Sơ đồ 3 .3 Nội dung bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia đánh giá
2 Đội ngũ tham gia đánh giá
3 Đội ngũ hiệu trưởng 64 18 18 2.46 4
4 Các hình thức đánh giá 56 24 20 2.36 5
5 Nhận thức về chuẩn và về tầm
quan trọng của công tác đánh giá 70 30 0 2.70 1
6 Công tác phối hợp trong đánh giá 68 16 16 2.52 3
(Mức độ 1: Nhiều - 3 điểm; Mức độ 2: Bình thường - 2 điểm; Mức độ 3: Ít - 1 điểm)
Qua bảng 2.10 cho thấy: Trong bảy yếu tố được tác giả đề xuất là có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn thì khi điều tra nhận thức, đánh giá của đối tượng nghiên cứu như sau:
- Bảy yếu tố đều được đánh giá có ảnh hưởng (ở những mức độ khác nhau đối với hiệu quả hoạt động quản lý).
- Nhóm các yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động quản lý bao gồm:
+ Yếu tố "Nhận thức về chuẩn và về tầm quan trọng của công tác đánh giá": được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,7/3,0. Điều đó chứng tỏ rằng các đối tượng được khảo sát đều cho rằng chỉ khi nhận thức rõ về nội dung của chuẩn hiệu trưởng (các tiêu chuẩn, tiêu chí, thu thập minh chứng,...) thì cơng tác đánh giá mới có hiệu quả và nhờ đó mà cơng tác quản lý của nhà quản lý mới hiệu quả. Khơng có đối tượng khảo sát nào đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này ở mức độ ít.
+ Yếu tố "Đội ngũ tham gia đánh giá" được đánh giá mức độ ảnh hưởng đứng thứ 2 với điểm trung bình là 2,54/3,0, chứng tỏ rằng kết quả đánh giá cũng như hoạt động quản lý chịu ảnh hưởng rõ nét từ phía các đối tượng tham gia đánh giá. Chỉ khi lực lượng này có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, khách quan thì mới đánh giá đúng, chính xác và đầy đủ về người hiệu trưởng. Do đó, khi tuyển chọn lực lượng tham gia đánh giá, nhà quản lý (cấp phòng và cấp trường) cần quan tâm, xem xét về đội ngũ này (tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thêm cho họ những vấn đề cơ bản về năng lực, kỹ năng đánh giá, đánh giá trong giáo dục).
- Yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp nhất tới hiệu quả quản lý đánh giá chính là "Nội dung chuẩn" xếp vị trí thứ 6 với điểm trung bình là 1,88/3,0. Chứng tỏ: Nội dung chuẩn là quy định chung, bắt buộc từ cấp trên, việc thực hiện đánh giá chỉ tuân thủ theo nội dung chuẩn nên ảnh hưởng của
nó đến thực tiễn là không nhiều. Ảnh hưởng ít khơng có nghĩa là khơng có ảnh hưởng gì, với điểm trung bình là 1,88 cho thấy sự ảnh hưởng của nó gần đạt ở mức độ trung bình. Do vậy, trong thực tiễn đánh giá, nếu nội dung chuẩn mà chưa phù hợp hoặc có sự thiếu thực tế thì cũng cần xem xét, quan tâm đến việc đề nghị cấp quản lý cao hơn xem xét lại nội dung chuẩn.
- Bốn yếu tố còn lại được đánh giá mức độ ảnh hưởng trên trung bình khá với giá trị trung bình lần lượt là từ 2,36 đến 2,52. Đó là các yếu tố Công tác phối hợp trong đánh giá (Xếp thứ 3, điểm trung bình 2,52); Đội ngũ hiệu trưởng và công tác tổng kết, rút kinh nghiệm (cùng xếp vị trí thứ 4 với điểm trung bình là 2,46) và Các hình thức đánh giá (xếp thứ 5 với điểm trung bình 2,36).
Như vậy, với bảy yếu tố cơ bản mà chúng tôi đưa ra khảo sát cho thấy các yếu tố đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau (nhiều hoặc ít) đến hiệu quả hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này, nhà quản lý cần quan tâm, xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để có những biện pháp quản lý, chỉ đạo phù hợp, kịp thời. 2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Những điểm mạnh
Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đến nay, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ đã nghiêm túc triển khai hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn. Việc quản lý hoạt động này trong thời gian qua đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung phong phú, đa dạng được thể hiện qua một số điểm mạnh như: - Toàn ngành và các nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đánh giá hiệu trưởng theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
- Quy trình đánh giá hiệu trưởng đảm bảo nghiêm túc và đúng theo quy định của ngành, thống nhất thực hiện giữa các nhà trường trong toàn ngành.
- Hoạt động đánh giá hiệu trưởng và quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn đảm bảo tốt ở các nội dung như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Với những mặt tích cực như trên, hoạt động đánh giá hiệu trưởng và quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn đã bước đầu có tác động tích cực đến chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo của thành phố Điện Biên Phủ.
2.5.2. Những điểm còn hạn chế
Bên cạnh những nội dung thực hiện tốt trong thời gian qua, ngành GD&ĐT thành phố ĐBP cũng cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như:
- Nhận thức của CBQL, GV các nhà trường chưa đầy đủ về chuẩn, nội dung chuẩn (nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí, cách tìm minh chứng...) và tầm quan trọng của hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.
- Năng lực về nghiệp vụ đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá hiệu trưởng của các đối tượng được đánh giá (hiệu trưởng - tự đánh giá) và lực lượng tham gia đánh giá còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Công tác quản lý của lãnh đạo ngành chưa thật sự chặt chẽ, nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện, chỉ đạo việc tổng kết, rút kinh nghiệm...
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trong quá trình thực hiện, hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng còn gặp những hạn chế như nêu trong mục 2.5.2 là do một số nguyên nhân sau:
- Việc triển khai nội dung chuẩn và những quy định về chuẩn hiệu trưởng chưa cao, chưa sâu rộng đến các nhà trường trong toàn thành phố.
- Ngành chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV các nhà trường về nghiệp vụ đánh giá.
- Ở nhiều nhà trường, bản thân đội ngũ hiệu trưởng chưa coi trọng và chưa thật tự giác trong hoạt động đánh giá nên chưa tự đánh giá đúng về phẩm chất, năng lực của bản thân; chưa chỉ đạo quyết liệt trong hoạt động
đánh giá nên hiệu quả đánh giá chưa cao, năng lực hiệu trưởng chưa được nâng lên sau mỗi lần đánh giá.
- Công tác phối hợp chưa thực hiện tốt: Giữa Phòng GD&ĐT với các nhà trường; giữa các lực lượng, tổ chức trong cùng một nhà trường; việc trao đổi, giao lưu giữa các nhà trường với nhau... nên chưa tạo được một mối liên kết, giao lưu, phối hợp thực hiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Căn cứ khung lý luận được nghiên cứu, hoàn thiện ở Chương 1 và dựa trên tình hình thực tiễn ngành giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về các vấn đề: Thực trạng hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng; Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng. Qua đó, chúng tơi tổng kết, đánh giá chung và đưa ra những kết luận về những điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng.
Kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là căn cứ và cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố ĐBP cũng như lãnh đạo các nhà trường tiểu học trên địa bàn.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp
Các biện pháp quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được chúng tôi đề xuất dựa trên cơ sở khoa học (cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn) của vấn đề được nghiên cứu, kết hợp với các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực của hoạt động này đã đạt được trong quá trình triển khai thực hiện, giải quyết những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó. Các biện pháp được đề xuất sẽ là cơng cụ hữu ích cho nhà quản lý cấp Phịng GD&ĐT trong q trình quản lý, chỉ đạo tốt hoạt động này tại cơ sở.
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa có nghĩa là kế thừa những kết quả thực tiễn hiện tại đã đạt được, vận dụng sáng tạo những nội dung thực hiện. Những biện pháp tốt, những giải pháp hay, những nhân tố tích cực sẽ tiếp tục được duy trì, tạo điều kiện để phát triển hơn lên và chú trọng loại bỏ những vấn đề tồn tại, những hạn chế trong hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn. Ngồi ra, đã có những nghiên cứu ở những phạm vi, nội dung và chừng mực nhất định về đánh giá hiệu trưởng và quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, đó sẽ là những kinh nghiệm nghiên cứu, những bài học kinh nghiệm để tác giả căn cứ vào đó tổng kết, nghiên cứu và vận dụng, có sự kế thừa phù hợp với tình hình ngành giáo dục địa phương và các nhà
trường hiện nay, để từ đó phát triển hơn nữa, chuyên sâu hơn nữa nội dung nghiên cứu này áp dụng đối với thực tiễn.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện
Ngun tắc này đòi hỏi các biện pháp được đưa ra phải đảm bảo giải quyết toàn diện, đầy đủ, chân thực những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời, các biện pháp đề xuất được xem xét, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, phát huy những yếu tố thuận lợi và hạn chế những yếu tố bất lợi tới hiệu quả quản lý.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, dân chủ.
Nguyên tắc này yêu cầu khi đề xuất các biện pháp cũng như thực hiện các biện pháp phải dựa trên đặc điểm thực trạng hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, vận dụng tri thức khoa học và minh chứng xác thực được tập thể xác nhận để nhận xét, đánh giá chứ khơng dựa trên nhận thức cảm tính đơn thuần của riêng người đánh giá. Có như vậy, biện pháp đề xuất mới phù hợp với hiện thực khách quan và có giá trị thực tiễn, có sức thuyết phục. Có như vậy mới thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường và sự phát triển năng lực của hiệu trưởng.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một ngành, một đơn vị cụ thể thì lại phải hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của ngành, của đơn vị đó.
Triển khai thực hiện quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên phải phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với khả năng, tiềm năng và định hướng phát triển của ngành. Xây dựng các mơ hình, các hình thức tổ
chức, nội dung quản lý ở các nhà trường phải hết sức đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn giáo dục.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn u cầu người lãnh đạo khơng được áp đặt ý kiến chủ quan, phải qua tổng kết thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ thực tiễn mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh, để quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng trong toàn ngành và các nhà trường, huy động sức mạnh của các tập thể, cá nhân và của xã hội, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện. Việc tổ chức các hoạt động phải hết sức đa dạng, phong phú, gắn với hoàn cảnh thực tế. Như vậy, các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành, phù hợp với các nguyên tắc trong quản lý giáo dục.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của các nhà trường, phù hợp với sự phát triển giáo dục của địa phương, đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên và các tổ chức trong toàn ngành.
Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan, có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hồn thiện.
u cầu này địi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn trong hoạt động quản lý của người cán bộ QLGD một cách thuận lợi, đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong công việc thực hiện các chức năng quản lý.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá hiệu trưởng tiểu học thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng
Căn cứ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, dựa vào định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý đã được phân tích ở trên, chúng tơi đề xuất sáu biện pháp quản lý cho lãnh đạo ngành GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Các biện pháp đều được trình bày theo logic gồm bốn phần chính (mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp) như sau:
3.3.1. Xây dựng hệ thống tài liệu và văn bản về hoạt động quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn. hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn.
3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp
Qua đánh giá thực trạng, chúng tôi nhận thấy trong hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, một trong những biện pháp đầu tiên cần tập trung chỉ đạo, quản lý chính là cơng tác xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu có liên quan. Theo đó, cần xây dựng được:
(1) Các văn bản hướng dẫn chi tiết, có tính kỹ thuật, nghiệp vụ triển khai đánh giá hiệu trưởng;
(2) Các tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến đánh giá, quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn.
3.3.1.2. Nội dung biện pháp
Hướng dẫn quán triệt nội dung chuẩn và các văn bản liên quan do cơ quan quản lý cấp trên ban hành. Trong đó có thể giải đáp thắc mắc, dẫn ra một số ví dụ, tình huống mẫu, thường gặp. Văn bản này có tính chất là một cuốn sổ tay, cẩm nang về quản lý đánh giá hiệu trưởng, trong đó gồm:
- Chuẩn hiệu trưởng và các văn bản liên quan có tính pháp lý, bắt buộc