Tính lịch sự của lời chê trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 51 - 55)

2.4.2 .Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán

2.5.2.2.Tính lịch sự của lời chê trong giao tiếp

2.5. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt

2.5.2.2.Tính lịch sự của lời chê trong giao tiếp

Về bản chất nội tại của hành động chê là sự đe dọa đến thể diện của người tiếp nhận. Nghiên cứu về tính lịch sự của lời chê với mục tiêu đặt ra đối với chúng tôi là giảm thiểu sự đe dọa thể diện của người nhận. Trong cuộc sống thì hành động chê là hành động tất yếu sẽ phải diễn ra, nhưng chê như thế nào? Để

45

người tiếp nhận hiểu được vấn đề đồng thời đưa ra lời chê cũng khéo léo và tế nhị thể hiện quan điểm chủ quan cá nhân của mình.

Brown và Levinson đã bàn về thể diện trong quan điểm lịch sự của mình. Hai tác giả đã phân biệt hai phương diện của thể diện: Thể diện dương tính và thể diện âm tính. Để tăng tính lịch sự của lời chê thì có thể dựa vào các khái niệm thể diện của Brown và Levinson và cách thức sử dụng lời chê theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.

Theo Brown và Levinson hầu hết các hành động nói trong tương tác đều tiềm tàng khả năng tổn hại đến thể diện của ta và người khác. Các tác giả gọi những hành động nói tiền tàng khả năng làm tổn hại thể diện như vậy là các hành động đe

dọa thể diện. Hành động chê cũng thuộc loại hành động nói trên.

Khi một ai đó thực hiện hành động chê của mình thì đó chính là một hành động đe dọa đến thể diện dương tính của người nhận.

Ví dụ (35):

Sp1: Ai nấu canh vậy Lan? Sp2: Em nấu anh à!

Sp1: Nấu mặn chua mặn chát thế này ai mà ăn được, ăn vào để ướp ruột à?

Sp1 đã đưa ra lời chê đối với Sp2 về món ăn mà Sp2 đã nấu. Hành động chê của Sp1 đã trực tiếp làm tổn hại đến thể diện dương tính của Sp2. Và Sp2 có thể nhận ra lỗi sai của mình nhưng sẽ cảm thấy tức tối về lời chê của Sp1.

Giao tiếp là một hành động liên cá nhân nhằm trao đổi thơng tin hay một tư tưởng, tình cảm, một nhận thức nào đó của người nói tới người nhận. Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, các hành động ngôn trung luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện. Để giữ thể diện cho người nhận (mà cũng chính là giữ thể diện cho người nói), người nói phải tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của hành động ngôn trung bằng những hành động mà Brown và Levinson gọi là hành động giữ thể diện (face saving acts).

Thể diện là cơ sở, nền tảng mà mọi người nhìn chung, phải hợp tác để duy trì thể diện của những người khác và hài lòng về thể diện của chính mình. Trong một cuộc thoại khi người khác nói muốn thực hiện hành động chê của mình cũng cần tính tốn sao cho mức đồ đe dọa thể diện tới người đối thoại ở một mức độ giảm nhẹ nhất. Như hành động chê trực tiếp về cơ bản phần đa là hành động mang bản chất khiếm nhã, thiếu lịch sự rất dễ khiến người tiếp nhận bị tổn thương. Tuy nhiên, cũng có những lời chê mang tính trực tiếp nhưng khơng làm

46

người khác bị tổn hại tới danh dự. Bởi người nói biết cách vận dụng khéo léo lời chê theo quan hệ liên nhân giữa họ với người nhận.

Ví dụ (36):

Sp1: Em cắt kiểu tóc mới này đẹp đấy chứ? Sp2: Vâng! Chị ạ.

Sp1: Chẳng bù cho lần trước em làm xoăn trông già hơn nhiều. Sp2: Vâng! Mặt em không hợp với làm xoăn chị nhỉ?

Trong ví dụ trên, trước khi thực hiện lời chê của mình Sp1 đã sử dụng một

lời khen trước đó với Sp2 để tạo tình cảm thân thiết giữa Sp1 và Sp2. Sau đó SP1 đưa ra một lời chê nhẹ nhàng đồng thời nhận được sự đồng tình của Sp2 về kiểu

tóc xoăn của Sp2. Lời nhận xét (lời chê) chân thành của Sp1 đã được Sp2 tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng tới danh dự của Sp2.

Có những hành động chê trực tiếp xuất phát từ sự chân thành cởi mở và mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là thân thiết thì lời chê sẽ được chấp nhận và đối tượng tiếp nhận sẽ khơng cảm thấy mình bị mất thể diện. Nhưng về phần đa lời chê trực tiếp đều gây tổn hại thể hiện cho người nhận, để giảm thiểu tối đa việc làm tổn hại đó thì người thực hiện lời chê phải có vốn từ ngữ phong phú và đa dạng để có thể có lời chê tế nhị nhất và điều đó khơng phải đơn thuần ai cũng làm được. Chúng tôi cho rằng hành động chê theo kiểu trực tiếp là hành động manh tính lịch sự khơng cao. Với mục đích hướng tới lịch sự trong giao tiếp và tìm ra vẻ đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Việt nên chúng tôi đồng thời đi vào tìm hiểu những hệ thống hành động chê theo kiểu gián tiếp.

Dù hành động chê nào cũng tiềm ẩn khả năng đe dọa đặc biệt là hành động chê trực tiếp song với hành động chê theo kiểu gián tiếp thì dường như nó mang tính lịch sự hơn khi người nghe tiếp nhận nó.

Lời chê gián tiếp là những lời chê sử dụng từ ngữ để chê thơng qua cách nói hình ảnh về đối tượng chê hay vật bị chê được nói tới để diễn tả lời chê một cách khéo léo hơn.

Ví dụ (37):

Trinh nghiêm trang nhìn tơi, thở dài, lắc đầu, nói bằng giọng khinh bỉ: - Anh chỉ là con tốt đen lẻ trong ván bài tam cúc. Xã hội có những người như anh, thì thơi, tha hồ chúng nó bóc lột nhau, tha hồ chúng nó đâm giết nhau.

47

Mà để chúng nó hồnh hành như vậy, một ngày kia, chính mình sẽ bị tay chúng nó bóc lột, đâm giết.

Tơi kinh hoảng. Hay anh đã hội kín hội hở gì đây, sao lại thở ra một giọng “ Làm rói cuộc trị an”. Thế. Coi chừng không lại vạ miệng nhé.

[ Nguyễn Công Hoan(2004), truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn hóa: Tr 363].

Ở ví dụ trên Trinh đã chê “ tơi” là “ quân tốt đen lẻ trong ván bài tam cúc”, có nghĩa là Trinh đang ám chỉ cái vị thế đó là vị thế thấp hèn trong xã hội. Với thái độ chê của Trinh đó là một thái độ khinh bỉ nhưng nó lại mang một tình cảm chân thành bởi mối quan hệ giữa họ là những người bạn thân nên “ tôi” không hề cảm thấy bị tổn thương hay bị xúc phạm. Qua đó, “ tơi” cịn nhận ra được một điều thay đổi lạ lùng của Trinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng cách ví con bóng gió như vậy Trinh đã thực hiện được đích lời chê của mình là chê cái vị thế thấp hèn không chịu cách tân đổi mới của “tơi”.

Ví dụ (38):

Sp1: Dạo này nhìn Hồng càng ngày càng mảnh mai nhỉ? Sp2: Thật vậy ạ, em nghĩ mình vẫn thế chứ nhỉ.

Sp1: Khơng. Làm gì mà vẫn thế. Em mảnh mai hơn trước đấy.

Trong ví dụ này, Sp1 đã chê Sp2 là gầy hơn trước nhưng khơng trực tiếp

nói ra mà Sp1 đã sử dụng một cách nói khơn khéo, hình ảnh là “ mảnh mai” để cho Sp2 tự nhận ra điều đó. Cuộc thoại được diễn ra một cách vui vẻ, hài hước, hóm hỉnh, và xuất phát từ sự nhận xét chân thành của Sp2. Hành động chê gián tiếp, ngầm ẩn mang tính lịch sự để Sp2 không tổn hại thể diện và tiếp tục tham ra cuộc thoại đồng thời hiểu được quan điểm của Sp1. Để hành động chê đạt được tính lịch sự thì cần phải quan tâm đến hai loại của nhu cầu thể diện: thứ nhất, thể diện âm tính là nghĩa khơng dồn ép. Thứ hai, thể diện dương tính nghĩa là nhu cầu hướng tới người hâm mộ, nhu cầu quan hệ. Lịch sự chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nghĩa là chúng ta nói tới chiến lược lịch sự.

Một khía cạnh cần nói tới của lời chê đó là: Khơng chỉ bản thân người tiếp nhận lời chê bị đe dọa về thể diện mà ngay chính bản thân người đưa ra hành động chê cũng tự mình làm tổn hại đến thể diện của mình.

Ví dụ (39):

48

Sp2: Ừ Vân à!mình với mấy người bạn đang xem.

Sp1: Bạn mà cũng mua quần áo rẻ tiền ở đây à? Đồ ở đây ai mà mặc được Sp3: (Hương bạn đi cùng với Hồng) hôm trước tớ thấy Vân cũng mua cái áo ở đây cịn gì.

Trong ví dụ trên bản thân Sp1 đưa ra lời chê đối với Sp2 làm ảnh hưởng đến thể diện của Sp2. Nhưng vơ tình đã đe dọa tới thể diện của chính bản thân mình khi mà có sự tiếp lời của nhân vật Sp3. Sp3 khơng tính tốn tới mức độ đe dọa thể diện đối với mình khi thực hiện hành động chê đối với Sp2 và do đó Sp3

đã mất thể diện của chính bản thân trước Sp2, Sp3.

Như vậy tính lịch sự của hành động chê là một chiến lược nhằm sửa đổi giảm thiểu mức độ “mất thể diện” của người tiếp nhận đồng thời hướng tới lịch sự trong giao tiếp bằng cách vận dụng vốn ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt, sử dụng hành động giữ thể diện để đạt được đích giao tiếp trong hoạt động chê. Hướng tới một cách ứng xử văn hóa, văn minh.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 51 - 55)