Một số tham thoại tiền dẫn nhập trong hành động chê

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4.Một số tham thoại tiền dẫn nhập trong hành động chê

2.4.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi

2.4.1.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định đối tượng chê

Ví dụ (24):

Sp1: Thoan à, ai mua thịt đấy ? Sp2: Em mua anh à, sao vậy anh ?

Sp1: Thịt ôi như vậy mà cũng mua, ăn vào rồi sinh bệnh ra. Khơng ăn thịt thì ăn rau, như thế này ai mà dám ăn chứ.

Trong trường hợp này do người nói Sp1 chưa biết đích xác ai là người (mà theo Sp1 có lỗi nên phải đưa ra hành động hỏi để xác định chính xác người gây ra lỗi (đối tượng chê), sau đó mới đưa ra hành động chê. Sp1 đã đưa ra lời chê một cách trực tiếp thẳng thắn đối với Sp2 người mua thịt “ Thịt ôi như vậy mà cũng mua, ăn vào rồi sinh bệnh ra. Khơng ăn thịt thì ăn rau, như thế này ai mà dám ăn chứ”. Sp1 đưa ra hành động hỏi trước khi chê để thể hiện thái độ lịch sự

của mình nhưng sau đó Sp1 đã gây ra sự tổn hại mạnh mẽ tới thể diện của người tiếp nhận, tính lịch sự đã được Sp1 đề cập tới trong ngữ huống giao tiếp trên nhưng chưa đạt được ở mức độ cao.

2.4.1.2.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để hướng người nghe đến đối tượng chê và hỏi để thăm dò quan điểm thái độ người nghe

Ví dụ (25):

36

Sp2: Có.

Sp1: Cậu thấy sao?

Sp2: Cũng bình thường. Nói là chán thì hơi q. Nhưng mình khơng có ấn tượng gì cả.

Sp1: Tớ thì thấy nhạt nhẽo quá, khơng hề có một luồng gió mới nào cả. Vẫn là những tiết mục cổ xưa, bây giờ xã hội thay đổi phải kết hợp cái mới chứ đằng này ôn mãi cái cổ, nhàm chán.Vậy mà cũng làm nghệ thuật.

Trong ví dụ này, Sp1 chủ định gợi mở vấn đề định chê và dẫn dắt người nghe hướng đến đối tượng chê “Hơm qua cậu có đi xem hội diễn văn nghệ của

trường mình khơng?” Sp1 chủ động đưa ra câu hỏi thăm dò quan điểm, ý kiến

của Sp2 về đối tượng, trước khi đưa ra hành động chê. Cũng có thể quan điểm của Sp2 tỏ ý khen ngợi đối tượng mà Sp1 định chê “Cũng bình thường. Nói là chán thì hơi q. Nhưng mình khơng có ấn tượng gì cả.” thì Sp1 sẽ khơng chê

nữa hoặc đưa ra lời chê khéo léo hơn, tế nhị hơn. Đây cũng có thể được coi là một chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi thực hiện hành động chê của Sp1, đưa ra quan điểm tương đồng với người giao tiếp để hòa hợp trong cách thức nói chuyện về một vấn đề chung “hội diễn văn nghệ của trường”. Đạt được chủ

đích giao tiếp của mình là chê về các tiết mục văn nghệ, đồng thời có thể hướng suy nghĩ của Sp2 tới đối tượng chê mà Sp1 đề cập tới.

2.4.1.3.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định chính xác một số vấn đề liên quan đến nội dung mệnh đề chê

Ví dụ (26):

Sp1: Cậu làm bảng lương đến đâu rồi? Sp2: E đang làm anh à!

Sp1: Cậu làm chậm như sên bị thế thì cả cơng ty tới tháng sau mới được lĩnh lương à?

Trước khi đưa ra lời chê Sp2 làm chậm “như sên bò”, Sp1 phải xác định chắc chắn việc việc Sp2 đang làm “E đang làm anh à!”

Sp1 đặt ra câu hỏi với mục đích biết chính xác thơng tin để làm căn cứ cho lời chê “Cậu làm chậm như sên bị thế thì cả cơng ty tới tháng sau mới được

lĩnh lương à?”. Trong trường hợp này Sp1 lĩnh hội được hoàn toàn hành động

chê mà Sp2 mang tới vì vậy mức độ mất thể diện được nâng cao. Tính lịch sự của hành động chê hạ xuống mức thấp

37

Dẫn dắt, gợi mở đề tài chê, người nói thường đưa ra những câu hỏi nhằm xác định vể thời gian, nơi chốn, tình trạng việc làm… liên quan đến vấn đề trong nội dung mệnh đề chê hoặc thăm dò quan điểm của người nghe trước khi đưa ra lời chê.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 42 - 44)