3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy để
để sinh viên đổi mới cách học hướng tới việc nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình
3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trị của giảng viên không những không bị giảm sút mà lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể ví giảng viên vừa là người thuyền trưởng, vừa là người hoa tiêu dẫn dắt con tàu cùng với thủy thủ đoàn sinh viên đi trên đại dương mênh mông với muôn vàn luồng lạch, đá ngầm, vực xoáy. Hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học là một cơng việc có tầm quan trọng đặc biệt của giảng viên. Một mặt, vừa giúp sinh viên biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; mặt khác, đảm bảo cho sinh viên không đi lệch mục tiêu nhận thức. Chỉ đạo giảng viên thực hiện tốt công việc này là điều kiện đảm bảo cho Nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, sứ mạng của mình đồng thời đảm bảo cho sinh viên có được sự hướng dẫn đúng đắn và kịp thời trong hoạt động để đạt được mục tiêu tự học.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Nhà triết học Fansis Beikon - người Anh đã chứng minh "Phương pháp
như ngọn đèn pha soi đường cho người đi trong đêm, người thọt mà đi đúng đường sẽ tới đích nhanh hơn người lành khơng biết đường". Như vậy, phương
pháp có một vai trị quan trọng giúp sinh viên thực hiện hoạt động tự học thành cơng. Vì vậy nội dung này đóng vai trị quan trọng để việc thực hiện học chế tín chỉ được thành cơng.
Đối với giảng viên, chúng ta cần:
- Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả trong đào tạo theo học chế tín chỉ bằng việc nâng cao nhận thức, tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên các kỹ thuật dạy học trên cơ sở lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động,
98
sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật tri thức mới về lí luận và phương pháp dạy học mới.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những tài liệu, sách báo tạp chí liên quan tới vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực. - Khuyến khích các giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần độc lập sáng tạo của sinh viên.
- Phát triển nghiên cứu khoa học trong sinh viên để giảng viên có điều kiện và khả năng hướng dẫn sinh viện tự học, tự nghiên cứu.
Đối với sinh viên, chúng ta cần:
- Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về
cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thơng qua nhiều con đường như: tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng và có hệ thống; thông qua việc giảng dạy của giảng viên trên lớp. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học; tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong sinh viên; hướng dẫn sinh viên tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu,…
- Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập.
Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra giảng viên đòi hỏi sinh viên phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu sinh viên lập kế hoạch đọc, viết thu hoạch, vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ tự học; tăng cường các hình thức học tập có tính chất nghiên cứu: soạn đề cương xê-mi-na, làm bài tập lớn, tổ chức cho sinh viên làm tiểu luận môn học.
- Hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học của bản thân
kết hợp với sự kiểm tra của giảng viên giúp sinh viên điều chỉnh kỹ năng tự
99
học của bản thân. Sự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kỹ năng tự học đang rèn luyện.
Về nội dung hoạt động tự học, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên theo những nội dung như:
- Các bước chuẩn bị cho hoạt động tự học: xác định yêu cầu, xây dựng
động cơ, tạo hứng thú học tập; làm rõ mục đích và nhiệm vụ của việc tự học. Để làm tốt việc này cần giúp sinh viên phải nắm nội dung học cái gì? và học để làm gì? Xác định nội dung trọng tâm của kiến thức cần phải học để có thể xây dựng kế hoạch học tập mang tính khả thi và có hiệu quả.
- Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức: Đây là cơng việc
hết sức quan trọng địi hỏi giảng viên phải thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện chương trình chi tiết, những nội dung giảng viên trình bày, những nội dung sinh viên phải nghiên cứu, thảo luận và tổ chức xê-mi-na, đồng thời giới thiệu cho sinh viên nắm và tìm hiểu các tài liệu, giáo trình có liên quan.
- Trình bày, thể hiện kết quả của việc tự học, tự nghiên cứu: Việc trình
bày kết quả tự học, tự nghiên cứu giúp sinh viên có cách nhìn khái quát về những nội dung, kiến thức đã nghiên cứu đồng thời rèn luyện khả năng trình bày khoa học, chặt chẽ.
3.2.3.3. Cách thức triển khai biện pháp
Để thực hiện đầy đủ các vấn đề như đã nêu, Nhà trường, với tư cách là đơn vị quản lí giảng viên, cần phải tăng cường cơng tác quản lí, chỉ đạo, đảm bảo cho giảng viên thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn. Đây cần phải được xem như là một nội dung hoạt động chính của Nhà trường, là nội dung đánh giá mức độ hoàn thành chức trách của giảng viên.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên phương pháp, nội dung tự học theo học chế tín chỉ. Việc xác định rõ chức trách nhiệm vụ của giảng viên trong việc hướng dẫn phương pháp, nội dung tự học cho sinh viên là vấn đề có tính
100
trọng tâm trong hoạt động quản lí giảng viên. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người giảng viên được phản ánh chủ yếu qua kết quả học tập của sinh viên. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ chế và làm rõ các nội dung nào giảng viên cần phải thực hiện trong việc hướng dẫn kế hoạch nội dung học tập cho sinh viên. Trên cơ sở đó, việc kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của giảng viên mới phát huy được yếu tố tích cực của nó. Song song đó, việc áp dụng biện pháp chế tài, hình thức thi đua, khen thưởng phải được tiến hành kịp thời, nghiêm túc để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra đúng như mục tiêu đã xác định.