Các yếu tố tác động đến tính lịch sự của hành động chê

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 55 - 61)

2.4.2 .Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán

2.5.2.3.Các yếu tố tác động đến tính lịch sự của hành động chê

2.5. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt

2.5.2.3.Các yếu tố tác động đến tính lịch sự của hành động chê

Lời chê thuộc về hành động đe dọa thể diện, tức là thường tác động tiêu cực đến thể diện của người đối thoại do vậy hành động chê thường được nhìn nhận là hành động có tính lịch sự khơng cao. Để cho một lời chê có tính lịch sự thì việc lựa chọn cách biểu hiện hành động tại lời trực tiếp hay gián tiếp là chưa đủ. Người nói cần phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và các nhân tố giao tiếp để biểu hiện tính lịch sự trong tương tác xã hội.

a. Sử dụng lời khen

Một trong những phương thức mà người đưa ra hành động chê thường sử dụng để bù đắp cho sự mất thể diện của đối tượng tiếp nhận lời chê. Trước khi thực hiện hành động chê là đưa ra một hành động khen.

Ví dụ (40):

(Sau khi đọc xong thơ của Sp2)

Sp1: Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ rồi lại quên mất tác giả, lại cứ tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!

(Sp2 cảm ơn và khen Sp1 có con mắt xanh).

Sp2: Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng khơng hiểu sao vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ [Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa, Tr 43].

49

Ở đây lời khen có tác dụng giống như một sự vuốt ve ngọt ngào trước khi bắt người ta phải tiếp nhận một viên thuốc đắng, vì vậy mà ít nhiều bù đắp và giảm thiểu cho sự mất thể diện mà đối tượng chê phải chịu đựng.

Sử dụng lời khen trước khi chê đã biểu thị một cách chê khôn khéo nhất, thể hiện sự linh hoạt của người giao tiếp. Vậy nên yếu tố sử dụng lời khen được đánh giá cao trong các yếu tố diễn đạt lịch sự cả lời chê.

b. Hoàn cảnh giao tiếp

Một người giao tiếp thành công là một người biết nhận định về hoàn cảnh giao tiếp sao cho phù hợp nhất với những phát ngơn mình đưa ra, làm hài lịng đối tượng tham gia giao tiếp đồng thời đạt được đích giao tiếp đã đặt ra. Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi bạn muốn thể hiện quan điểm riêng về lời khen, lời chê, hay một lời xin lỗi với ai đó thì bản thân bạn cũng phải tìm một hồn cảnh thích hợp nhất để thực hiện hành động ngơn ngữ trên. Đó được coi là một cách ửng xử thơng minh và có văn hóa. Chúng ta có thể xét ví dụ sau để thấy được sự ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp tới vấn đề lịch sự của lời chê.

Ví dụ (41):

(Sp2 đang đi cùng bạn trai) Sp1: Lan ơi mày lên rồi à?

Sp2: Ừ mình mới lên hơm qua bạn à!

Sp1: Mày về q có mấy hơm mà trơng như người Châu Phi ấy

Trong ví dụ trên, Sp1 đã khơng chú ý đến hồn cảnh giao tiếp giữa Sp1 và Sp2 mà đưa ra một lời chê thẳng thắn. Sp2 đang đi cùng bạn trai chính vì vậy mà mức độ tổn hại Sp1 mang tới cho Sp2 còn tăng lên cao hơn. Nếu như đặt lời chê của Sp1 vào hồn cảnh giao tiếp chỉ có Sp1 và Sp2 tại phịng trọ thì có thể mức độ làm tổn hại danh dự thể diện tới Sp2 sẽ giảm nhẹ hơn.

Đối với mỗi hoàn cảnh giao tiếp người tham gia cuộc thoại cần lựa chọn từ ngữ một cách thích hợp nhất khơng nên sử dụng từ ngữ bữa bãi trong tất cả mọi hoàn cảnh.

c. Quan hệ liên cá nhân

Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu

50

Đối với hành động chê để đạt được tính lịch sự cao hơn nếu mức độ thân cận trong quan hệ liên nhân tăng lên. Lời chê sẽ được tiếp nhận một cách nhẹ nhàng nếu nhận được một lời chê chân thành và tình cảm.

Ví dụ (42):

Sp1: Mày để dành tiền cất vào két hay sao mà tong teo thế? Sp2: Tao vẫn vậy mà.

Sp1: Trông mày như con cá mắm ý, cố mà ăn uống tốt vào cịn ơn thi.

Sp1 đã sử dụng từ ngữ hình ảnh tong teo để miêu tả bạn mình gầy. Do Sp1 và Sp2 có mối quan hệ thân hữu vậy nên Sp1 và Sp2 sử dụng những từ ngữ suồng sã. Nhưng không làm mất thể diện của Sp2 mà còn đưa ra một lời khuyên chân thành xuất phát từ tình cảm thân hữu với Sp1.

Như vậy theo quan hệ liên cá nhân, mức độ thân cận càng tăng thì sự đe dọa thể diện trong các hành động đe dọa thể diện càng giảm và đạt tới tính lịch sự trong giao tiếp ngày càng cao hơn.

d. Một số yếu tố ngôn ngữ khác

Bên cạnh những thành phần cơ bản trên, để có thể tăng thêm tính lịch sự của hành động chê cịn có các thành phần bổ trợ khác được thể hiện qua lời xin lỗi, những yếu tố rào đón, đưa đẩy, các từ ngữ giảm nhẹ…

Ví dụ (43): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xin lỗi Hương nhé, có vẻ như chiếc áo này khơng hợp với màu da của bạn thì phải?

Xin lỗi, có vẻ như: là những thành phần bổ trợ tìm hiểu thái độ của người tiếp nhận lời chê, đồng thời bày tỏ tinh tế quan điểm của người chê. Qua đó giảm thiểu đến mức tối đa mức độ thiệt hại xâm phạm đến lịch sự, những phần này kết hợp với thái độ chân thành của người đưa ra lời chê thì hiệu quả giao tiếp sẽ tăng, mục đích lời chê dễ được chấp nhận. Chính những yếu tố đó là biểu hiện của tính lịch sự.

Tiểu kết chương 2

Hành động chê là một trong những hành động gây tổn hại đến thể diện của người tham gia đối thoại. Hành động chê, đang tồn tại những cách hiểu khác nhau nhưng xem xét trên bình diện chung ta có thể hiểu “chê” là những hành động ngôn ngữ không hay, không đẹp, bị đánh giá thấp hoặc khiến người khác

51

không hài lịng. Có thể có cách hiểu đó là hoạt động mà trong đó chủ thể chê (SP1) và đối tượng tiếp nhận hành động chê (SP2) dùng ngôn ngữ để tác động lẫn nhau theo cách thức nhất định, để đưa hành động chê đạt được hiệu lực ở lời.

Tham thoại tiền dẫn nhập là tham thoại đứng ở vị trí trước tham thoại chê trung tâm. Nó là tham thoại dẫn nhập chuẩn bị cho sự xuất hiện có hành động chê làm chủ hướng. Tham thoại dẫn nhập hay còn gọi là tham thoại chê trung tâm nó chứa hành động chê làm chủ hướng và tham thoại hồi đáp tương thích có tính chất quyết định đối tới hành động chê và tham thoại hồi đáp tương thích có tính chất quyết định đối với tham thoại dẫn nhập trung tâm. Tham thoại kết thúc có ý nghĩa khép lại vấn đề chê.

Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp chính là phương thức làm giảm thiểu tổn hại đến thể diện của người tham gia cuộc thoại, không chỉ đối với người tiếp nhận mà với chính người đưa ra hành động chê. Để làm giảm thiểu mức độ tổn hại của lời chê xuống mức thấp nhất thì người đưa ra hành động chê đối với người khác có thể sử dụng kiểu lời chê trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó là sự vận dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ trong ngôn ngữ tiếng Việt để đạt được đích của người đưa ra lời chê (SP1) qua đó đối tượng nhận hành động chê (SP2) tự hiểu được quan điểm của (SP1) nói tới nhưng vẫn giữ được mối quan hệ thân hữu.

Trong khi thực hiện và tiếp nhận hành động chê chúng ta cần phân biệt rõ ràng hành động chê với một số hành động khác như: mắng, trách, chửi… về cơ bản những hành động này đều tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện của người khác, nhưng sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ mức độ đe dọa thể diện. Mức độ đe dọa thể diện của hành động chê thấp hơn so với hành động phàn nàn trách, mắng, chửi,…nghĩa là hành động chê dù ít hay nhiều đều là khiếm nhã nhưng nếu sử dụng ngôn ngữ khéo léo tế nhị thì đó vẫn là hành động mang tính lịch sự.

Thông qua giao tiếp bản chất của con người được thể hiện rõ nét nhất. Vì vậy trong giao tiếp con người luôn chú ý đến những cách ứng xử lịch sự. Lời chê của người Việt Nam góp phần tạo nên những nét văn hóa khó tìm thấy ở một dân tộc khác. Đứng trước xu thế phát triển của xã hội bản thân mỗi chúng ta cần trau dồi vốn ngơn ngữ cho bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ứng xử một cách văn hóa nhất dù đó có là hành động chê một ai đó hay một điều gì đó.

52

KẾT LUẬN

1. Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động sống của con người. Con người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, thực chất là việc thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện được dùng là ngôn ngữ. Austin, người đề ra lý thuyết hành động ngôn ngữ: hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động mượn lời. Ơng đã phân loại hành động ngơn ngữ thành năm phạm trù và đưa ra các điều kiện sử dụng hành động mượn lời. Sau đó, Searle trên cơ sở về lý thuyết hành động ngôn ngữ của Austin đã phát triển và đưa ra những quan điểm về điều kiện sử dụng hành động ngơn ngữ. Đó là bốn điều kiện: Nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, căn bản; và dựa vào đó Searle phân chia thành năm loại hành động ngôn ngữ: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố.

2. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ. Đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài làm nên những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại. Cấu trúc khái quát của một cuộc thoại bao gồm: mở thoại, thân thoại và kết thoại. Những vấn đề như luân phiên lượt lời, cặp thoại, sự tương tác hội thoại là những vấn đề nghiên cứu về hội thoại cần quan tâm.

3. Nghiên cứu về lịch sự chúng tôi điểm diện các quan điểm của Lakoff, Leech, Brown và Levinson, cùng với một số quan điểm của cá nhà nghiên cứu lịch sự ở Việt Nam. Xét về tính lịch sự của hành động chê thì bản chất của hành động này là làm tổn hại đến thể diện các nhân vật giao tiếp. Với mục đích hướng tới hiệu quả giao tiếp và để giảm thiểu tới mức tối đa tính bất lịch sự trong hành động chê. Trên cơ sở đó chúng tơi đã phân loại hành động chê theo hình thức diễn đạt,đích ở lời và nội dung mệnh đề, đích tại lời. Các tham thoại tiền dẫn nhập được đưa ra với mục tiêu làm chiến lược giao tiếp để cách thức chê hợp lí hơn, hạn chế được những phản ứng tiêu cực từ phía người nghe mà vẫn đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn.

4. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt được tìm hiểu dưới góc độ đặc trưng văn hóa của người Việt để tìm hiểu những khía cạnh đe dọa thể diện mà hành động ngôn ngữ chê mang tới. các yếu tố diễn đạt tính lịch sự của lời chê với mục đích giảm thiểu tối đa mức độ đe dạo thể diện của người tham gia giao tiếp. Từ đó tìm ra phương pháp tăng cường tối đa tính lịch sự cho lời chê, ngày nay đất nước đất nước đang trên đà phát triển xã hội hướng tới văn hóa giao tiếp trong ngơn ngữ, hành động nói năng để tạo nên một cộng đồng văn minh hơn tiến bộ hơn nhưng vẫn ln giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. việc trau dồi văn hóa trong đó có việc trau dồi sử dụng ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng và vận dụng một cách hợp lý vào từng ngữ huống giao tiếp. Đó chính là biểu hiện của lịch sự trong giao tiếp.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập 2, NXB Giáo dục.

2. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập 2, NXB Giáo dục.

3. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng

Việt, NXB Giáo dục.

4. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

5. ThS. Trần Thị Lan Anh (2010), Lịch sự trong cách thức tiếp nhận lời khen

của người Việt.

6. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt Ngữ, NXB Đại học Quốc gia. 8. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ

học, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Văn Bổng (1995), Sương mù Đà Lạt, tập 3, NXB Văn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Tham thoại tiền dẫn nhập trong sự kiện lời

nói chê, NXB Đại học sư phạm.

11. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

12. Trần Thị Lan Anh (2005), Lời khen và cách thức tiếp nhận lời khen với giới

tính trong giao tiếp Tiếng Việt, Luận án thạc sĩ Ngữ văn Trường ĐHSP Hà

Nội, Hà Nội.

13. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt (2000), NXB Giáo dục.

14. Vũ Tiến Dũng (1999), Tìm hiểu một vài hành động ngơn trung diễn đạt tình

thái lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.

15. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính, NXB Giáo dục. 16. Vũ Thị Thanh Hương (2002), Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc

nghiên cứu ứng xử lịch sự”, Tạp chí Ngơn ngữ số 1.

17. Vũ Thị Thanh Hương (2000), Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt,

ngơn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội

NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC

18. Chu Lai (1993) “Phố”

19. Kim Lân (1985), “ Vợ Nhặt” Truyện ngắn Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục

54

21. Nguyễn Công Hoan (2005), “Xuất giá tòng phu” Nguyễn Công Hoan Truyện Ngắn, NXB Văn học.

22. Nguyễn Cơng Hoan (2005), “Thế cho nó chừa” Nguyễn Cơng Hoan Truyện

ngắn, NXB Văn học.

23. Nguyễn Công Hoan (2005), Thằng Quýt II”, Nguyễn Công Hoan Truyện ngắn, NXB Văn học.

24. Nguyễn Công Hoan (2005), “Kép Tư Bền”, Nguyễn Công Hoan Truyện ngắn, NXB Văn học.

25. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Những bài học nông thôn”, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học.

26. Nguyễn Huy Thiệp (2003), “ Những người Thợ xẻ”, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học.

27. Nguyễn Huy Thiệp (2003), “Huyền Thoại phố phường”, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học.

28. Nam Cao (2004) “Nửa đêm”, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học.

30. Nam Cao (2004) “ Chí Phèo”, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 55 - 61)