tốn, Lý, Hóa, Sinh, mỗi mơn có ít nhất 01 GV dạy được bằng tiếng Anh
+ Mỗi bộ môn xây dựng được ít nhất 3 GV giỏi đảm nhiệm công tác mũi nhọn của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Theo nội dung đánh giá Chuẩn GV trung ho ̣c c ơ sở, có nhiều nội dung của các tiêu chuẩn cần phải bồi dưỡng cho ĐNGV (Năng lực tìm hiểu đối tươ ̣ng và môi trường giáo dục, Năng lực dạy học, Năng lực giáo dục, Năng lực hoạt động chính trị - xã hội, Năng lực phát triển nghề nghiệp). Song, từ thực trạng của ĐNGV đã nêu trong chương 2, nhà trường cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Bồi dưỡng năng lực dạy học:
+ Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học.
+ Năng lực vận dụng các phương pháp dạy học hiê ̣u quả nhằm phát huy phẩm chất và năng lực người học.
+ Năng lực sử dụng phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c ; năng lực sử dụng Ngoại ngữ trong dạy học.
+ Năng lực xây dựng môi trường học tập.
+ Năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Bồi dưỡng năng lực giáo dục:
+ Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
+ Giáo dục HS thông qua môn học và các hoạt động giáo dục.
+ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. + Năng lực đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS.
Bồi dưỡng năng lực hoạt động chính tri ̣ xã hội:
tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp:
+ Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác.
+ Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
+ Bồi dưỡng năng lực QL cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, bồi dưỡng phát triển GV nòng cốt các bộ môn.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Trước hết, nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch QL công tác bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Để có được kế hoạch QL cơng tác bồi dưỡng ĐNGV, hiệu trưởng nhà trường phải tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá về phẩm chất, trình độ và năng lực của ĐNGV và thực trạng công tác QL bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường bằng cách: Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để nắm chắc trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm và các mặt hoạt động khác của từng GV; Phân tích, đánh giá nghiêm túc những điểm mạnh , điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng , đào ta ̣o của những năm qua . Tổ chức điều tra, khảo sát GV và HS để lấy ý kiến, nguyện vọng của GV, tìm được các vấn đề mà GV quan tâm, mong muốn được bồi