Thực trạng nhận thức về động cơ tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 74 - 76)

2.3. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Đại học Hịa Bình

2.3.3. Thực trạng nhận thức về động cơ tự học của sinh viên

Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tự học của sinh viên cũng được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ tự học, đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tự học. Kết quả khảo sát sinh viên được thể hiện rõ dưới bảng sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của các nội dung tự học

Nội dung các động cơ

Mức độ Thứ

bậc đánh

giá Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

SL % SL % SL %

Có việc làm tốt trong tương

lai 137 91.0 11 7.0 2 2.0 1

Giúp bạn có sự hiểu biết

rộng 134 89.0 16 11.0 0 0.0 2

Tự khẳng định mình 117 78.0 27 18.0 6 4.0 3 Làm vui lịng thầy cơ, cha

mẹ và người thân 116 77.0 27 18.0 7 5.0 4 Được mọi người kính trọng 104 69.0 30 20.0 16 11.0 5 Không thua kém bạn bè 90 60.0 50 33.0 10 7.0 6 Cốt để thi qua các môn 75 50.0 42 28.0 33 22.0 7 Trở thành lãnh đạo 66 44.0 75 50.0 9 6.0 8 Phục vụ cho đất nước 54 36.0 89 59.0 7 5.0 9 Giành điểm cao để được

học bổng 38 25.0 78 52.0 34 23.0 10

66

Kết quả khảo sát trên cho thấy: Đại bộ phận sinh viên coi việc học tập để có cơng việc tốt trong tương lai, có sự hiểu biết rộng và tự khẳng định mình làm động cơ học tập. Đây cũng có thể được coi là động cơ học tập đúng đắn và cần phát huy. Vì kết quả sau bốn năm ngồi ghế nhà trường cũng là tạo dựng cho các em một hành trang vững chắc, giúp các em có đủ tự tin để khẳng định bản thân ở một vị trí mới, vai trị mới, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn coi trọng hiền sĩ, chính vì thế mà những người học cao rất được nể vì, trọng vọng. Đây là tâm lí ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt, khó có thể thay đổi. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, những người có trình độ, có hiểu biết thì dễ dàng xin được vào những cơ quan nhà nước, hoặc những công ty liên doanh nước ngồi. Có lẽ vì lí do này mà có tới 91% sinh viên coi động cơ học để có một cơng việc tốt trong tương lai là động cơ rất quan trọng.

Nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân là động lực học tập quan trọng thứ hai mà người học đặt ra cho mình. Từ xưa tới nay, người Việt Nam có đặc điểm tâm lí nổi bật là hiếu học, khiêm nhường, luôn biết trau dồi kiến thức của nhân loại, của xã hội để làm giàu vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân. Điều này được khẳng định lại một lần nữa khi có tới 89% sinh viên được hỏi trả lời động cơ học tập là để có sự hiểu biết sâu rộng.

Học để làm vui lịng thầy cơ, cha mẹ và người thân là động cơ học tập đứng ở vị trí thứ 4 với 77% số phiếu thu được cho rằng đây là động cơ quan trọng. Tâm lí chung của bất kỳ thầy cô, cha mẹ nào cũng đều mong muốn học trị, con cái của mình giỏi giang, thành đạt. Điều này thể hiện qua sự kỳ vọng của cha mẹ, qua những mục tiêu mà thầy cô giáo đề ra. Đây cũng là một trong những động cơ học tập rất chính đáng và điều này chứng tỏ tâm lí tơn sự trọng đạo và kính trọng cha mẹ của người Việt Nam.

Một số sinh viên lại cho rằng, động cơ học tập của họ là học để khẳng định mình khơng thua kém bạn bè, có tới 60% số phiếu lựa chọn động cơ này.

67

Bạn bè học tốt, mình cũng có thể học tốt được. Điều này khẳng định tâm lí ganh đua trong học tập, nếu phát huy được động cơ này sẽ tạo được phong trào học tập rất mạnh mẽ ở sinh viên. Việc nhìn vào nhau để học tập, để phấn đấu là một động lực rất tốt. Tuy nhiên, nếu không để ý, khơng định hướng đúng thì đây sẽ có thể trở thành một động cơ xấu dẫn tới sự ghen tỵ, nhỏ nhen và gian lận trong thi cử.

Động cơ học tập nào cũng có mặt tích cực, ngay cả đối với những động cơ được các em đánh giá khơng cao. Ví dụ, học cốt để thi qua các môn hay học để giành được học bổng…đây là những động cơ mang tính ngắn hạn, trước mắt, một phần nào đó, nó cũng đóng góp cho sự hình thành những động cơ mang tính lâu dài như học để tự khẳng định, hay học để hướng tới một tương lai tốt đẹp.

Như vậy, có thể thấy, động cơ học tập có thể xuất phát từ nhu cầu, từ sự say mê thực sự, cũng có thể do những căng thẳng tâm lí, do những địi hỏi cần đạt được trong quá trình học tập hình thành. Mỗi sinh viên đều đã xác định được cho mình một hệ thống động cơ học tập rất rõ ràng, những động cơ ấy là động lực thúc đẩy sinh viên học tập.

Biết được đặc điểm tâm lí này của sinh viên, vấn đề cần đặt ra cho các nhà quản lí là chúng ta phải có biện pháp giáo dục động cơ tự học đúng đắn cho sinh viên, tích cực khuyến khích động viên kịp thời, tạo điều kiện giúp đỡ và duy trì động cơ học tập đúng của sinh viên. Động cơ tự học phải trở thành nhu cầu thực sự, tự học để có kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo phục phụ sự nghiệp sau này của chính bản thân sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)