tự học của sinh viên Đại học Hịa Bình
2.5.1. Những thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu cùng với sự nhiệt tình đầy tâm huyết của Ban chủ nhiệm khoa, của các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại khoa đã giúp cho quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ được thực hiện hố theo các yêu cầu đã đề ra.
Công tác phổ biến quán triệt những quy định về quản lí hoạt động tự học trong Khoa được Ban chủ nhiệm Khoa tiến hành thường xuyên và liên tục đến mọi giảng viên và sinh viên. Nhờ vậy, đa số giảng viên và sinh viên trong Khoa thấy được tầm quan trọng của công tác này nên càng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cơng tác của mình.
Phần lớn sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trị tự học đối với hoạt động học tập vì vậy sinh viên đã xác định động cơ học tập tốt, học để thỏa
86
mãn nhu cầu của bản thân và để có kiến thức vững vàng phục vụ cho công việc sau này.
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và kết quả học tập của giảng viên và sinh viên được tiến hành một cách công bằng, khách quan, trung thực, đảm bảo đúng quy chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động tự học tuy chưa đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía người dạy và người học nhưng cũng đã cơ bản được sử dụng tối đa cho hoạt động này.
Vấn đề phối hợp các bộ phận trong quản lí hoạt động dạy học đã được chú trọng, tạo được sự phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị, các lực lượng trong trường tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Trường đã có nhiều biện pháp quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập, tự học và rèn luyện.
2.5.2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
Cơng tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên tuy đã được quan tâm nhưng việc triển khai cịn thiếu tính đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ quản lí hoạt động tự học của sinh viên được đánh giá là chưa mạnh, một số cán bộ, giáo viên chủ nhiệm chưa xem việc quản lí hoạt động tự học ngồi giờ lên lớp của sinh viên là nhiệm vụ của mình. Giảng viên mới chỉ quan tâm đến kết quả học tập cụ thể của sinh viên mà chưa quan tâm đến điều kiện, cách học, quá trình tự học của sinh viên để có biện pháp hữu hiệu.
Cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất và những yêu cầu của tổ chức đào tạo theo tín chỉ là tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên dưới sự hỗ trợ của giảng viên. Một số giảng viên vẫn giữ thói quen giảng dạy, kiểm tra- đánh giá, tổ chức lớp như với các lóp theo niên chế học phần. Vì vậy, việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu còn chưa nghiêm túc, hời hợt, kém tác dụng, không thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy ở nhiều lớp đông sinh viên, nhất là với các mơn chung, giảng viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp
87
giảng dạy, đặc biệt trong các giờ thảo luận, thực hành, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và tư vấn cho sinh viên. Nhiều giảng viên lúng túng trong việc tổ chức giờ tự học. Có giảng viên lạm dụng giờ tự học cho viên nghỉ học tự do, thiếu kiểm tra kiến thức mà sinh viên phải thực hiện trong các giờ tự học.
Việc tổ chức thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên cịn rập khn, chưa cải tiến. Giảng viên chủ yếu thực thi và kiểm tra theo hình thức tự luận, việc đánh giá cịn mang tính chủ quan, chỉ tập trung vào các vấn đề trọng tâm của bài dạy nên việc kiểm tra kiến thức còn hạn hẹp, chưa phát huy được tính tích cực tự học của sinh viên.
Đề cương môn học chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Sinh viên chưa biết tận dụng yếu tố tích cực của đề cương để tăng cường tự học; đề cương mơn học áp dụng trong thực tế cịn bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn việc tự học của chúng.
Đối với sinh viên, mặc dù nhận thức được vai trò của tự học nhưng do chưa lựa chọn được phương pháp học tập khoa học nên hiệu quả của tự học chưa cao.
Việc tổ chức các hoạt động nhằm tác động đến nhận thức, thái độ, bồi dưỡng động cơ, kỹ năng tự học của sinh viên đã được quan tâm nhưng chưa thực hiện thường xuyên. Động cơ học tập vì điểm, học cốt để thi qua các mơn học của sinh viên vẫn còn tồn tại, thời điểm dành cho tự học của sinh viên chủ yếu vẫn tập trung vào những lúc sắp thi. Kỹ năng và phương pháp tự học của sinh viên còn yếu, cần được quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn.
2.5.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sinh viên chưa có cách học, phương pháp tự học phù hợp.
Trình độ, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí hoạt động tự học của sinh viên cịn hạn chế.
Việc quản lí hoạt động tự học của sinh viên chưa được phối hợp đồng bộ giữa các phịng, ban, các cá nhân.
88
Cơng tác tổ chức hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên còn nhiều hạn chế do việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên chưa được thực hiện một cách thường xuyên.
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên chưa được cải tiến, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập của sinh viên.
Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập mặc dù được đầu tư kỹ song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu học tập
89
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung liên quan đến hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình. Một trong những ngun nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung, tự học nói riêng chưa cao là do các biện pháp quản lí đã thực hiện chưa mang tính đồng bộ, triển khai cịn lúng túng, chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức. Tuy nhiên do Nhà trường đang trên lộ trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sáng đào tạo theo tín chỉ từ năm nên cần phải có thời gian để thích ứng. Thực trạng đã phân tích ở trên cho chúng ta một cái nhìn tổng qt về cơng tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình. Điều đó sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra những đề xuất về các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Hịa Bình ở chương 3.
90
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỊA BÌNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 3.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học
Khi xây dựng các biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động tự học cho sinh
viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ phải đảm bảo tính khoa học, hỗ trợ lẫn nhau để từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của q trình quản lí trong đó tập trung vào việc kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động tự học của sinh viên cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo khác nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học tại trường. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động vào các biện pháp tránh trường hợp thực hiện biện pháp này gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác. Ngược lại, trong khi thực hiện biện pháp này có thể phát huy thế mạnh của các biện pháp khác và tạo được sự tương tác tích cực trong việc quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lí được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của Trường trong hiện tại và những năm tiếp theo cũng như khả năng áp dụng chúng trong thực tiễn của Trường. Thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan, những biện pháp được đề xuất sẽ phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết những khó khăn, trở ngại thuộc về hiện trạng của Trường.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Hoạt động tự học của sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng học tập và giảng dạy. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong một nhà trường không chỉ áp dụng những biện pháp quản lí riêng lẻ
91
mà cần phải có nhiều biện pháp khác nhau đồng thời tác động vào q trình quản lí. Các biện pháp cần hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo của trường, cần đảm bảo không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lí.
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và khả thi
Căn cứ cơ sở lí luận của đề tài và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các biện pháp quản lí sẵn có để đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình theo học chế tín chỉ
Sự kế thừa địi hỏi khơng phải là sự sao chép, áp dụng y nguyên mà là sự kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực của các biện pháp đó cho phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các biện pháp quản lý phải được xây dựng trên cơ sở bám sát các định hướng trong chương trình phát triển chung của Trường.
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình học Hịa Bình
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học. trò của hoạt động tự học.
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng. Vì đào tạo theo tín chỉ là một mơ hình đào tạo tiên tiến, cịn nhiều mới mẻ. Chỉ khi người dạy và người học nhận thức đúng, tư duy đúng về tầm quan trọng của tự học thì hoạt động này mới đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nhận thức đúng có thể phát huy tính tích cực chủ động của các cán bộ, giảng viên, sinh viên chung sức hành động thực hiện mục tiêu chung, thực hiện tốt các giải pháp đổi mới hoạt động dạy học trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động tự học cho sinh viên.
92
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Để có được nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, giảng viên và sinh viên cần được quán triệt về sứ mệnh của giáo dục- đào tạo trong thời kỳ mới với những quan điểm cụ thể về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đồng thời họ cũng cần được chỉ đạo về việc nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục- đào tạo của trường để từ đó thay đổi tư duy, nhanh chóng nắm bắt được những yếu tố mới, tích cực trong hệ thống đào tạo tín chỉ và sẵn sàng thích ứng.
Ngồi ra để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các nhà quản lí cũng cần tăng cường công tác giáo dục truyền thơng, chính trị tư tưởng cho giảng viên và sinh viên, bồi dưỡng ý chí tự học cho sinh viên. Trên cơ sở quy chế đào tạo theo phương thức tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cần quán triệt cho mọi đối tượng tham gia quá trình đào tạo hiểu đầy đủ các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ như:
- Bản chất của học chế này là sự tích luỹ dần kiến thức và coi trọng nhu cầu, nguyện vọng của người học.
- Khái niệm giờ tín chỉ bao gồm tiết học trên lớp và nội dung sinh viên tích lũy được ngồi lớp đều được đánh giá, kiểm tra để xác nhận kết quả.
- Với tinh thần tích luỹ kiến thức, mỗi học phần được đánh giá thường xuyên và việc kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ nhằm xác nhận kết quả học tập mà còn nhằm hướng dẫn và hỗ trợ việc học.
- Quản lí hoạt động dạy học cần được thay đổi để phù hợp với các đặc điểm mới của quy trình đào tạo theo tín chỉ.
Trên cơ sở đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình, cần phải xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về việc học và quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Căn cứ Qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ giáo dục và Đào tạo , nhà trường cần lập kế hoạch quán triệt nội dung văn bản này cho mọi cán
93
bộ, giảng viên và sinh viên trong Trường. Tổ chức khảo sát sự hiểu biết trong cán bộ, giảng viên, sinh viên các vấn đề về đào tạo theo tín chỉ nói chung và các vấn đề về hoạt động dạy học nói riêng để xác định tình hình nhận thức của từng đối tượng qua đó có kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp.
3.2.1.3. Cách thức triển khai biện pháp Đối với cán bộ, giảng viên:
- Trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, Nhà trường cần quán triệt tư tưởng đổi mới phương pháp giảng dạy đến từng giảng viên.
- Tổ chức các đợt hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhằm khuyến khích giảng viên áp dụng phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Thầy đóng vai là người cố vấn, chỉ đạo, điều khiển q trình dạy học để người học tích cực nhận thức.
- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các cán bộ, giảng
viên có liên quan đến hoạt động dạy học tại một số trường đã áp dụng học chế tín chỉ thành cơng
Đối với sinh viên:
- Thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, Nhà trường cần tổ chức quán triệt cho sinh viên nắm vững được những đặc điểm và những yêu cầu trong phương thức đào tạo theo tín chỉ. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc tự học; giáo dục cho sinh viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn để họ xác định rõ việc học tập là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, học tập vì ngày mai lập nghiệp. Cuối đợt sinh hoạt cần kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên để có những hình thức khen - chê kịp thời.
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo để sinh viên được bày tỏ quan điểm về các vấn đề học tập, đặc biệt hướng tới hoạt động tự học, để từ đó đánh thức tiềm năng và khơi dậy lòng say mê học tập, sáng tạo của sinh viên.