Tâm lý học quản lý, lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo người hiệu
trưởng Quản lý, tổ chức đánh giá hiệu trưởng Đánh giá trong giáo dục Quản lý trường tiểu học
Những nội dung cơ bản bồi dưỡng cho
- Những vấn đề cơ bản về quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: thực hiện các chức năng quản lý (công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động trong nhà trường), phương pháp, nguyên tắc trong quản lý nhà trường, vấn đề ra quyết định quản lý, những nội dung quản lý nhà trường...
- Năng lực, nghiệp vụ đánh giá trong giáo dục: mục đích đánh giá, nội dung, công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá, hình thức tổ chức đánh giá, đối tượng đánh giá, ...
- Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn: Quy trình tổ chức đánh giá, các kỹ năng quản lý đánh giá (tự đánh giá, tổ chức đánh giá, vấn đề minh chứng trong đánh giá, kỹ năng lắng nghe, chia sẻ, thảo luận, làm việc nhóm...)
- Những vấn đề cơ bản về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý: Phong cách dân chủ, phong cách chuyên quyền độc đoán, phong cách tự do... ưu điểm, hạn chế và vận dụng từng phương pháp trong hoàn cảnh thực tế cụ thể.
- Những vấn đề cơ bản về tâm lý học quản lý: đặc điểm tâm lý người hiệu trưởng, việc nắm bắt tâm lý của các đối tượng tham gia đánh giá.
3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng hiệu trưởng các trưởng tiểu học:
+ Kế hoạch về thời gian, địa điểm: Có thể tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, hoặc định kỳ 2 năm bồi dưỡng cập nhật kiến thức một lần. Mỗi lớp tập huấn được tổ chức học các chuyên đề khác nhau căn cứ từng đối tượng, mỗi chuyên đề có thể kéo dài từ 2 đến 4 buổi...
+ Kế hoạch về nội dung chương trình tập huấn, báo cáo viên, hình thức kiểm tra, đánh giá.
+ Trước tập huấn: khảo sát nhu cầu của CBQL, GV (cần bồi dưỡng nội dung gì, thời gian bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng...); Đánh giá sơ bộ năng
lực của đội ngũ (thành lập Hội đồng, Ban thẩm định) qua đánh giá hồ sơ chuyên môn mà cơ quan QLGD đang quản lý.
Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ, tiến hành phân nhóm để bồi dưỡng: phân nhóm theo chun mơn, năng lực, theo thời gian cơng tác.
Ví dụ: Đối với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được phân thành hai nhóm: Nhóm CBQL đã qua bồi dưỡng về QLGD (tập trung bồi dưỡng các nội dung về đánh giá hiệu trưởng); Nhóm các cán CBQL chưa qua bồi dưỡng về QLGD (bồi dưỡng tất cả nội dung nêu trong mục 3.3.3.2 ở trên). Tổ chức các lớp tập huấn theo các lớp, các khóa bồi dưỡng đảm bảo khơng ảnh hưởng đến công tác chuyên mơn tại các trường. Có thể được sắp xếp theo nội dung bảng mẫu sau:
Đối
tượng Thời gian Địa điểm
Nội dung bồi dưỡng
Báo cáo viên (Dự kiến) Cán bộ phụ trách lớp Ghi chú Lớp 1* tháng 7 đến tháng 10 Hội trường Phòng GD&ĐT Chuyên đề 1,2,3,4 Trưởng phòng GDTH, Sở GD&ĐT Đ/C A 30 học viên Lớp 2** tháng 11 - tháng 12 Hội trường Phòng GD&ĐT Chuyên đề 1,2 Trưởng phòng GDTH, Sở GD&ĐT Đ/C B 50 học viên *
: Lớp CBQL chưa qua bồi dưỡng về QLGD;
**
: Lớp CBQL đã qua bồi dưỡng về QLGD.
+ Trong quá trình tập huấn: Ngoài việc giao cho các báo cáo viên tổ chức chịu trách nhiệm chính về nội dung và kết quả hoạt động bồi dưỡng, có phân cơng cán bộ phụ trách, theo dõi tình hình hoạt động của lớp tập huấn để nắm tình hình, báo cáo lãnh đạo khi cần thiết.
Ngoài việc cung cấp lượng kiến thức lý thuyết cần thiết, trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng cần dành ít nhất 40% đến 60% thời lượng từng chuyên đề cho thảo luận, giải đáp thắc mắc về nội dung chuyên đề mà trong quá trình triển khai thực hiện các đối tượng tham gia cịn lúng túng, khó khăn.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng: Trong quá trình tập huấn, CBQL ngành cần thường xuyên kiểm tra về nội
dung chương trình các khóa tập huấn, việc thực hiện thời lượng, thời gian tập huấn, kết quả thu được sau mỗi lớp được tổ chức.
Ngoài việc tập huấn, bồi dưỡng tại chỗ, ngành GD&ĐT chủ động liên hệ cho CBQL, GV đi tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng được các cấp tổ chức (do Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT, các trường ĐH Sư phạm, Học viện QLGD, các trường Cao đẳng Sư phạm, ...) để nâng cao năng lực và tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn.
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này cần đảm bảo một số điều kiện sau: - Ngành xây dựng được nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế.
- Có nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng.
- Có đội ngũ báo cáo viên có năng lực, có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm thực tiễn.
3.3.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn cho các đối tượng tham gia đánh giá hiệu trưởng trưởng theo chuẩn cho các đối tượng tham gia đánh giá hiệu trưởng
3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp
Lực lượng tham gia đánh giá hiệu trưởng giữ vai trị quan trọng trong cơng tác đánh giá. Do vậy, khi tiến hành đánh giá, lực lượng này cần được các cấp QLGD quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ về đánh giá trong giáo dục, đánh giá hiệu trưởng.
Biện pháp được đề xuất nhằm giúp đội ngũ tham gia đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn (đại diện các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên) nâng cao năng lực, nghiệp vụ về công tác tự đánh giá và tổ chức đánh giá hiệu trưởng nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động đánh giá.
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
Để các lực lượng tham gia đánh giá hiểu biết đầy đủ, đúng đắn và thành thạo các năng lực, kỹ năng cơ bản trong đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, họ cần được bồi dưỡng những nội dung cơ bản, có thể sơ đồ hóa theo sơ đồ 3.3 như sau: