3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò
trị của hoạt động tự học.
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng. Vì đào tạo theo tín chỉ là một mơ hình đào tạo tiên tiến, cịn nhiều mới mẻ. Chỉ khi người dạy và người học nhận thức đúng, tư duy đúng về tầm quan trọng của tự học thì hoạt động này mới đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nhận thức đúng có thể phát huy tính tích cực chủ động của các cán bộ, giảng viên, sinh viên chung sức hành động thực hiện mục tiêu chung, thực hiện tốt các giải pháp đổi mới hoạt động dạy học trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động tự học cho sinh viên.
92
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Để có được nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, giảng viên và sinh viên cần được quán triệt về sứ mệnh của giáo dục- đào tạo trong thời kỳ mới với những quan điểm cụ thể về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đồng thời họ cũng cần được chỉ đạo về việc nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục- đào tạo của trường để từ đó thay đổi tư duy, nhanh chóng nắm bắt được những yếu tố mới, tích cực trong hệ thống đào tạo tín chỉ và sẵn sàng thích ứng.
Ngồi ra để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các nhà quản lí cũng cần tăng cường cơng tác giáo dục truyền thơng, chính trị tư tưởng cho giảng viên và sinh viên, bồi dưỡng ý chí tự học cho sinh viên. Trên cơ sở quy chế đào tạo theo phương thức tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cần quán triệt cho mọi đối tượng tham gia quá trình đào tạo hiểu đầy đủ các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ như:
- Bản chất của học chế này là sự tích luỹ dần kiến thức và coi trọng nhu cầu, nguyện vọng của người học.
- Khái niệm giờ tín chỉ bao gồm tiết học trên lớp và nội dung sinh viên tích lũy được ngồi lớp đều được đánh giá, kiểm tra để xác nhận kết quả.
- Với tinh thần tích luỹ kiến thức, mỗi học phần được đánh giá thường xuyên và việc kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ nhằm xác nhận kết quả học tập mà còn nhằm hướng dẫn và hỗ trợ việc học.
- Quản lí hoạt động dạy học cần được thay đổi để phù hợp với các đặc điểm mới của quy trình đào tạo theo tín chỉ.
Trên cơ sở đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Hịa Bình, cần phải xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về việc học và quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Căn cứ Qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ giáo dục và Đào tạo , nhà trường cần lập kế hoạch quán triệt nội dung văn bản này cho mọi cán
93
bộ, giảng viên và sinh viên trong Trường. Tổ chức khảo sát sự hiểu biết trong cán bộ, giảng viên, sinh viên các vấn đề về đào tạo theo tín chỉ nói chung và các vấn đề về hoạt động dạy học nói riêng để xác định tình hình nhận thức của từng đối tượng qua đó có kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp.
3.2.1.3. Cách thức triển khai biện pháp Đối với cán bộ, giảng viên:
- Trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, Nhà trường cần quán triệt tư tưởng đổi mới phương pháp giảng dạy đến từng giảng viên.
- Tổ chức các đợt hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhằm khuyến khích giảng viên áp dụng phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Thầy đóng vai là người cố vấn, chỉ đạo, điều khiển quá trình dạy học để người học tích cực nhận thức.
- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các cán bộ, giảng
viên có liên quan đến hoạt động dạy học tại một số trường đã áp dụng học chế tín chỉ thành cơng
Đối với sinh viên:
- Thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, Nhà trường cần tổ chức quán triệt cho sinh viên nắm vững được những đặc điểm và những yêu cầu trong phương thức đào tạo theo tín chỉ. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc tự học; giáo dục cho sinh viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn để họ xác định rõ việc học tập là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, học tập vì ngày mai lập nghiệp. Cuối đợt sinh hoạt cần kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên để có những hình thức khen - chê kịp thời.
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo để sinh viên được bày tỏ quan điểm về các vấn đề học tập, đặc biệt hướng tới hoạt động tự học, để từ đó đánh thức tiềm năng và khơi dậy lòng say mê học tập, sáng tạo của sinh viên.
94
- Đưa hoạt động tự học vào trong quy chế, việc chấp hành quy chế tự học là một tiêu chí xếp loại, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên. Tổ chức bình xét kết quả rèn luyện hàng tuần, hàng tháng làm cơ sở để xếp loại điểm rèn luyện vào cuối học kỳ. Việc bình xét phải được tiến hành dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng, nếu ngược lại sẽ phản tác dụng giáo dục.
- Bên cạnh đó, giảng viên cũng là một nhân tố có tác động lớn đến việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên. Để sinh viên hình thành và phát triển được động cơ tự học, giảng viên luôn phải định hướng nhận thức cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên ý thức đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đó.