1.4.3. Quy trình đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục, theo chúng tôi, đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng được thực hiện theo ba giai đoạn được sơ đồ hóa bằng sơ đồ 1.6.
Cụ thể:
1.4.3.1. Giai đoạn 1: Đánh giá tại cơ sở (gồm tự đánh giá của hiệu trưởng và tổ chức đánh giá tại nhà trường).
Theo quy trình sáu bước [18] cụ thể như sau:
a) Bước 1: Phổ biến chủ trương, cung cấp tài liệu cho lực lượng tự đánh giá nghiên cứu trước khi tổ chức cuộc họp.
Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đã được ban hành theo quy định. Để các nhà trường thuận lợi, thống nhất trong quá trình thực hiện, ngành Giáo dục và Đào tạo cần triển khai, phổ biến quy định chuẩn và hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Tiêu chuẩn 4:
Năng lực tổ chức phối hợp với GĐHS, cộng đồng và XH
Tiêu chí 1:
Tổ chức phối hợp với GĐHS
Tiêu chí 2:
Sơ đồ 1.6. Quy trình tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng [18]
- Về nhận thức: Lãnh đạo ngành nhận thức sâu sắc việc đánh giá, xếp
loại CBQL theo chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngành nắm vững chất ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU
TRƯỞNG THEO CHUẨN
Giai đoạn 1: Đánh giá
tại cơ sở
1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; báo cáo trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đánh giá hiệu trưởng, đại diện Ban phụ huynh.
3. Đại diện các cấp của nhà trường tổng hợp ý kiến, phân tích các ý kiến và đánh giá Giai đoạn 2: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá
1. Tham khảo các nguồn thông tin
2. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng
Từ các nguồn thông tin sát thực khác Giai đoạn 3: Cơ quan
quản lý trực tiếp hiệu trưởng tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định
3. Lưu hồ sơ, thông báo kết quả đánh giá cho hiệu trưởng và nhà trường; tư liệu để tổng hợp, báo cáo
lượng đội ngũ (từ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ đáp ứng ngày càng cao yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bền vững.
- Về việc tiếp thu các văn bản của Bộ, ngành: Thực hiện kế hoạch triển
khai đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn của Bộ, ngành, Phòng Giáo dục và Đào tạo cử đầy đủ thành phần cán bộ cốt cán của ngành tham gia các lớp tập huấn (lãnh đạo, cán bộ chun mơn phịng GD&ĐT và lãnh đạo các trường học). Các cán bộ tham gia tập huấn là những đồng chí có năng lực chun mơn giỏi, có ý thức trách nhiệm cao; trong q trình tập huấn đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ và tiếp thu được các nội dung về đánh giá, xếp loại theo chuẩn để triển khai đến các cơ sở giáo dục.
- Về việc triển khai đến các trường học:
+ Thành lập Ban chỉ đạo: Để việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo tốt các kỳ tập huấn cho cốt cán các cấp theo tinh thần các văn bản của Bộ.
+ Xây dựng kế hoạch tập huấn cho các cơ sở giáo dục: Để việc triển khai các văn bản của Bộ đến cơ sở giáo dục đạt hiệu quả cao, ngành xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho cốt cán các cơ sở giáo dục một cách cụ thể:
Đối với bồi dưỡng cốt cán cấp phòng gồm các thành phần: Trưởng phịng, phó trưởng phịng, chủ tịch cơng đồn, chun viên phụ trách tiểu học; hiệu trưởng tất cả các trường TH;
Đối với bồi dưỡng đại trà ở các trường học: Với đội ngũ cốt cán được ngành tập huấn, các trường học tổ chức triển khai các nội dung về đánh giá theo Chuẩn đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục.
+ Nội dung tập huấn:
Triển khai các Quyết định, Thông tư ban hành quy định Chuẩn cấp trưởng, cấp phó;
Triển khai các văn bản hướng dẫn việc đánh giá xếp loại theo Chuẩn. Trong quá trình tập huấn cho đội ngũ cốt cán, đến việc triển khai đại trà, các báo cáo viên cần quan tâm hướng dẫn việc vận dụng các mức độ đạt được của từng tiêu chí trong Chuẩn; xây dựng các minh chứng cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn và cách mã hoá và quản lý hồ sơ minh chứng ở nhà trường.
Trong quá trình tổ chức các lớp tập huấn, ngành cần quan tâm đến các điều kiện vật chất (lớp học và các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên), thời gian (mỗi lớp học trong 2 ngày)… để học viên tiếp thu các nội dung một cách hiệu quả. Trước khi lên lớp các giảng viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, giáo án, phương tiện dạy học; Quá trình lên lớp, các giảng viên đã sử dụng máy tính để trình chiếu, giới thiệu các "tiêu chuẩn", "tiêu chí", các "phiếu tự đánh giá", "phiếu đánh giá của tổ Chuyên môn", các biểu mẫu tổng hợp,… nhằm giúp học viên hiểu được những khái niệm "tiêu chuẩn", "tiêu chí", "minh chứng", quy trình đánh giá… Đặc biệt các báo cáo viên dành thời gian cho việc trao đổi, thảo luận, giải đáp vướng mắc và các tình huống khó khăn mà học viên đưa ra, từ đó giúp các học viên hiểu sâu hơn các văn bản hướng dẫn của Bộ để thuận lợi trong quá trình triển khai ở cơ sở.
b) Bước 2: Chọn người chủ trì (điều hành) hội nghị đánh giá.
Thông thường, Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Cơng đồn nhà trường chủ trì hội nghị.
c) Bước 3: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại
Căn cứ theo mẫu phiếu, Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại các tiêu chuẩn, tiêu chí và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhà trường. Theo tài liệu Cẩm nang hiệu trưởng trường trung học cơ sở do
tác giả Phạm Mạnh Hùng, Trần Đình Châu (đồng chủ biên), khi tự đánh giá, hiệu trưởng thực hiện theo quy trình 5 bước như sau (sơ đồ 1.7).
Sơ đồ 1.7. Quy trình tự đánh giá theo chuẩn của hiệu trưởng [18] d) Bước 4. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu (ghi điểm đạt
được ở từng tiêu chí) và những đánh giá, góp ý của phụ huynh và cộng đồng dân cư.
e) Bước 5: Kiểm số lượng phiếu đánh giá và lập biên bản kiểm số
lượng phiếu, bàn giao cho Ban Chấp hành Cơng đồn trường.
f) Bước 6: Tổng hợp kết quả các ý kiến đóng góp và tham gia đánh giá
hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu nhà trường. Các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Cơng đồn và Ban Chấp hành Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá
2. Xác định các minh chứng có liên quan đến từng tiêu chí thuộc từng tiêu chuẩn,
ghi vào phiếu tự đánh giá
3. Tự chấm điểm theo từng tiêu chí, ghi vào phiếu tự đánh giá
4. Cộng điểm tiêu chuẩn, tổng điểm; nghiên cứu lại điều 8 của chuẩn, xác định và
ghi loại mình đạt được vào dịng xếp loại trong phiếu đánh giá
5. Ghi vào mục đánh giá chung trong phiếu đánh giá; chuẩn bị báo cáo kết quả tự
đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
1. Nghiên cứu:
- Quy định chuẩn
- Mẫu phụ lục 1 đính kèm Cơng văn số 430/BGDĐT-NGCBQLCSGD
ngày 26/1/2010 của Bộ GD&ĐT về minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí.
hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu; niêm phong hồ sơ đánh giá gửi lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Phòng GD&ĐT).
1.4.3.2. Giai đoạn 2: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá.
Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng (Lãnh đạo Phịng GD&ĐT) chủ trì thực hiện các bước sau đây:
- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thơng tin xác thực khác (phân tích, tổng hợp và xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở), chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu;
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
1.4.3.3. Giai đoạn 3: Cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.
Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng của các trường, Phòng
Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá, báo cáo kết quả toàn ngành để theo dõi, giám sát và đánh giá thực trạng, gửi cơ quan quản lý cấp trên (Sở Giáo dục và Đào tạo) để theo dõi, quản lý.
Việc tổng hợp kết quả đánh giá cần đảm bảo: đầy đủ, chính xác, khoa học, có hệ thống.
Sau khi thực hiện xong ba giai đoạn trên tức là hoạt động đánh giá hiệu trưởng đã được thực hiện xong, có kết quả. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan quản lý hoạt động đánh giá cần có tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá hiệu trưởng tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng thơng qua các hình thức tổ chức phù hợp.
Sau mỗi đợt triển khai thực hiện đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, toàn ngành Giáo dục cần tổ chức hội nghị (có thể lồng ghép vào hội nghị tổng kết năm
học, hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới...) để đánh giá chung về công tác này. Qua đó, nghiêm túc nhìn nhận những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn để rút kinh nghiệm và triển khai cho lần đánh giá tiếp theo.
Việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn được thực hiện hàng năm (chu kỳ một năm). Do đó, kết thúc việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm là kết thúc một chu kỳ đánh giá và mở ra một chu kỳ mới bắt đầu từ việc triển khai quy định chuẩn. Các chu kỳ đánh giá nối tiếp nhau tạo thành quy trình khép kín của hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
1.5. Quản lý đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng tiểu học trưởng tiểu học
Hoạt động đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn được triển khai thường xuyên, thực hiện nghiêm túc và khách quan thì mới đem lại giá trị tin cậy cho nhà quản lý. Muốn vậy, để quản lý tốt hoạt động này, người CBQLGD (mà trực tiếp là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo) cần thực hiện đầy đủ các nội dung của hoạt động quản lý. Trong luận văn này, theo tiếp cận về các chức năng quản lý giáo dục, chúng tôi nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn bao gồm bốn nội dung (tương ứng với bốn chức năng QLGD) cụ thể như sau: