Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 64 - 92)

các nội dung quản lý đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn

TT Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch đánh giá 85 34 120 48 45 18

2 Tổ chức công tác đánh giá 65 26 130 52 55 22

3 Chỉ đạo công tác đánh giá 55 22 80 32 115 46

4 Kiểm tra, đánh giá và sử

dụng kết quả đánh giá 85 34 130 52 35 14 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch đánh giá HT

Công tác lập kế hoạch đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn bao gồm các nội dung chính là việc xác định mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương thức, thời gian, địa điểm tổ chức đánh giá.

Đối chiếu với các nội dung yêu cầu của công tác lập kế hoạch và thông qua kết quả khảo sát tại bảng 2.9 cho thấy như sau: Có 82% ý kiến được hỏi đánh giá việc thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt (trong đó 34% đánh giá ở mức độ rất tốt), còn 18% số CBQL, GV được hòi đánh giá việc thực hiện nội dung này chưa tốt. Những ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức độ chưa tốt thể hiện ở một số nhà trường chưa chủ động, chưa bám sát kế hoạch của ngành để triển khai thực hiện. Qua phỏng vấn các CBQL trong ngành thì tại cấp quản lý Phịng GD&ĐT và tại các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch vào lúc chuẩn bị đánh giá hiệu trưởng), mà chưa xây dựng được kế hoạch theo năm học, theo giai đoạn hay các loại kế hoạch mang tính chiến lược, dài hạn khác.

Kế hoạch đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn được ngành GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, quy định rõ thời gian, thời điểm tổ chức đánh giá, nội dung, quy trình, điều kiện thực hiện... Căn cứ vào kế hoạch của ngành, từng nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của trường mình để tổ chức đánh giá đảm bảo đúng tiến độ thời gian quy định.

Như vậy, công tác lập kế hoạch đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn được ngành GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ thực hiện khá tốt, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch ở các cấp quản lý khác nhau.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện đánh giá hiệu trưởng

Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn được thể hiện qua các nội dung:

- Tổ chức về nguồn nhân lực: Về phía Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố đều phân công lãnh đạo phịng, đại diện cơng đồn ngành và các chuyên viên phụ trách tiểu học đến dự hội nghị đánh giá tại các nhà trường theo kế hoạch của từng trường. Tại các trường cũng đều đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện về thành phần tham gia hội nghị đánh giá theo quy định.

- Tổ chức về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ đánh giá: tại các trường được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo thuận tiện cho công tác đánh giá.

- Tổ chức triển khai đánh giá: thực hiện theo đúng quy trình. Một số nhà trường chưa tổ chức thành hội nghị đánh giá riêng mà được lồng ghép vào các hội nghị giao ban, hội nghị chuyên đề... nên chưa đảm bảo về thời gian và nội dung đánh giá chưa được đầy đủ, toàn diện, sát thực tế.

Qua phỏng vấn về thực trạng tổ chức công tác đánh giá hiệu trưởng tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ cho thấy: 78% ý kiến của các CBQL, GV được hỏi đều đánh giá cao về kết quả thực hiện nội dung này (trong đó 26% đánh giá ở mức độ rất tốt, 52% đánh giá ở mức độ tốt), cịn 22% ý kiến cho rằng cơng tác này chưa được thực hiện tốt.

Kết quả này cho thấy: Công tác tổ chức đánh giá hiệu trưởng đã bước đầu đi vào nề nếp và có kết quả, song nhà quản lý cần tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa để việc thực hiện được toàn diện, phản ánh đúng thực trạng đánh giá nhằm nâng cao chất lượng chung trong quản lý và trong đánh giá.

2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá hiệu trưởng

Trong chỉ đạo công tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn, nhà quản lý phòng giáo dục và đào tạo cũng như lãnh đạo các trường tiểu học đã thực hiện các yêu cầu của công tác chỉ đạo như sau:

- Chỉ đạo việc thực hiện nội dung đánh giá: Theo đúng quy định của các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

- Chỉ đạo về thời gian, thời điểm đánh giá: Thực hiện khi kết thúc năm học, yêu cầu các nhà trường gửi kế hoạch lên phòng và mời đại diện phòng GD&ĐT tham dự hội nghị. Tuy nhiên, còn một số trường chưa coi trọng công tác này, xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ gửi kết quả báo cáo phòng GD&ĐT xem xét, quyết định.

- Chỉ đạo về thành phần tham gia đánh giá: theo đúng quy định chung, gồm đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT dự họp cùng CBQL, GV và đại diện các tổ chức trong nhà trường.

- Về quy trình đánh giá: Đảm bảo đúng trình tự thực hiện, song các hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành còn đơn điệu, chưa sinh động, chưa đem lại khơng khí đánh giá thoải mái, cởi mở và hiệu quả, chưa huy động các kênh thơng tin đánh giá khác nhau phục vụ q trình tự đánh giá và đánh giá.

- Về kết quả đánh giá: Lãnh đạo ngành luôn chỉ đạo việc đánh giá phải đảm bảo kết quả đánh giá khách quan, chính xác, đầy đủ minh chứng. Các kết quả đánh giá từ các nhà trường đã phản ánh phần lớn những phẩm chất, năng lực thực tiễn của người hiệu trưởng. Tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng giúp nhà quản lý có định hướng trong việc tổ chức thực hiện, đưa ra các biện pháp chỉ đạo qua những lần đánh giá tiếp theo.

- Về công tác lưu trữ hồ sơ, kết quả đánh giá: thực hiện đầy đủ.

Qua khảo sát về thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn cho thấy kết quả như sau:

+ 32% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; + 46% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức chưa tốt.

Công tác chỉ đạo đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chưa thực hiện có hiệu quả cao, cịn 46% ý kiến đánh giá ở mức độ chưa tốt.

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá đánh giá

Công tác kiểm tra, đánh giá và xử lý kết quả đánh giá là công tác thực hiện với vị trí kết thúc chu trình quản lý và mở ra một chu trình quản lý tiếp theo. Cơng tác này giúp cho nhà quản lý và cơ quan quản lý nắm được đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết, đối chiếu các nội dung có liên quan phục vụ cơng tác đánh giá, quản lý và duy trì, cải tiến các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Qua khảo sát về thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá và quản lý việc sử dụng kết quả đánh giá cho thấy kết quả như sau:

+ 34% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ rất tốt; + 52% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; + 14% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức chưa tốt.

Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được đánh giá ở mức độ khá tốt, với trên 80% ý kiến đồng tình. Kết quả khảo sát cũng khẳng định, hiện nay công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá hiệu trưởng đã được quan tâm đúng mức, đem lại hiệu quả quản lý rõ rệt. Tuy vậy, vẫn còn 14% ý kiến khẳng định công tác này chưa thực hiện tốt, cho thấy nhà quản lý cần có sự chỉ đạo đồng bộ hơn nữa, để tạo sự đồng thuận và lan tỏa kết quả kiểm tra trong hệ thống giáo dục thành phố.

2.4. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học theo chuẩn trên địa bàn thành đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học theo chuẩn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu việc ảnh hưởng của những yếu tố tới hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng ở các trường tiểu học theo chuẩn trên địa bàn, chúng tôi đã tiến hành điều tra 250 CBQL và GV kết hợp với phỏng vấn và đánh giá khách quan của tác giả nghiên cứu, tổng hợp kết quả khảo sát cụ thể như sau:

- Ý kiến của đội ngũ CBQL, GV về những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ thu được một số ý kiến: 159 ý kiến đưa ra yếu tố “Công tác đánh giá của các đối tượng tham gia đánh giá hiệu trưởng”; 118 ý kiến đưa ra yếu tố “Công tác tự đánh giá của hiệu trưởng”; 102 ý kiến đưa ra yếu tố “Nhận thức của CBQL, GV và các đối tượng tham gia đánh giá về chuẩn hiệu trưởng”; và nhiều ý kiến khác đưa ra các yếu tố có ảnh hưởng như: nội dung chuẩn, tính khách quan trong đánh giá, các hình thức đánh giá...

Kết hợp các ý kiến được trưng cầu và những yếu tố đã đề cập ở Chương 1, chúng tơi đã tổng hợp, khảo sát để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn

TT Các yếu tố ảnh hưởng MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Trung

bình

Xếp hạng

1 ( %) 2(%) 3(%)

1 Nội dung chuẩn đánh giá 34 20 46 1.88 6

2 Đội ngũ tham gia đánh giá 66 22 12 2.54 2

3 Đội ngũ hiệu trưởng 64 18 18 2.46 4

4 Các hình thức đánh giá 56 24 20 2.36 5

5 Nhận thức về chuẩn và về tầm

quan trọng của công tác đánh giá 70 30 0 2.70 1

6 Công tác phối hợp trong đánh giá 68 16 16 2.52 3

(Mức độ 1: Nhiều - 3 điểm; Mức độ 2: Bình thường - 2 điểm; Mức độ 3: Ít - 1 điểm)

Qua bảng 2.10 cho thấy: Trong bảy yếu tố được tác giả đề xuất là có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn thì khi điều tra nhận thức, đánh giá của đối tượng nghiên cứu như sau:

- Bảy yếu tố đều được đánh giá có ảnh hưởng (ở những mức độ khác nhau đối với hiệu quả hoạt động quản lý).

- Nhóm các yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động quản lý bao gồm:

+ Yếu tố "Nhận thức về chuẩn và về tầm quan trọng của công tác đánh giá": được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,7/3,0. Điều đó chứng tỏ rằng các đối tượng được khảo sát đều cho rằng chỉ khi nhận thức rõ về nội dung của chuẩn hiệu trưởng (các tiêu chuẩn, tiêu chí, thu thập minh chứng,...) thì cơng tác đánh giá mới có hiệu quả và nhờ đó mà cơng tác quản lý của nhà quản lý mới hiệu quả. Khơng có đối tượng khảo sát nào đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này ở mức độ ít.

+ Yếu tố "Đội ngũ tham gia đánh giá" được đánh giá mức độ ảnh hưởng đứng thứ 2 với điểm trung bình là 2,54/3,0, chứng tỏ rằng kết quả đánh giá cũng như hoạt động quản lý chịu ảnh hưởng rõ nét từ phía các đối tượng tham gia đánh giá. Chỉ khi lực lượng này có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, khách quan thì mới đánh giá đúng, chính xác và đầy đủ về người hiệu trưởng. Do đó, khi tuyển chọn lực lượng tham gia đánh giá, nhà quản lý (cấp phòng và cấp trường) cần quan tâm, xem xét về đội ngũ này (tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thêm cho họ những vấn đề cơ bản về năng lực, kỹ năng đánh giá, đánh giá trong giáo dục).

- Yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp nhất tới hiệu quả quản lý đánh giá chính là "Nội dung chuẩn" xếp vị trí thứ 6 với điểm trung bình là 1,88/3,0. Chứng tỏ: Nội dung chuẩn là quy định chung, bắt buộc từ cấp trên, việc thực hiện đánh giá chỉ tuân thủ theo nội dung chuẩn nên ảnh hưởng của

nó đến thực tiễn là không nhiều. Ảnh hưởng ít khơng có nghĩa là khơng có ảnh hưởng gì, với điểm trung bình là 1,88 cho thấy sự ảnh hưởng của nó gần đạt ở mức độ trung bình. Do vậy, trong thực tiễn đánh giá, nếu nội dung chuẩn mà chưa phù hợp hoặc có sự thiếu thực tế thì cũng cần xem xét, quan tâm đến việc đề nghị cấp quản lý cao hơn xem xét lại nội dung chuẩn.

- Bốn yếu tố còn lại được đánh giá mức độ ảnh hưởng trên trung bình khá với giá trị trung bình lần lượt là từ 2,36 đến 2,52. Đó là các yếu tố Công tác phối hợp trong đánh giá (Xếp thứ 3, điểm trung bình 2,52); Đội ngũ hiệu trưởng và công tác tổng kết, rút kinh nghiệm (cùng xếp vị trí thứ 4 với điểm trung bình là 2,46) và Các hình thức đánh giá (xếp thứ 5 với điểm trung bình 2,36).

Như vậy, với bảy yếu tố cơ bản mà chúng tôi đưa ra khảo sát cho thấy các yếu tố đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau (nhiều hoặc ít) đến hiệu quả hoạt động quản lý đánh giá hiệu trưởng tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này, nhà quản lý cần quan tâm, xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để có những biện pháp quản lý, chỉ đạo phù hợp, kịp thời. 2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Những điểm mạnh

Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đến nay, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ đã nghiêm túc triển khai hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn. Việc quản lý hoạt động này trong thời gian qua đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung phong phú, đa dạng được thể hiện qua một số điểm mạnh như: - Toàn ngành và các nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đánh giá hiệu trưởng theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

- Quy trình đánh giá hiệu trưởng đảm bảo nghiêm túc và đúng theo quy định của ngành, thống nhất thực hiện giữa các nhà trường trong toàn ngành.

- Hoạt động đánh giá hiệu trưởng và quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn đảm bảo tốt ở các nội dung như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Với những mặt tích cực như trên, hoạt động đánh giá hiệu trưởng và quản lý đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn đã bước đầu có tác động tích cực đến chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo của thành phố Điện Biên Phủ.

2.5.2. Những điểm còn hạn chế

Bên cạnh những nội dung thực hiện tốt trong thời gian qua, ngành GD&ĐT thành phố ĐBP cũng cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như:

- Nhận thức của CBQL, GV các nhà trường chưa đầy đủ về chuẩn, nội dung chuẩn (nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí, cách tìm minh chứng...) và tầm quan trọng của hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.

- Năng lực về nghiệp vụ đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá hiệu trưởng của các đối tượng được đánh giá (hiệu trưởng - tự đánh giá) và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)