Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khuyên can

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 47 - 49)

2.4.2 .Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán

2.4.7. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khuyên can

Ví dụ (33):

Sp1: Em nên để kiểu tóc khác đi!

41

Sp1: Khơng những khơng đẹp mà có thể nói là chẳng hợp với em một chút nào. Thà em cứ để kiểu cũ còn đẹp hơn.

Khi phát hiện ra có những vấn đề nên chê ở Sp2, với lòng tốt và sự chân thành của mình, Sp1 thường đưa ra những lời khuyên trước khi chê.

Theo Sp1 nghĩ thì những lời khun của Sp1 sẽ có ích đối với Sp2 “Khơng

những khơng đẹp mà có thể nói là chẳng hợp với em một chút nào. Thà em cứ để kiểu cũ cịn đẹp hơn” do đó, đưa ra một lời khuyên trước khi chê cũng là một

cách bù đắp cho sự tổn hại về thể diện mà Sp2 phải chịu khi tiếp nhận hành động

chê. Hành động chê trong ví dụ này đã thể hiện được tính lịch sự chứa đựng trong đó, do tình thân hữu khoảng cách liên cá nhân gần gũi càng làm cho hành động chê có tính chất chân thành nhất, làm thỏa mãn được cả người đưa ra hành động chê và người tiếp nhận.

Bên cạnh những hành động chê xuất phát từ sự chủ động chê từ phía người nói ra, trong thực tế giao tiếp, tham thoại chê cũng thường khởi nguồn từ những hành động, việc làm, hành động khác. Những trường hợp này người nói thường khơng chủ động chê được, mà do trong quá trình giao tiếp mới nảy sinh hành động chê.

Ví dụ (34):

Sp1: Chú tham, chú phán hỏi con rằng bà năm nay buôn bán lỗ lãi ra sao…vô tình, cố nhiên là con đã nói thật bà lãi được ngót nghìn bạc…

Sp2: Ấy chết! Sao con dại dột thế! Bà vẫn giấu đây mà[5].

Tham thoại của Sp2 có chứa hành động chê chủ hướng. Hành động chê này bắt nguồn từ hành động thông báo của Sp1 trong tham thoại trên.

Những trường hợp chê khởi nguồn từ hành động khác như vậy chúng tơi khơng coi đó là những tham thoại tiền dẫn nhập. Nói cách khác, những trường hợp chê này khơng có tham thoại tiền dẫn nhập[10].

Qua đây, chúng tơi nhận thấy sự kiện lời nói chê có đặc điểm khác với một số hành động khác như: Xin phép, mời, rủ,…( người nói thường chủ động đưa ra hành động) hoặc cảm thán,…( người nói thường bị động khi đưa ra hành

động). Bởi: Hành động chê có thể do người nói đã dự định sẵn ý định chê và chủ động đưa ra các tham thoại dẫn dắt hành động chê, đó là các trường hợp sự kiện lời nói chê có tham thoại tiền dẫn nhập đã nói trên. Và hành động chê cũng thường xảy ra bột phát, sau khi chủ thể chê chứng kiến một sự việc, hoặc tiếp nhận một hành động ngôn ngữ khác, chẳng hạn hành động thông báo của Sp1 trong ví dụ trên đã dẫn đến hành động chê của Sp2.

42

Tùy thuộc vào từng chu cảnh chê, mục đích chê, nhu cầu của phép lịch sự và quan hệ liên cá nhân giữa người chê và người bị chê, người tiếp nhận chê mà cách thức chê sẽ thay đổi, các thành phần mở rộng và cách xưng hô trong phát ngôn chê cũng thay đổi. Và cũng như vậy, một sự kiện lời nói chê có thể có tham thoại tiền dẫn nhập, tham thoại kết thúc hay có thêm cặp thoại chêm xen cũng tùy thuộc vào các yếu tố nêu trên, đặc biệt là đối với các tham thoại tiền dẫn nhập, yếu tố xuất hiện trước khi đưa ra tham thoại chê. Như vậy một sự kiện lời nói chê có thể có tham thoại tiền dẫn nhập hay khơng hoặc nếu có thì là dạng tham thoại tiền dẫn nhập nào là do chủ thể chê quyết định. Biết sử dụng các tham thoại tiền dẫn nhập chê một cách hợp lí sẽ hạn chế tối đa những phản ứng tiêu cực từ phía người nghe và giúp hành động chê đạt được hiệu quả như ý muốn.

Một phần của tài liệu Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)