Sơ đồ 3 .3 Nội dung bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia đánh giá
4 Kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả
Chỉ đạo công tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn là quá trình điều hành, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến công tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trên cơ sở nguồn lực đã được sắp xếp, bố trí.
Sau khi có kế hoạch đánh giá được lập ra, tổ chức được bộ máy nhân sự, các nguồn lực tham gia đánh giá đã sẵn sàng thì trách nhiệm, vai trị của người cán bộ lãnh đạo càng được thể hiện rõ nét. Công tác chỉ đạo có hai phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên.
Trong chỉ đạo công tác đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, nhà quản lý (ở đây là lãnh đạo Phòng GD&ĐT) cần đảm bảo các yêu cầu:
- Về nội dung đánh giá: theo đúng quy định của Chuẩn.
- Về thời gian, thời điểm đánh giá: đúng theo kế hoạch chung của ngành.
- Về thành phần tham gia đánh giá: theo đúng quy định chung, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các tổ chức Đảng, Đoàn thể, đại diện Hội phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương (nếu cần thiết)..
- Về quy trình đánh giá: đảm bảo đúng trình tự thực hiện.
- Về kết quả đánh giá: đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác, đầy đủ minh chứng.
- Về công tác tổng kết, lưu trữ hồ sơ, kết quả đánh giá: thực hiện đầy đủ.
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá hiệu trưởng trường TH theo Chuẩn trường TH theo Chuẩn trường TH theo Chuẩn
Công tác kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn là q trình thực hiện việc rà sốt, đối chiếu, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong việc tổ chức đánh giá nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, sử dụng kết quả đã đạt được phục vụ công tác quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo đảm bảo thống nhất trên địa bàn.
Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện đồng thời ở trước, trong và sau khi tiến hành đánh giá hiệu trưởng.
- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch nhằm phịng ngừa những sai lầm có thể xảy ra về một nội dung hoặc tổng thể chương trình hành động (mục tiêu, phương án, các nguồn lực...).
- Kiểm tra trong q trình đánh giá nhằm mục đích giám sát, duy trì kỷ luật, kỷ cương trong triển khai thực hiện, đôn đốc các bộ phận đã được giao nhiệm vụ hoàn thành đảm bảo yêu cầu đề ra.
+ Kiểm tra sau đánh giá để khẳng định độ tin cậy và giá trị thực của công tác đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho lần triển khai tiếp theo. 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn
1.6.1. Những yếu tố khách quan
1.6.1.1. Chủ trương, Chính sách giáo dục của ngành, địa phương
Nhiệm vụ chính trị của ngành có sự thay đổi thường xuyên, liên tục, phù hợp, bám sát với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chung của đất nước, địa phương. Nhiệm vụ chính trị của ngành cũng chính là nhân tố quyết định, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành được diễn ra theo đúng định hướng, đúng yêu cầu đặt ra của từng giai đoạn.
Hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý giáo dục. Việc đánh giá cần bám sát một cách đầy đủ những chủ trương, chính sách giáo dục của ngành cũng như của địa phương (tỉnh, huyện), vận dụng linh hoạt, có hiệu quả trong tình hình thực tiễn. Ngược lại, những chủ trương, chính sách của ngành, của địa phương đảm bảo phù hợp với sự phát triển của ngành thì sẽ thuận lợi trong hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn nói riêng và đánh giá chất lượng giáo dục nói chung.
1.6.1.2. Nội dung chuẩn
Nội dung chuẩn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất trong phạm vi toàn quốc, tuy nhiên đối với từng địa phương cụ thể cần được vận dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh. Nội dung chuẩn phản ánh được các
tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản về năng lực quản lý của hiệu trưởng, nhưng việc mô tả chi tiết các chỉ báo, từng hành vi quản lý chưa thật tường minh sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
1.6.1.3. Các hình thức đánh giá
Hiện nay, cơng tác đánh giá trong giáo dục nói chung cịn những hạn chế, bất cập nhất định, đặc biệt là trên cùng một đối tượng có rất nhiều các hình thức đánh giá khác nhau, vào nhiều thời điểm khác nhau (hoặc vào cùng một thời điểm). Điều này dẫn đến một hệ quả là: một đối tượng được đánh giá theo nhiều quy định với nội dung, mục đích, khâu đánh giá, hình thức đánh giá từ các cấp quản lý khác nhau ( Đảng, chính quyền, cấp trên...) mà kết quả vẫn nhằm một mục đích chung là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của người hiệu trưởng. Do đó, cần có sự cải tiến, phối hợp giữa các cấp, các ngành để sao cho người hiệu trưởng chỉ cần thực hiện ít lần đánh giá mà kết quả thu được vẫn rất đáng tin cậy và có hiệu quả.
1.6.2. Những yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Đội ngũ hiệu trưởng 1.6.2.1. Đội ngũ hiệu trưởng
Đội ngũ hiệu trưởng là đối tượng trực tiếp của hoạt động đánh giá theo chuẩn. Hiệu quả của hoạt động đánh giá và quản lý đánh giá hiệu trưởng trước tiên là ở kết quả tự đánh giá của người hiệu trưởng. Việc tự đánh giá đảm bảo đúng thực chất thì hoạt động đánh giá sẽ đem lại kết quả tin cậy. Như vậy, sự nắm vững yêu cầu chuẩn, nhận thức về ý nghĩa đánh giá nhất là tự đánh giá để tự giác khắc phục được rào cản "tâm lý bị đánh giá", "bệnh thành tích" của hiệu trưởng sẽ quyết định kết quả đánh giá và ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý đánh giá.
1.6.2.2. Thành phần tham gia đánh giá
Các thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn bao gồm: - Ở nhà trường: Đại diện Chi bộ, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, các giáo viên trong nhà trường.
- Ở phòng giáo dục: Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục-Đào tạo. Thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng cần đảm bảo về: phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực đánh giá, tinh thần nghiêm túc, khách quan
trong đánh giá. Nếu các thành phần tham gia đánh giá không đáp ứng đủ các yêu cầu này thì kết quả đánh giá sẽ thiếu tính chính xác và độ tin cậy sẽ bị giảm sút. Do đó, khi tiến hành đánh giá, cần lựa chọn các thành viên có đầy đủ năng lực và phẩm chất.
1.6.2.3. Nhận thức về chuẩn và về đánh giá theo chuẩn
Tất cả đội ngũ hiệu trưởng và các thành phần tham gia đánh giá cần nhận thức đầy đủ về chuẩn đánh giá, bao gồm nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, các thơng tin, minh chứng cần thu thập, phương pháp đánh giá... Nếu các thành phần tham gia đánh giá không nhận thức đúng và đầy đủ về chuẩn đánh giá thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả đánh giá thiếu chính xác và giá trị khơng cao.
Ngoài ra, họ cần nhận thức rõ tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn. Có như vậy, hoạt động đánh giá mới thực sự có ý nghĩa và trở thành yêu cầu, nhiệm vụ của từng nhà trường.
1.6.2.4. Công tác phối hợp trong đánh giá
Việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn cần đảm bảo đầy đủ theo quy trình. Để thực hiện tốt việc đánh giá, cần có sự phối hợp giữa các thành viên tham gia đánh giá (các thành viên trong nhà trường, phòng giáo dục với nhà trường) trong việc trao đổi, thảo luận, tìm kiếm thêm kênh thông tin về đối tượng đánh giá. Có như vậy, việc đánh giá mới phản ánh đầy đủ về đối tượng đánh giá.
1.6.2.5. Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong đánh giá
Sau mỗi đợt triển khai thực hiện đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, toàn
ngành Giáo dục cần tổ chức hội nghị (có thể lồng ghép vào hội nghị tổng kết năm học, hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới...) để đánh giá chung về cơng tác này. Qua đó, nghiêm túc nhìn nhận những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn để rút kinh nghiệm và triển khai cho lần đánh giá tiếp theo.
Việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn được thực hiện hàng năm (chu kỳ một năm). Do đó, kết thúc việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm là kết thúc một chu kỳ đánh giá và mở ra một chu kỳ mới bắt đầu từ việc triển khai quy
định chuẩn. Các chu kỳ đánh giá nối tiếp nhau tạo thành quy trình khép kín của hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn. Công tác này thực hiện đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc, dân chủ có hiệu quả thiết thực, khơng hình thức thì
hiệu quả hoạt động đánh giá hiệu trưởng sẽ ngày càng được nâng cao hơn.
Như vậy, hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn là hoạt động cần thiết, cần được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, hoạt động này chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Để hoạt động này thực sự đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực, nhà quản lý cần quan tâm sâu sắc đến những yếu tố này, để kịp thời có những biện pháp, điều chỉnh phù hợp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả cũng đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới, qua đó làm rõ lý do và định hướng nội dung nghiên cứu của tác giả. Tác giả đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hiệu trưởng trường học, đánh giá hiệu trưởng, chuẩn hiệu trưởng, Quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn. Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật nội dung quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn. Các nội dung chương 1 là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở chương 2 và nghiên cứu các biện pháp quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên ở chương 3 của tác giả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN
THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
2.1. Khái quát giáo dục và giáo dục tiểu học thành phố Điện Biên Phủ
2.1.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hố - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ
2.1.1.1. Thuận lợi
Thành phố Điện Biên Phủ là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Điện Biên. Nằm ở trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh và là một trong những đô thị trẻ của đất nước. Sau hơn 20 năm thành lập, trên nền khói lửa đau thương năm nào, thành phố Điện Biên Phủ anh hùng đã từng bước khẳng định mình với bước tiến mới, vững chắc kỳ diệu. Thành quả đó thể hiện bằng các chỉ số tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn 2011 - 2013 bình quân đạt 16,6%/năm, GDP bình quân đạt gần 2.700USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng định hướng: Tăng dần tỷ trọng thương mại - du lịch - dịch vụ, công nghiệp, xây dựng; giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp.
Thành phố Điện Biên Phủ còn rất giàu tiềm năng về du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa- lịch sử. Nổi bật là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngoài ra, thành phố Điện Biên Phủ cịn có nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Tây Bắc, mỗi dân tộc lại có sắc thái riêng, rất đa dạng, phong phú điển hình là nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, H’Mông. Trong tương lai không xa thành phố Điện Biên Phủ sẽ trở thành một trong những vùng du lịch trọng điểm ở khu vực Tây Bắc và của cả nước.
2.1.1.2. Khó khăn
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, nền kinh tế còn chậm phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80,3% dân số, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển chung của tồn tỉnh.
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 2,32 %. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở 2 xã Thanh Minh, Tà Lèng còn cao (xã Tà Lèng: 27,55%; xã Thanh Minh: 10,47%), điều kiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, nguồn thu nhập thấp.
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh có rất nhiều tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển Giáo dục nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của nó.
2.1.2. Phát triển giáo dục tiểu học thành phố Điện Biên Phủ từ năm 2010 đến nay 2010 đến nay
2.1.2.1. Thành tựu
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, sự nghiệp giáo dục của thành phố Điện Biên Phủ đã có những bước phát triển đột phá. Hệ thống trường lớp học tiếp tục được mở rộng và nâng cấp. Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và THCS có bước tiến mới. Giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được nâng chuẩn và nâng cao chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ quản lý. Các chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, kế họach đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học được thực hiện tốt. Phương pháp quản lý từng bước được cải tiến, đổi mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Các phong trào thi đua được tổ chức rộng khắp và đạt kết quả cao.
Hiện thành phố có 9 trường tiểu học với 144 lớp, 4595 học sinh. Chất lượng giáo dục tiểu học ngày càng phát triển bền vững; tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đạt trên 75% trở lên; số lượng học sinh giỏi các cấp ngày một tăng; tỷ lệ học sinh yếu kém giảm một cách rõ rệt. Thành phố Điện Biên Phủ là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi các cấp.
Chất lượng đội ngũ ngày một nâng lên, 100% cán bộ quản lí, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Trong đó, trên chuẩn đạt 97,2%,
riêng cán bộ quản lí là 100%). Có 95,22% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê số lượng CBQL, GV, NV các trường tiểu học thành phố Điện Biên Phủ
Số lượng Số lượng Đạt chuẩn Tỷ lệ % Số lượng Trên chuẩn Tỷ lệ %
CBQL 24 24 100
GV 230 13 5,6 217 94,4
Nhân viên 50 41 82 9 18
Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố ĐBP
* Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp:
Bảng 2.2. Thống kê số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp Khối tiểu học thành phố Điện Biên Phủ
GVG Số lượng Tỷ lệ % Cấp trường 141 61,3 Cấp Thành phố 59 25,7 Cấp tỉnh 15 6,5 Cấp Quốc gia 4 1,7 Tổng số 219 95,22 Nguồn: Phòng GD & ĐT TP tổng hợp
* Chất lượng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp:
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hiệu trưởng, hiệu phó theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2013 - 2014
Xếp loại Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Xuất sắc 5 55,6 3 20