Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm
phối hợp giúp cho lập luận được sinh động có nhiều chiều" [2, 10].
Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức khám phá của người viết về đối tượng nghị luận qua đó nâng cao trình độ năng lực của người viết đồng thời thuyết phục người đọc, người nghe hiểu và tin vào vấn đề đang nghị luận; cũng qua đó người viết đồng thời phát huy năng lực của bản thân bộc lộ chính kiến, thái độ, cách đánh giá của mình trước vấn đề, từ đó có được những điều chỉnh tích cực về mặt tư duy lẫn hành động nhằm nâng cao tầm hiểu biết của mình trước các lĩnh vực của đời sống và văn học. Do vậy việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để đi từ hiểu biết nhận thức đến khám phá và cuối cùng là bình luận, đánh giá về mối liên hệ của bản thân và vận dụng nó vào trong đời sống.
1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận nghị luận
1.1.4.1. Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) sử dụng lí luận, bao gồm lí lẽ dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để làm rõ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo những ý kiến đó. Văn nghị luận bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đặc điểm văn nghị luận
- Về chức năng: Văn nghị luận trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, xã hội, hay bày giải quan điểm, đạo lí ở đời, … Văn nghị luận trung đại thể hiện ở các bài: chiếu, hịch, cáo, biểu, bình sử, điều trần, thư, … Văn nghị luận khơng chỉ có tư tưởng đúng đắn mà cịn có những tình cảm lớn làm thành mạch nguồn của nó. Vì thế văn nghị luận bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại.
- Về kết cấu: Do có nhiều thể loại khác nhau nên kết cấu của chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trên bình diện chung có thể thấy, bài văn nghị luận thường gồm ba phần chính dưới dạng tổng – phân – hợp: Vấn đề nghị luận; nội dung nghị luận; khái quát, bày tỏ quan điểm tư tưởng. Các thao tác phân tích, so sánh, giải thích, bác bỏ, chứng minh, … thường xuất hiện trong văn nghị luận.
- Về tổ chức lời văn: Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của các luận cứ, sự thuyết phục của luận chứng, …
1.1.4.2. Khái niệm về kĩ năng
Theo từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Trong tâm lí học, kĩ năng được nghiên cứu nhiều, song chưa thống nhất, có hai hướng quan niệm cơ bản như sau:
Coi kĩ năng như một phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả (V.A.Krutetxki, V.S.Kudin, A.G.Covaliôv, N.A.Rưcôv, Đại bách khoa tồn thư Liên Xơ)
Chú ý đến mặt kĩ thuật của hành động và đề cao kết quả cuối cùng của hành động. Nhóm tác giả này cho rằng: Kĩ năng là khả năng của con người tiến
hành một cách có kết quả mục đích hành động đã được tự giác trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau (N.D.Levitơv, E.A.Milerian, K.K.Platonơv, G.G.Colubev,...). Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng kĩ năng như một phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả.
1.1.4.3. Con đường hình thành kĩ năng làm văn nghị luận
Như đã phân tích ở trên, kĩ năng là sự vận dụng tri thức vào hoạt động thức tiễn để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, là năng lực hành động để đạt kết quả với mục đích đã đề ra. Do đó muốn có kĩ năng trước hết ta phải có tri
thức về lĩnh vực đó và phải trực tiếp thực hiện các thao tác, các hành động và phải luyện tập nhiều lần để đạt kết quả như mong muốn.
Kĩ năng nói chung và các kĩ năng triển khai luận điểm nói riêng chỉ có thể hình thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện các hành động triển khai luận điểm không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện thay đổi.
Quá trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn 1: Trước hết là những kĩ năng sơ đẳng. Kĩ năng này làm cho học sinh ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ năng, kĩ xảo đã có.
Giai đoạn 2: Biết cách hành động nhưng chưa đầy đủ, có hiểu biết phương thức hành động, sử dụng được các kĩ xảo nhưng không phải là các kĩ năng chuyên biệt của hoạt động này.
Giai đoạn 3: Có những kĩ năng chung phát triển cao (kĩ năng kế hoạch hoá hoạt động, kĩ năng tổ chức hành động) những cịn mang tính chất riêng lẻ, chưa có sự phối hợp, di chuyển giữa các kĩ năng).
Giai đoạn 4: Có những kĩ năng phát triển cao, học sinh sử dụng vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có, ý thức được khơng chỉ mục đích hoạt động mà cịn cả động cơ, cách thức đạt mục đích.
Giai đoạn 5: Có tay nghề, biết sử dụng một cách sáng tạo các kĩ năng khác nhau, biết phối hợp các kĩ năng khác nhau để tạo ra sản phẩm.