động tự học trong học chế tín chỉ tại Trường Đại học Hịa Bình.
2.2.1. Mục tiêu của việc nghiên cứu thực trạng
Với mục đích xây dựng được những biện pháp quản lí hoạt động tự học phù hợp, thiết thực nhằm phát huy tối đa các ưu điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ, việc tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng là một công việc không thể thiếu. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tự học và cơng tác quản lí hoạt động tự học trong học chế tín chỉ tại Trường Đại học Hịa Bình hiện nay nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Thu thập tình hình khách quan, số liệu thực tế về hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học.
- Khái qt hóa, phân tích và đánh giá tình hình thực trạng hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học.
55
- Từ đó rút ra những bài học thực tiễn về thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lí hoạt động tự học tại Trường nhằm đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng tập trung vào 2 nhóm nội dung chính sau đây: - Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Đại học Hịa Bình gồm: Thực trạng về nhận thức, thực trạng về động cơ tự học, thực trạng về nội dung tự học, phương pháp tự học, thực trạng các điều kiện vật chất phục vụ tự học
- Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên gồm: Thực trạng quản lí việc xây dựng đề cương có hướng dẫn tự học, thực trạng quản lí hoạt động hướng dẫn tự học, hoạt động kiểm tra, đánh giá tự học và thực trạng quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động tự học.
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
Để xác định thực trạng hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học tại Trường Đại học Hịa Bình, chúng tơi xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát để lấy ý kiến của 160 sinh viên hệ chính quy bậc học đại học và cao đẳng thuộc các khóa sinh viên: Sinh viên năm thứ 3- 511 (60 sinh viên), sinh viên năm thứ 2- 512 và 312 (50 sinh viên), sinh viên năm thứ 1- 513 và 313 (50 sinh viên) và ý kiến của 25 cán bộ quản lí, 25 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Trường. Các mẫu khảo sát đều đảm bảo độ tin cậy.
Mẫu phiếu số 1 (xem phụ lục 1) là phiếu dành cho sinh viên, khảo sát các nội dung liên quan đến vấn đề tự học. Tổng số phiếu phát ra là 160. Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 150. Số phiếu không hợp lệ là 10.
Mẫu phiếu số 2 (xem phụ lục 2) là phiếu dành cho cán bộ quản lí và giảng viên, khảo sát các nội dung chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lí hoạt động tự học của sinh viên. Tổng số phiếu phát ra là 50. Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 44. Tổng số phiếu không hợp lệ là 06.
2.2.4. Quy trình tổ chức khảo sát ý kiến
Quy trình khảo sát được tiến hành như sau:
56
- Lựa chọn các tiêu chí cần thiết để hỏi ý kiến nhằm đáp ứng được nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn mẫu khảo sát để có thể thu được những số liệu phản ánh đúng thực trạng và mang tính đại diện.
- Tổ chức điều tra - Nhập và xử lí số liệu
- Phân tích, đánh giá kết quả thu được.