đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn tại cơ sở
TT Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Triển khai quy định chuẩn
hiệu trưởng 50 20 50 20 150 60
2 Chọn người chủ trì 112 45 98 39 40 16
3 Hiệu trưởng tự đánh giá 70 28 139 56 41 16
4 Cán bộ, GV và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đánh giá 40 16 75 30 135 54 5 Tiến hành kiểm phiếu, lập
biên bản 120 48 120 48 10 04
6 Tổng hợp kết quả đánh giá,
gửi hồ sơ lên Phòng GD&ĐT 110 44 100 40 40 16
2.2.1.1. Thực trạng triển khai phổ biến chủ trương, cung cấp tài liệu
Phổ biến chủ trương, cung cấp tài liệu cho lực lượng đánh giá nghiên cứu trước khi tổ chức cuộc họp là khâu đầu tiên trong quy trình tổ chức đánh giá tại cơ sở. Tài liệu có liên quan bao gồm: Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Quy định chuẩn hiệu trưởng, văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng, quy trình, thủ tục đánh giá...
Chuẩn hiệu trưởng có vai trị rất quan trọng, nhà quản lý và giáo viên có hiểu rõ, nắm rõ nội dung chuẩn, các tiêu chuẩn, các tiêu chí cụ thể và sự phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, của ngành thì người đánh giá mới có thể dễ dàng đưa ra các quyết định trong đánh giá, tìm minh chứng cho
từng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá được khách quan, chính xác và có độ tin cậy cao.
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy: 60% CBQL và GV đều đánh giá việc triển khai quy định chuẩn hiệu trưởng chưa được tốt, chỉ có 20% đánh giá ở mức độ tốt và 20% cho rằng đã thực hiện rất tốt. Kết quả cũng đã khẳng định rằng công tác triển khai chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học cho CBQL và GV trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ còn hạn chế, chưa có nhiều hình thức triển khai cụ thể, linh hoạt với tình hình thực tiễn. Qua phỏng vấn một số CBQL và GV một số trường tiểu học cho thấy: Việc triển khai chuẩn hiệu trưởng chỉ được thông báo vắn tắt cho toàn thể thành phần tham gia đánh giá trước hội nghị đánh giá mà chưa thực hiện tốt các hình thức khác (tuyên truyền bằng văn bản, ban hành hướng dẫn cụ thể hay tổ chức các hội nghị tuyên truyền, quán triệt). Theo đó, các đối tượng tham gia đánh giá cịn có sự hiểu chưa đầy đủ, chưa có nhiều kênh thơng tin về nghiệp vụ đánh giá cũng như về nội dung chuẩn đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá. Như vậy, nhà quản lý cần có biện pháp để toàn bộ CBQL, GV trong toàn ngành nắm rõ, hiểu rõ nội dung quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học để không chỉ phục vụ cho hội nghị đánh giá hiệu trưởng hàng năm mà cịn cho q trình giám sát, điều chỉnh, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của người hiệu trưởng.
2.2.1.2. Thực trạng việc chọn người chủ trì
Chọn người chủ trì hội nghị đánh giá hiệu trưởng là việc xem xét chọn người cán bộ quản lý có đủ thẩm quyền, điều hành các nội dung về đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
Qua điều tra, 84 % ý kiến được hỏi đánh giá việc thực hiện công tác chọn người chủ trì ở mức độ tốt và rất tốt (trong đó 45% đánh giá ở mức rất tốt), những người được chọn, giao nhiệm vụ chủ trì đều đảm bảo theo đúng thẩm quyền, điều hành tốt hội nghị đánh giá.
Chỉ có 16% (40 ý kiến) số người được hỏi cho rằng công tác này chưa đảm bảo yêu cầu đề ra, cần thực hiện việc chọn người điều hành đảm bảo phẩm chất, năng lực tốt hơn nữa. Thông qua phỏng vấn sâu một số cán bộ, giáo viên ở một số nhà trường, chúng tôi thấy một số nhà trường chưa đảm bảo tốt nội dung này do đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, chưa đề cao tầm quan trọng của hội nghị, điều hành chưa khoa học.
2.2.1.3. Thực trạng công tác tự đánh giá của Hiệu trưởng
Công tác tự đánh giá của hiệu trưởng là hoạt động của hiệu trưởng căn cứ vào thực tiễn q trình cơng tác, đối chiếu với nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số theo quy định của chuẩn hiệu trưởng để đánh giá quá trình thực hiện, những điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục, phát triển bản thân trong thời gian sau đánh giá.
Qua khảo sát, kết quả cho thấy: đa số hiệu trưởng đã thực hiện tốt công tác tự đánh giá thơng qua các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, chỉ bảo, minh chứng cụ thể, đánh giá theo mẫu phiếu đáp ứng cơ bản các yêu cầu đề ra. Với 84% ý kiến đồng tình đánh giá việc hiệu trưởng tiến hành tự đánh giá ở mức tốt và rất tốt, chỉ có 16% ý kiến cho rằng công tác này cần có những điều chỉnh, đảm bảo nghiêm túc hơn nữa thì mới đem lại hiệu quả, giá trị đánh giá có độ tin cậy hơn.
2.2.1.4. Thực trạng công tác đánh giá hiệu trưởng của Cán bộ, GV và các tổ chức, cá nhân có liên quan
Cơng tác đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan là sự tham gia đánh giá hiệu trưởng theo các tiêu chí của đội ngũ trong nhà trường (các tổ chức, các giáo viên, nhân viên) và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường (hội cha mẹ học sinh, chính quyền, nhân dân địa phương).
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy: hơn một nửa số đối tượng được hỏi cho rằng công tác đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn của đội ngũ cán bộ, GV và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chưa được tốt (54%),
chỉ có 16% đánh giá ở mức độ tốt và 30% cho rằng đã thực hiện rất tốt. Kết quả khảo sát này khẳng định rằng: Tính khách quan trong cơng tác đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng chưa đảm bảo phản ánh chính xác hiệu quả đánh giá, các đối tượng tham gia đánh giá còn chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố nên chưa thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động này, kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất kéo theo chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn giáo dục của các nhà trường, của địa phương.
Qua kết hợp với phỏng vấn một số CBQL và GV của ngành nhận định rằng: việc các đối tượng tham gia đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn chưa đạt được kết quả như mong đợi, kỳ vọng chung của ngành do rất nhiều nguyên nhân. Trong quá trình triển khai thực hiện chưa được đồng bộ giữa các nhà trường, việc giám sát thực hiện chưa thực hiện tốt vai trò điều chỉnh. Công tác đánh giá hiệu trưởng được thực hiện dựa trên rất nhiều yếu tố, chịu sự tác động, ảnh hưởng và chi phối của điều kiện khách quan và chủ quan như tình hình kinh tế - xã hội địa phương, các chính sách giáo dục, các hình thức tổ chức đánh giá, công tác phối hợp trong đánh giá, đội ngũ tham gia đánh giá, đối tượng được đánh giá... Do đó, cơng tác đánh giá chưa phản ánh hết những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của đội ngũ hiệu trưởng các nhà trường trong những năm qua.
Như vậy, ngành giáo dục cần có sự quan tâm hơn nữa đến cơng tác đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học theo chuẩn của các đối tượng tham gia đánh giá để nâng cao hiệu quả cơng tác này cũng như góp phần thúc đẩy đội ngũ hiệu trưởng ngày càng phát huy tốt hơn nữa năng lực quản lý, lãnh đạo điều hành các hoạt động của nhà trường, chất lượng giáo dục được nâng lên.
2.2.1.5. Thực trạng công tác Tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản trong đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn
Kiểm phiếu, lập biên bản là một nội dung trong quy trình tổ chức đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, được thực hiện sau khi tổng hợp phiếu đánh giá
của các đối tượng tham gia đánh giá, lập biên bản kiểm phiếu và báo cáo trực tiếp tại hội nghị.
Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy: việc tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản đánh giá hiệu trưởng là công tác được thực hiện tốt, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. 96% ý kiến được hỏi đánh giá cao kết quả thực hiện cơng tác này, chỉ có 4% ý kiến cho rằng cần có những điều chỉnh, thay đổi nhỏ trong quá trình thực hiện, xử lý thơng tin để kết quả đảm bảo chính xác, nhanh chóng hơn.
2.2.1.6. Thực trạng Tổng hợp kết quả đánh giá, gửi hồ sơ lên Phòng GD&ĐT
Mục đích chính của cơng tác tổng hợp kết quả là giúp nhà quản lý cấp trên theo dõi, đánh giá được kết quả từ các trường, phân loại và so sánh giữa các nhà trường trong quá trình thực hiện. Cơng tác tổng hợp kết quả đánh giá không chỉ đơn thuần là quá trình nhập dữ liệu một cách đơn thuần mà nhà quản lý cần coi đây là một nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện, bởi tổng hợp kết quả đúng và có hệ thống sẽ giúp nhà quản lý có khả năng đánh giá, phân tích và đưa ra biện pháp quản lý phù hợp.
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy công tác này đã thực hiện về cơ bản là tốt: có tới 84% CBQL và GV đều đánh giá việc tổng hợp kết quả đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt (trong đó rất tốt là 44%), chỉ có 16% ý kiến đánh giá việc thực hiện chỉ ở mức chưa được tốt.
Như vậy, kết quả này đã phần nào cho thấy nhà quản lý đã có sự quan tâm và thực hiện tốt nội dung này, song cần có biện pháp chỉ đạo sâu sát hơn nữa để tất cả CBQL, GV thống nhất trong nhận thức và đánh giá rằng: công tác tổng hợp kết quả đánh giá có tầm quan trọng rất lớn và đem lại giá trị cho không chỉ nhà quản lý, đối tượng đánh giá lẫn đối tượng tham gia đánh giá.
Tóm lại: Cơng tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực thực hiện của các nhà trường. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được như: việc triển khai theo
đúng kế hoạch của ngành, quy trình thực hiện và các nội dung thực hiện đều đảm bảo thống nhất theo quy định chung thì cơng tác này cịn những hạn chế, yếu kém nhất định về mặt tuyên truyền nhận thức về chuẩn cho các đối tượng tham gia đánh giá, công tác tổng kết rút kinh nghiệm sau đánh giá chưa được quan tâm và kết quả đánh giá cần phản ánh đầy đủ, toàn diện về thực tiễn hơn nữa.
2.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá hiệu trưởng của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng
Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn là hoạt động Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chủ trì, tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thơng tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Để điều tra thực trạng công tác này, chúng tôi đã phỏng vấn và phỏng vấn sâu 10 cán bộ, viên chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo và thu được kết quả tương đối đồng nhất, đa số cho rằng các nguồn thông tin thu được từ các trường gửi lên đều có sự kiểm chứng, so sánh và Phòng GD&ĐT tổ chức đánh giá khách quan, cơng bằng nhằm đảm bảo sự chính xác tới mức tối đa nhất. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy: một số cơ sở chưa đảm bảo đánh giá đúng quy trình, kết quả đánh giá chưa thật sự có độ tin cậy, cần nhiều tài liệu ngoài để kiểm chứng cũng như các nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Do vậy, kết quả đánh giá của Phịng GD&ĐT đã có sự điều chỉnh một cách nhất định các kết quả của các nhà trường.
2.2.3. Thực trạng việc tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo cấp có thẩm quyền của Cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng cấp có thẩm quyền của Cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng
Việc tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyển của cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng là hoạt động được
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện, căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng của các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổng hợp kết quả đánh giá, báo cáo kết quả toàn ngành để theo dõi, giám sát và đánh giá thực trạng, gửi cơ quan quản lý cấp trên (Sở GD&ĐT) để theo dõi, quản lý.
Trong thời gian qua, việc tổng hợp kết quả đánh giá của Phòng GD&ĐT thành phố được đa số cán bộ phòng đánh giá là đảm bảo đầy đủ, chính xác, khoa học, có hệ thống và kịp thời so với kế hoạch, tiến độ chung của toàn tỉnh.
Như vậy, qua khảo sát cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ về thực trạng hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn cho thấy: (1) hoạt động đánh giá hiệu trưởng của thủ trưởng cơ quan quản lý và công tác báo cáo cấp trên của phòng GD&ĐT thành phố đã đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ công tác đề ra; (2) Hoạt động đánh giá tại cơ sở (tại các trường tiểu học) cần được thực hiện hồn thiện, nhuần nhuyễn hơn, do có nội dung đảm bảo tốt, có nội dung chưa đảm bảo yêu cầu cần thiết. Trong đó, việc triển khai quy định chuẩn hiệu trưởng và công tác đánh giá của các đối tượng tham gia đánh giá hiệu trưởng cần được các nhà trường, lãnh đạo phòng GD&ĐT quan tâm trong quản lý, chỉ đạo thống nhất, đồng bộ để có thể đạt hiệu quả tốt hơn nữa, đáp ứng yêu cầu đổi mới của toàn ngành.
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng tiểu học thành phố Điện Biên Phủ theo chuẩn hiệu trưởng tiểu học phố Điện Biên Phủ theo chuẩn hiệu trưởng tiểu học
Trước khi khảo sát về thực trạng nội dung quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn ở các trường tiểu học thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, GV trên địa bàn về mức độ cần thiết của hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
Điều tra thực trạng nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn của đội ngũ CBQL và GV cấp tiểu học. Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra đến đội ngũ CBQL, GV đang trực
tiếp làm cơng tác quản lý tại Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ và 09 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố. Tổng cộng số phiếu thu được là 250 phiếu của đội ngũ CBQL, GV. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn
Tổng số Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 250 145 58 80 32 25 10
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra
Qua bảng 2.8 tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng là cần thiết hiện nay. Có 90% ý kiến đồng tình ở mức độ cần và rất cần, chỉ có 10% ý kiến cho rằng không cần thiết phải quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
Đối chiếu bảng 2.8 với kết quả ở bảng 2.6 khảo sát về sự cần thiết của hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn cho thấy: hoạt động quản lý đánh giá được đánh giá ở mức độ cần thiết cao hơn so với hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn (lần lượt là 90% và 88%). Như vậy,