Phân biệt hành động chê với một số hành động khác như: phàn nàn,

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.Phân biệt hành động chê với một số hành động khác như: phàn nàn,

phàn nàn, trách, mắng, chửi…

Về cơ bản giữa các hành động chê, phàn nàn, trách, mắng, chửi,…có một số điểm tương đồng với nhau. Nếu ta không để ý hoặc khơng phân biệt rõ thì rất rễ làm người nghe, người tiếp nhận hiểu sai ý định của phát ngôn. Như vậy phát ngôn sẽ không tạo ra được hiệu lực ở lời, mục đích của cuộc giao tiếp không đạt được, điều này đồng nghĩa với sự thất bại của chiến lược giao tiếp mà các nhân vật giao tiếp đưa ra.

Trong khả năng, trình độ hiểu biết cịn hạn hẹp nên chúng tơi chỉ tìm hiểu, tiếp cận để phân biệt các hành động này ở góc độ đơn giản nhất, đó là dựa trên cách hiểu về chúng theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học.

Các hành động: Chê, phàn nàn, trách, mắng, chửi… hiểu theo cách chung nhất và khái quát nhất thì đây đều là những hành động làm tổn hại đến danh dự,thể diện của người khác. Vì chúng có những điểm tương đồng nhất định nên khi phân biệt chúng ta cần phải xem xét các hành động này ở những phương diện biểu hiện cụ thể để tránh nhầm lẫn và phải hiểu được bản chất của các hành động đó. Đối với hành động chê trong tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu: “Chê” theo một cách khái qt nhất đó là hành động khơng hay, không đẹp, bị đánh giá thấp để người khác phải chê cười hoặc tỏ ý khơng bằng lịng.

Phàn nàn cũng là một hành động làm tổn hại đến thể diện của người khác, theo “Từ điển tiếng Việt” đó là sự biểu thị bằng lời điều làm cho mình bực bội. Mức độ làm tổn hại đến thể diện của nó thấp hơn so với hành động chê. Hành động trách là sự trách cứ bắt lỗi bằng những lời nói nặng. Mức độ làm tổn hại của nó cao hơn so với hành động chê nhưng chưa nặng nề bằng hành động

35

mắng, chửi… theo “Từ điển tiếng Việt”, “mắng” có nghĩa là nêu lỗi của người dưới bằng lời nói nặng, to tiếng. Hay “mắng nhiếc” là mắng bằng những lời nhiếc móc làm cho nhục nhã, khổ tâm.

Đối với hành động “chửi” thì nó có sự khác biệt khá rõ rệt so với một số hành động vừa nêu trên. “Chửi” là phát ra những lời lẽ thô tục dùng để xỉ nhục hoặc cơng kích đối phương. Với hành động này người phải tiếp nhận nó sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm khơng những tới thể diện, mà thậm chí cịn cảm thấy mình bị xúc phạm tới cả nhân cách. Chính vì vậy trong giao tiếp chúng ta cần hết sức tránh những va chạm dẫn đến xuất hiện hành động này. Nó khơng chỉ làm tổn hại, mất thể diện của người tiếp nhận mà nó cịn ảnh hưởng trực tiếp tới người phát ngơn ra nó.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 41 - 42)