Lịch sự trong văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 49 - 50)

2.4.2 .Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán

2.5.1.2.Lịch sự trong văn hóa giao tiếp

2.5. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt

2.5.1.2.Lịch sự trong văn hóa giao tiếp

Lịch sự là yếu tố quan trọng cần thiết trong giao tiếp xã hội đặc biệt là trong nói năng đó khơng chỉ là một biểu hiện về văn hóa mà cả về đạo đức nhân cách. Điều đó vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người đối thoại vừa nâng cao hiệu quả giao tiếp. Hiểu và dùng ngôn ngữ một cách lịch sự giúp chúng ta thành công trong giao tiếp đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn.

Lịch sự từ cái nhìn của văn hóa phương Tây cho rằng nó là tính tốn của mỗi cá nhân trong các cuộc giao tiếp nhằm mục đích làm hài lịng các cá nhân tham gia tương tác xã hội.

Các nhà nghiên cứu phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản lại chứng minh tính lịch sự lại gắn với những chuẩn mực giao tiếp của cộng đồng xã hội

43

hơn là những ý muốn về sự tự do lựa chọn của nhân trong giao tiếp. Lịch sự chuẩn mực là hoạt động ứng xử ngôn ngữ phù hợp với quy ước của cộng đồng nhằm mục đích tơn trọng các giá trị của người nghe và người nói. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng quan tâm tìm hiểu về vấn đề lịch sự trong tiếng Việt. Các tác giả đã xác định rõ tầm quan trọng tác dụng của lịch sự trong giao tiếp và bước đầu cũng gợi ý nội dung khái niệm của lịch sự trong giao tiếp của người Việt.

Đặc biệt, Vũ Tiến Dũng (2007), với việc phân tích nguồn cứ liệu qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam đã cho thấy phép lịch sự của người Việt giai đoạn hiện nay là sự đan xen, kết hợp hài hịa giữa hai bình diện: Lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược.

Qua việc đối chiếu kết quả thu được từ đời sống ngôn ngữ hiện đại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, tác giả cũng cho thấy một xu thế khá rõ rệt đó là: Phép lịch sự trong truyền thống của người Việt Nam thường thiên về lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược tuy đã có mặt nhưng có phần vẫn bị lịch sự chuẩn mực áp đảo hơn đặc biệt là trong một số nghi thức lời nói.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 49 - 50)