Quản lí hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 42)

1.4. Quản lí tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ

1.4.3. Quản lí hoạt động tự học của sinh viên

Trên cơ sở việc tìm hiểu các khái niệm liên quan về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, hoạt động tự học đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lí hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lí đến tất cả các khâu của q trình tự học trong nhà trường giúp sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Quản lí hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học tích cực tự học.

Quản lí hoạt động tự học của sinh viên bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lí hoạt động tự học trong giờ lên lớp và quản lí hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà.

Quản lí hoạt động tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá

34 trình tổ chức dạy học của giảng viên.

Nội dung quản lí hoạt động tự học của sinh viên bao gồm nhiều hoạt động như:

- Quản lí việc bồi dưỡng động cơ tự học: Mọi hoạt động của con người

đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ. Hoạt động tự học của sinh viên cũng vậy. Động cơ tự học được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học là yếu tố quyết định

- Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên: Kế

hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lí dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng mơn học. Có kế hoạch tự học, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học, năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn. Kế hoạch tự học của sinh viên cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu trong từng buổi, từng tuần, từng tháng đối với từng môn học. Khi kế hoạch tự học được xác định rõ ràng sinh viên sẽ thuận lợi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và mức độ đạt được của mục tiêu tự học đề ra.

- Quản lí việc xây dựng nội dung tự học: Nội dung tự học là hệ thống

kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vấn đề, nội dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp. Trong mục tiêu đào tạo từng ngành học, bậc học đều có nội dung chương trình, khối lượng kiến thức bắt buộc và tự chọn, nhiệm vụ của sinh viên phải hoàn thành trong thời gian quy định. Ngoài nội dung bắt buộc trong khung chương trình, sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp theo sở thích, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với trình độ được đào tạo. Việc quản lí nội dung tự học nhằm hướng sinh viên vào những nội dung tự học phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo. Ngồi ra, cán bộ quản lí và giảng viên cần thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho sinh viên. Nội dung tự học cơ bản bao gồm:

35

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc, sinh viên phải hoàn thành.

+ Định hướng nghiên cứu, mở rộng và đào sâu tri thức từ những vấn đề trong nội dung học tập.

- Quản lí phương pháp tự học của sinh viên; Phương pháp học tập phải

phù hợp với nội dung tự học. Các phương pháp tự học có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiên cứu, thực hiện. Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch… Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp học chung cịn có các phương pháp học đặc thù tùy theo từng môn học. Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quan điểm giao tiếp tích cực trong thực hành tiếng khi học ngoại ngữ, phương pháp thực hành thí nghiệm trong học tập mơn Lí- Hóa- Sinh

- Quản lí việc tổ chức các hoạt động tự học; Tổ chức hoạt động tự học

cho sinh viên bao gồm sự tổ chức điều khiển của giảng viên và sự tổ chức, tự điều khiển của sinh viên. Cả hai hoạt động đều phải thống nhất với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp sinh viên tiến hành hoạt động tự học đạt kết quả.

Tổ chức hoạt động tự học trước hết người học phải biết tự sắp xếp công việc theo đúng kế hoạch, trình tự. Mặt khác, hoạt động tự học có nhiều khâu tiến hành thông qua hoạt động học tập. Do vậy, giảng viên phải làm cho người học học đúng cách, làm cho người học biết cách học và cách đó là khả thi; phải làm cho họ biết bố trí các cơng việc đã tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết đánh giá kết quả tự học của bản thân.

Quản lí tổ chức hoạt động tự học là thực hiện hoạt động tự học theo đúng kế hoạch đề ra. Cơng việc này địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các lực lượng tham gia quản lí nhà trường. Chúng được phản ánh tập trung ở kết quả nắm bắt tri thức, kỹ năng của người học.

36

1.4.4. Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học

Công tác kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học. Kiểm tra góp phần đánh giá chính xác năng lực từ đó có sự điều chỉnh và uốn nắn kịp thời. Kiểm tra để có cơ sở làm tốt cơng tác thi đua khen thưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập đạt kết quả cao. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên chính là kiểm tra nội dung tự học, tự nghiên cứu theo kế hoạch, chương trình, yêu cầu đề ra, kiểm tra việc chấp hành giờ giấc tự học. Kết quả của hoạt động tự học cũng sẽ được phản ánh chính xác qua việc thường xuyên kiểm tra chất lượng bài tập đã giao (kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới); tăng cường tổ chức kiểm tra và ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tịi, sáng tạo của sinh viên đồng thời làm tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với những sinh viên có thành tích học tập tốt.

Để quản lí hoạt động này, trước tiên Nhà trường cần thống nhất với giảng viên bộ môn về kế hoạch, nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá sinh viên, cụ thể: thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo ngoài giờ lên lớp và lồng ghép kiểm tra kiến thức bài cũ trong quá trình tiến hành dạy bài mới. Nội dung kiểm tra có liên quan đến nội dung tự học, tự nghiên cứu. Nhà trường kiểm tra đánh giá biện pháp này qua báo cáo của giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, qua trao đổi trực tiếp với sinh viên.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên cũng cần được sự phối hợp của nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày để có kết quả đánh giá chính xác, khách quan.

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả. Điều này có những tác động tích cực đến cả người dạy và người học. Người học buộc phải học nghiêm túc để đạt được mục tiêu là thu nhận những kiến thức cần thiết cho mình. Người dạy cũng phải làm tròn bổn phận và tạo ra những giá trị đích thực về nghề nghiệp.

37

1.4.5. Quản lí các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên

Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lí phải thực hiện quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên ở các mặt sau:

Quản lí cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy và trị cùng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

Quản lí trang thiết bị hỗ trợ dạy và học.

Quản lí các hoạt động đảm bảo thời gian tự học cho sinh viên.

Trong quản lí hoạt động tự học của sinh viên cần phải phối hợp quản lí chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để quản lí hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học của sinh viên.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học của sinh viên học của sinh viên

1.5.1. Yếu tố chủ quan của người học

Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động tự học. Trong quá trình tự học, yếu tố nội lực của cá nhân người học là yếu tố cơ bản nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học. Sự trợ giúp của yếu tố ngoại lực chỉ có tác dụng hỗ trợ, kích thích các yếu tố nội lực phát triển. Nội lực của sinh viên bao gồm có yếu tố về thể chất và tâm lí:

- Yếu tố về thể chất: Thể lực, sức khỏe của bản thân, khả năng tiếp thu trong học tập phụ thuộc vào yếu tố di truyền và sự rèn luyện của mỗi người. Với những sinh viên khỏe mạnh về thể lực và tinh thần sẽ học tập tốt hơn những sinh viên có sức khỏe yếu.

- Yếu tố về tâm lí:

+ Mục đích tự học của sinh viên

Người học là chủ thể của hoạt động học tập, là chủ thể có ý thức, chủ

38

động, tích cực, sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách. Người học muốn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của bản thân thì cần xác định được mục đích học tập.

Mục đích tự học của sinh viên được biểu hiện cụ thể bằng các nhiệm vụ học tập. Khi người học hoàn thành được các nhiệm vụ tự học của mình, biến hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thành vốn kinh nghiệm của bản thân thì khi đó người học đã đạt được mục đích tự học.

+ Động cơ tự học của sinh viên:

Hoạt động tự học của sinh viên được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Động cơ tự học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tự học. Động cơ tự học nảy sinh xuất phát từ ý thức trách nhiệm của chính bản thân người học. Trong q trình tự học, chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong sinh viên sự ham hiểu biết, say mê nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Muốn hoạt động tự học có kết quả thì động cơ tự học phải được cụ thể hóa thành nhiệm vụ tự học. Việc tự học có kết quả sẽ tạo động lực cho q trình tự học tiếp theo. Nói cách khác, chính việc giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình tự học là yếu tố cơ bản để hình thành động cơ tự học.

+ Vốn tri thức hiện có của bản thân sinh viên:

Hầu hết các môn học đều được sắp xếp theo dạng phát triển, những tri thức sau được xây dựng trên những cơ sở của tri thức đã có trước. Để chiếm lĩnh các tri thức khoa học nói chung, người học cũng như người trèo thang không qua nấc thang thấp thì khơng thể tiến lên nấc cao hơn. Để tự học có hiệu quả thì người học phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức tối thiểu để tự nghiên cứu vấn đề mình quan tâm.

+ Năng lực trí tuệ và tư duy:

Năng lực trí tuệ: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt

tri thức khoa học nhanh hay chậm của mỗi sinh viên. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn, đôi khi là quyết định đến khả năng học tập nói chung và năng lực tự

39

học nói riêng. Những người có năng lực trí tuệ tốt thường có khả năng tự học rất cao, khi có đủ vốn tri thức tối thiểu nhiều khi họ có thể độc lập làm việc một mình mà khơng cần tới sự hướng dẫn của thầy.

Phương pháp tư duy: Khả năng vận dụng các thao tác tư duy cũng là

một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự học của sinh viên. Ngoài ra, trong quá trình học tập để tiếp thu tri thức, kết quả học tập của sinh viên tùy thuộc phần lớn vào tính chất và cơ cấu của tư duy tích cực của sinh viên. Tri thức là kết quả của tư duy, đồng thời lại là những điều kiện, phương tiện của tư duy. Vì vậy, tăng cường khả năng tư duy là một yêu cầu để nâng cao chất lượng học tập và tự học.

+ Xác định phương pháp học tập của người học:

Nhà sinh lí học người Pháp Penna từng nói: “phương pháp học tốt giúp

ta phát huy được tài năng vốn có; phương pháp học dở sẽ cản trở tài năng phát triển”. Như vậy phương pháp học tập có vai trị rất quan trọng để người

đó có thể thành cơng trong học tập.

Mỗi người có một phương pháp làm việc riêng, thói quen hoạt động trí óc riêng khơng ai giống ai. Theo A.D.LaGarandrie thì mỗi người có thể có

những thói quen sau:

 Thói quen gợi lại những cái cụ thể đã gặp trong cuộc sống hàng ngày .

 Thói quen ghi nhớ máy móc.

 Thói quen suy luận logic.

 Thói quen tưởng tượng sáng tạo.

Trong q trình dạy học người giáo viên khơng nên ép buộc sinh viên phải suy nghĩ theo thói quen suy nghĩ của mình. Mặt khác cần chú ý bồi dưỡng phát triển các thói quen chưa có cũng như cịn yếu của sinh viên, từ đó cũng ghóp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp tự học cho họ. Phương pháp tự học là cách thức hoạt động của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, tìm tịi tri thức mới. Theo Rubakin

40

“Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm câu trả lời. Đó chính là phương pháp tự học”.

Trong tự học, yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công là phương pháp tự học. Nếu người học rèn luyện được thói quen, phương pháp, kỹ năng tự học thì sẽ tạo cho họ long ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người, làm cho kết quả học tập được tăng lên, thích ứng q trình học tập của trò và phương pháp dạy học của thầy.

1.5.2. Yếu tố khách quan đối với người học

Yếu tố khách quan là các yếu tố tác động từ bên ngồi vào chủ thể đó là người học, bao gồm:

- Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, .v.v. có liên quan tới quá trình giáo dục đào tạo của thầy và trị nhà trường.

- Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức ngày càng lớn, trong khi đó, thời gian đào tạo khơng tăng, chương trình đào tạo cịn đang thay đổi và hồn thiện nên đòi hỏi người học phải tăng cường tự học.

- Ảnh hưởng của sách giáo khoa, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật chất, gia đình và xã hội: Khi đánh giá vai trò của sách giáo khoa

đối với quá trình tự học của học sinh, PGS.TS Bùi Văn Nghị nhận xét: “Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 42)