Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 50 - 51)

2.4.2 .Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán

2.5.2.1.Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

2.5. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt

2.5.2.1.Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

Lịch sự là một bước phát triển cao của văn hóa giao tiếp. Do đó, tìm hiểu tính lịch sự trong giao tiếp của người Việt phải gắn với những đặc điểm của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999),

Trần Ngọc Thêm đã phác ra bức tranh toàn cảnh đặc điểm của người Việt Nam trong văn hóa ứng xử nói chung và hoạt động giao tiếp nói riêng. Xét về thái độ giao tiếp thì người Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè, tính cộng đồng là nguyên nhân khiến người Việt thích giao tiếp và điều đó được biểu hiện như sau: Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng, thăm viếng khơng cịn là nhu cầu cơng việc như người phương Tây nữa mà để biểu hiện tình cảm, tình nghĩa có tác dụng thắt chặt mối quan hệ. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có tính hiếu khách. Khi có khách đến nhà dù quen hay sơ, dù nghèo khó đến đâu thì người Việt Nam cũng cố gắng tiếp đón chu đáo tận tình, dành cho khách những tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất. Điều đó xuất phát từ quan niệm của người Việt: “Đói năm khơng ai đói bữa”.

Bên cạnh đặc điểm thích giao tiếp, người Việt Nam có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè trong giao tiếp. Sự tồn tại của hai đặc tính này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của người Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Tức

44

là trong phạm vi cộng đồng quen thuộc của họ thì người Việt sởi lởi thích giao tiếp, nhưng trước người lạ tính tự trị phát huy và do vậy người Việt Nam lại tỏ ra rụt rè, nhút nhát. Hai tính cách trái ngược nhau là của cùng một bản chất là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt.

Trong quan hệ giao tiếp đặc trưng của người Việt là rất coi trọng tình cảm, coi tình cảm lớn hơn mọi thứ trên đời và lấy tình cảm là nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu đánh giá quan sát về các mặt của đời sống cá nhân con người: Tuổi tác, trình độ học vấn, sức khỏe, gia đình,…những vấn đề mà người Việt thường quan tâm và điều này do tính cộng đồng chi phối. Người Việt tự thấy trách nhiệm phải quan tâm đến người khác. Do lối sống trọng tình cảm mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hơ riêng, biết tính cách biết người để lựa chọn lối xưng hơ thích hợp.

Truyền thống của người Việt là vấn xá cầu an, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn rồi mới đi vào nội dung chính của cuộc giao tiếp. Lối giao tiếp ưa tế nhị sản phẩm của lối trọng tình. Kiểu tư duy tế nhị trong các mối quan hệ nó tạo nên thói quen đắn đo suy nghĩ cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói năng, chính điểm này khiến người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán. Và để tránh quyết đoán đồng thời giữ được hịa thuận khơng mất lịng ai, người Việt hay cười, nụ cười rất quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam chính vì vậy một số nhà nghiên cứu cho rằng người Việt ưa giao tiếp theo lối hiệp đồng. Tâm lý hịa thuận khiến người Việt có chủ trương nhường nhịn.

Một sự nhịn chín sự lành.

Hoặc:

Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhở lửa biết đời nào khê.

Như vậy, cách thức giao tiếp của người Việt Nam rất phong phú, đa dạng và linh hoạt. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể cách thức giao tiếp có sự biến đổi để phù hợp và đạt đích của cuộc giao tiếp.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 50 - 51)