2.4. Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên Đại học Hịa
2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động hướng dẫn tự học của giảng viên
Giảng viên đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Giảng viên khơng chỉ có nhiệm vụ quan trọng trong những giờ lên lớp mà cịn có vai trò quan trọng trong những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đa số các giảng viên đều thực hiện khá tốt việc giảng dạy cũng như cố vấn học tập cho sinh viên trong quá trình tự học. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên coi nhẹ việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên, chưa quan tâm sát sao tới hoạt động tự học của sinh viên.
Quản lí hoạt động dạy của giảng viên hướng vào hoạt động tự học của sinh viên là quản lí các nội dung cụ thể, gồm:
- Quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học - Quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
- Quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện việc học tập, trong đó bao gồm cả kiểm tra kết quả tự học của sinh viên
2.4.1.1. Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương mơn học
Hệ thống đề cương mơn học chính là bản hợp đồng trách nhiệm đào tạo giữa khoa chuyên môn với nhà trường và các đơn vị quản lí đào tạo; đây cũng là phương tiện quản lí việc giảng viên và sinh viên chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình triển khai mơn học. Đề cương môn học với những nội dung mô tả các yêu cầu học cái gì, học theo hình thức nào, kiểm tra đánh giá nội dung dạy học đó như thế nào trở thành công cụ hữu hiệu, một cẩm nang không thể thiếu để sinh viên phát huy tối đa năng lực tự học.
Cán bộ quản lí đào tạo, tùy theo chức năng của mình, đối chiếu theo đề cương mơn học đã được phê duyệt để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
76
tồn bộ q trình dạy học. Theo dõi đề cương mơn học người quản lí sẽ nắm được tồn bộ tiến trình giảng dạy, học tập. Từ đó, có thể tiến hành kiểm tra- đánh giá tiến độ dạy học độc lập, không phụ thuộc vào báo cáo của giảng viên.
Trường Đại học Hịa Bình chuyển dần phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ từ năm 2011. Song song với đó, dưới sự chỉ đạo của trường, Phòng Đào tạo đã triển khai kế hoạch chuyển đối đề cương từ niên chế sang tín chỉ đối với những học phần cũ và bổ sung, biên soạn đề cương cho những học phần mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu của đào tạo. Qua tham khảo các trường có uy tín và đúc kết ý kiến của giảng viên bộ mơn, Phịng đào tạo đã ban hành một mẫu đề cương chung cho các môn học kèm theo văn bản hướng dẫn cụ thể. Trường cũng phối hợp với các khoa chuyên ngành mời những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, đã từng tham gia giảng dạy tại các trường có uy tín như: Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Bách Khoa…để biên soạn đề cương môn học. Trước khi đưa vào sử dụng chính thức, tất cả các đề cương môn học đều được hội đồng khoa học và Ban chủ nhiệm Khoa phê duyệt. "Lịch trình giảng dạy" là một trong những nội dung được quan tâm nhất vì mục tiêu làm rõ cho sinh viên các yêu cầu cần đạt được của mỗi bài học, mỗi chương của môn học và những chỉ dẫn cho sinh viên trong tự học (khai thác và sử dụng học liệu, các lưu ý khi giải quyết các nhiệm vụ học tập giảng viên đã nêu).
Việc quản lí đề cương mơn học cũng được tiến hành theo đúng quy định của trường, đề cương chính thức sẽ được sao lưu thành hai bản, một bản lưu tại Khoa chuyên ngành, một bản cung cấp cho giảng viên để tiến hành giảng dạy.
Tuy nhiên, trong thực tế quản lí việc xây dựng và ứng dụng đề cương môn học vào hoạt động giảng dạy ở Trường vẫn còn một số bất cập.
Kết quả khảo sát về vấn đề này đươc thể hiện trong bảng dưới đây:
77
Bảng 2.12: Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học
T T
Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương
môn học
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB
SL % SL % SL %
1 Tập huấn, hướng dẫn việc xây dựng
đề cương 39 88.6 5 11.4 0 0.0
2
Kiểm tra việc xây dựng đề cương theo đúng mẫu quy định, đầy đủ nội dung, thông tin
44 100.0 0 0.0 0 0.0 3 Kiểm tra chuyên môn về chất lượng
đề cương 44 100.0 0 0.0 0 0.0
4 Kiểm tra việc thực hiện đề cương của
giảng viên qua sổ theo dõi học tập 15 34.1 21 47.7 8 18.2 5
Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện dạy học thông qua đề cương
0 0.0 5 11.4 39 88.6 6 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh
giá, xếp loại giảng viên 0 0.0 6 13.6 38 86.4 Tập huấn và hướng dẫn cán bộ, giảng viên xây dựng đề cương môn học là một trong những khâu quan trọng trong việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Nhà trường cũng đã rất quan tâm tới công tác này và cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cán bộ giảng viên. Có tới 88,6% cán bộ, giảng viên đánh giá khâu này thực hiện ở mức tốt, 11.4% đánh giá khá. Cũng nhờ khâu tập huấn và hướng dẫn tốt nên các giảng viên cũng đã xây dựng đề cương theo đúng quy định, đầy đủ nội dung thông tin cần thiết. Nhà trường luôn sát sao trong việc kiểm duyệt đề cương trước khi ban hành, vì thế qua khảo sát nội dung này cũng được đánh giá tốt với tỉ lệ % là 100%. Qua công tác kiểm tra chuyên môn về chất lượng đề cương cho thấy, xét về mặt nội dung hầu hết đề cương được xây dựng một cách hợp lí, khoa học, đạt chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến mơn học, tuy nhiên vì chưa có thói quen sử dụng đề cương nên khi được cung cấp, cũng có một số sinh viên không lưu giữ và không triển khai việc học tập theo đúng đề cương môn học.
Kiểm tra việc thực hiện đề cương của giảng viên qua sổ theo dõi học tập
78
là công việc cần thiết trong q trình quản lí, tuy nhiên việc triển khai hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả cao và kết quả đánh giá cũng chỉ dừng lại ở mức 34% phiếu đánh giá tốt, 47,7% đánh giá khá và 18,2% đánh giá ở mức trung bình. Vì thực tế, việc kiểm tra này được lồng ghép song song với việc chấm công, theo dõi giờ giảng của giảng viên, thực hiện bởi các trợ lí khoa chứ chưa thực sự trở thành một nhiệm vụ trọng tâm. Cũng vì lồng ghép song song hai nhiệm vụ, mà việc kiểm tra triển khai đề cương chỉ được tiến hành 2 lần trong 1 kỳ, trùng khớp với đợt tạm ứng và thanh toán lương cho giảng viên. Thực tế đối với những mơn học có nhiều giảng viên tham gia và cùng thực hiện một đề cương mơn học thì sự thống nhất chưa cao do việc trao đổi thông tin về môn học giữa giảng viên không được tổ chức thường xuyên. Đặc biêt, những mơn có sự tham gia của giảng viên mời, giảng viên thường không tuân thủ theo đề cương mẫu, làm cho sinh viên khó nhận thức về tính bắt buộc phải triển khai đề cương chi tiết môn học.
Xây dựng và thực hiện đề cương môn học là một trong những nội dung rất quan trọng, cần được quản lí và coi trọng đúng mức.
2.4.1.2. Thực trạng quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đóng vai trị quyết định tới hiệu
quả của hoạt động dạy học nói chung, tự học nói riêng. Vì vai trị này, cán bộ
quản lí cần có các hình thức kiểm tra việc đổi mới nội dung dạy học cùng với các phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu đào tạo theo tín chỉ. Kết quả khảo sát quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học chúng tôi ghi nhận được như sau:
79
Bảng 2.13: Thực trạng mức độ thực hiện quản lí đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học
TT Thực trạng quản lí đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho giảng viên về nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
20.0 45.5 24.0 54.5 0.0 0.0 2
Tập huấn kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học tích cực
13.0 29.5 29.0 65.9 2.0 4.5 3 Tổ chức dự giờ, đánh giá sau dự
giờ 35.0 79.5 9.0 20.5 0.0 0.0
4 Tổ chức hội thảo về đổi mới nội
dung, phương pháp học tập 10.0 22.7 29.0 65.9 5.0 11.4 Khoa thường xuyên tổ chức dự giờ, có đánh giá sau dự giờ, đánh giá cao những ưu điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cùng hướng giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy của giảng viên. Kết quả ở bảng trên cho ta thấy được điều đó, có 79.5% ý kiến đánh giá tốt, 20.5% đánh giá ở mức khá.
Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho toàn thể giảng viên là một việc làm thiết yếu. Nội dung này cũng được đánh giá cao với tỉ lệ tốt là 45.5%, khá là 54.5%.
Tập huấn kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học tích cực cũng là một nội dung rất quan trọng, có 29.5% ý kiến đánh giá tốt, 65.9% đánh giá khá, 4.5% đánh giá ở mức trung bình.
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ ngồi việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành song song với việc đổi mới phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Việc tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phưong pháp dạy- học và hiệu quả nó mang lại được đánh giá ở mức trung bình với 22.7% đánh giá khá, 65.9% đánh giá khá và 11.4% chưa thực sự hài lòng về hiệu quả, chất lượng của các buổi tập huấn, hội thảo.