CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm về hành động chê
Hành động chê, hiện nay đang là một vấn đề được nhiều nhà ngơn ngữ học quan tâm tới. Có một số nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này, và cũng đưa ra những ý kiến giải khác nhau. Riêng khái niệm về hành động chê mà có nhà nghiên cứu gọi là sự kiện lời nói chê và cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau, ta có thể tìm hiểu một số cách tiếp cận về hành động này như sau:
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của viện ngôn ngữ học đưa ra cách hiểu chung và hiểu riêng về hành động chê như sau: Theo cách hiểu chung nhất “chê” được hiểu là khơng cho là phải, là hay. “Chê” có lúc còn gọi là “chê bai” được hiểu là chê, đánh giá thấp. Ở khía cạnh riêng có người cịn hiểu là “chê trách” hoặc “chê cười”, hay “chê bôi”, “chê trách” là chê và bày tỏ ý trách vì đó là những hành động khiến người khác khơng hài lịng. “Chê cười” hay cười nhạo, là những hành động không phải không hay bị người khác cười nhạo.
Hành động chê cũng giống như các hành động giao tiếp đặc thù khác
như: chào hỏi, mời, đề nghị, cảm ơn, xin lỗi … tồn tại trong mọi cộng đồng ngơn ngữ và văn hố. Nó là một trong nhóm các hành động biểu thị được giá trị văn hố tích cực – một nét đẹp trong ứng xử ngôn ngữ của con người. Chê được hiểu là hành động ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá tiêu cực và bày tỏ sự không hài lịng của một cá nhân hay một nhóm cá nhân… về một cá nhân hay một nhóm cá nhân khác (hoặc về vấn đề nào đó có liên quan tới cá nhân và nhóm cá nhân khác ấy) nhằm bộc lộ sự xa cách.
Theo Nguyễn Thị Hồng Yến, sự kiện lời nói chê (ở đây gọi là hành động chê) là một hoạt động, trong đó chủ thể chê (Sp1) và đối tượng tiếp nhận hành động chê (Sp2) dùng ngôn ngữ để tác động lẫn nhau theo những cách thức nhất định để đưa hành động chê đạt được hiệu lực ở lời.
2.1.1. Hành động chê có cấu trúc đơn
Cấu trúc này bao gồm tham thoại dẫn nhập chứa hành động chê làm chủ hướng và tham thoại hồi đáp tương thích chứa hành động chê. Hiểu một cách đơn giản thì hành động chê này có cấu trúc tương đương với một cặp thoại.
31
(Quang đã tán tỉnh rất nhiều cơ gái cũng có cơ chàng ưng và đưa về nhà ra mắt nhưng đều không thành. Một hôm Quang đưa Vân về ra mắt bố mẹ, nhưng bố mẹ Quang không đồng ý. Quang không chịu được bèn thốt lên):
Sp1 (Quang): Mẹ thật là khó tính. Con chọn ai mẹ cũng chê! Vậy tùy mẹ muốn chọn ai về làm dâu thì mẹ chọn.
Sp2 (mẹ Quang): Là mẹ muốn mong cho tương lai của con và cả cái nhà này, lại còn trách nhiệm với dịng tộc nữa. Con phải hiểu và thơng cảm cho mẹ chứ. (Quang ậm ừ nhưng trong lịng vẫn cịn bực lắm).
Qua hành động ngơn ngữ ở cặp thoại trên giữa Quang và mẹ Quang thì lời nói của Quang là tham thoại dẫn nhập chứa hành động chê chủ hướng “mẹ thật
là khó tính”, và tham thoại hồi đáp tương thích của hành động chê từ phái mẹ
Quang đáp lại. Tham thoại hồi đáp tương thích đó như là một sự thanh minh cho điều mà con trai mình vừa nói là “khó tính”. Như vậy ta thấy hành động chê
trên có cấu trúc tương đương với một cặp thoại, đây chính là hành động chê có cấu trúc đơn.
2.1.2. Hành động chê có cấu trúc phức hợp
Hành động chê có cấu trúc phức hợp, hay nói cách khác đó là hành động chê có cấu trúc lớn hơn một cặp thoại. Căn cứ vào vị trí của tham thoại ta có thể chia bộ phận cấu tạo của hành động chê ở dạng phức hợp như sau:
- Tham thoại tiền dẫn nhập - Tham thoại dẫn nhập - Tham thoại kết thúc
Tham thoại tiền dẫn nhập: là các tham thoại xuất hiện ở vị trí trước tham thoại chê trung tâm, nó là tham thoại dẫn dắt chuẩn bị cho sự xuất hiện của tham thoại chê trung tâm.
Tham thoại dẫn nhập: còn gọi là tham thoại chê trung tâm nó chứa hành động chê chủ hướng và tham thoại hồi đáp tương thích với hành động chê chủ hướng trong tham thoại dẫn nhập. Tham thoại chê trung tâm có tính chất quyết đinh đối với hành động chê, tham thoại hồi đáp tương thích có ý nghĩa quyết định đối với tham thoại dẫn nhập trung tâm. Tham thoại hồi đáp này chứa thái độ phản ứng của Sp2 với người bị hành động chê hướng tới. Hai bộ phận này là yếu tố cốt lõi là hạt nhân tạo nên hành động chê, nó là sự tác động lẫn nhau giữa hai nhân vật giao tiếp và tạo ra hiệu quả trực tiếp ở lời.
32
Tham thoại kết thúc: là tham thoại xuất hiện sau tham thoại chê trung tâm, có vai trị khép lại một hành động chê mà tham thoại dẫn nhập chứa hành động chê chủ hướng đưa ra.
Ví dụ (22):
(a) Sp1: Lan, mày nhìn thấy người yêu thằng Tiến chưa? Sp2: Chưa, có xinh khơng?
(b) Sp1: Xinh! Xinh, kinh khủng. Tao tưởng thế nào chứ, cứ thấy nó ca ngợi mãi hóa ra là thị nở tái thế, mày ạ
Sp2: Thật à? Thằng Tiến thế tao tưởng người yêu nó phải xinh lắm chứ (c) Sp1: Khơng có đâu. Hơm nào tao chỉ cho, nó đi qua đây suốt ấy mà Sp2: Ừ, nhớ đấy nhé.
Ở ví dụ, trên cặp thoại (a) là cặp thoại tiền dẫn nhập, dẫn dắt người nghe vào tham thoại trung tâm. Tham thoại tiền dẫn nhập (a) gợi mở ra đối tượng bị chê và hé mở phương diện, góc độ chê mà chủ thể chê sẽ hướng tới. Tham thoại trung tâm chính là cặp thoại (b) cặp thoại này chứa tham thoại dẫn nhập chê trung tâm và tham thoại hồi đáp tương thích. Cịn tham thoại (c) chứa tham thoại kết thúc khép lại một hành động chê.
Như vậy một hành động chê có cấu trúc phức hợp ở dạng hồn chỉnh gồm 3 phần: Tham thoại tiền dẫn nhập, tham thoại chê trung tâm, và tham thoại kết thúc.