Bài tập chữa lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 61 - 63)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3. Bài tập chữa lỗi

2.33.1. Bài tập

Bài tập chữa lỗi là những bài tập có chứa những lỗi cơ bản trong lập luận bác bỏ như lỗi lôgic, lỗi lập luận,... Và đó cũng là những lỗi thường xuyên học sinh mắc phải trong quá trình thực hành. Sử dụng loại bài tập này giáo viên sẽ kiểm tra tổng hợp những kiến thức về lập luận bác bỏ của học sinh. Có thể chỉ ra ba dạng bài tập chữa lỗi sau đây:

- Chữa lỗi sai luận điểm; - Chữa lỗi sai luận cứ; - Chữa lỗi sai lập luận.

Bài tập chữa lỗi là dạng bài tập giúp học sinh nhận ra lỗi trong lập luận bác bỏ để từ đó củng cố thêm về cách thức lập luận bác bỏ. Việc tìm ra chính xác lỗi sẽ giúp các em tránh được những sai lầm khi vận dụng lập luận bác bỏ vào trong bài viết của mình.

2.3.3.2. Phân tích mẫu

Bài tập chữa lỗi là những bài tập giáo viên cố tình đưa ra những lỗi sai về lôgic, lập luận hoặc luận điểm sai... Để từ đó học sinh huy động kĩ năng và tư duy lơgic tìm ra những chỗ sai và chỉ ra cách sửa chữa. Đây là loại bài tập mang tính tổng hợp cả kĩ năng xác định lỗi và kĩ năng tạo lập văn bản.

Ví dụ: Chỉ ra lỗi sai về lôgic trong cách phân công của một bạn lớp trưởng như sau: "Các bạn đồn viên kéo xe, các bạn nữ qt dọn, cịn những ai khoẻ

Với dạng bài tập này, yêu cầu của đề bài khá đơn giản thường là chỉ lỗi sai trong một đoạn văn ngắn. Tuy vậy, giáo viên phải định hướng học sinh hai yêu cầu cơ bản: xác định lỗi và chữa lỗi.

Ở bài tập trên, lỗi là ba đối tượng (các bạn đoàn viên, các bạn nữ, những ai khoẻ mạnh) chồng chéo nhau, cấp độ không tương ứng. Chữa lỗi bằng cách thay đổi tên ba đối tượng cho tương ứng: bạn nam, bạn nữ...

2.3.3.3. Qui trình rèn luyện

Qui trình rèn luyện chữa lỗi địi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Có thể xác lập qui trình phổ biến sau đây:

Bước 1: Đọc kĩ bài tập, xác định lỗi của lập luận

Bước này học sinh phải xác định chính xác lỗi của lập luận là gì, đưa luận điểm sai hay lập luận mắc lỗi lơgic. Có xác định lỗi đúng thì khi tiến hành chữa lỗi mới đúng được.

Bước 2: Tiến hành chữa lỗi

Học sinh sẽ tiến hành chữa lỗi bằng các cách chỉnh sửa luận điểm cho phù hợp, điều chỉnh lập luận cho hợp lôgic.

Bước 3: Viết lại cho hồn chỉnh

Ví dụ: Chỉ ra lỗi sai về lơgic trong lập luận dưới đây

"Nếu hoạt động thể thao q nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới học tập, cịn nếu hoạt động thể thao q ít thì lại ảnh hưởng khơng tốt tới thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay q ít đều khơng tốt đối với học tập và đối với thân thể".

Bước 1: Học sinh xác định lỗi trong lập luận của đoạn văn

Lỗi sai trong lập luận là câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu... thì) của từng về cụ thể.

Bước 2: Chữa lỗi bằng cách tách từng vấn đề cụ thể trong câu khái quát, thêm tính chất giả định vào từng vấn đề.

Bước 3: Học sinh viết lại câu cho hồn chỉnh "Nói chung là nếu hoạt động thể thao quá nhiều hay q ít thì đều khơng tốt đối với con người chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải tập luyện thể thao ở mức độ phù hợp với cơ thể mỗi người" Có thể nói rằng, sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh là một phương pháp khoa học và hiệu quả. Trên đây là hệ thống bài tập cơ bản, giáo viên có thể vận dụng những bài tập này vào luyện tập và rèn kĩ năng bác bỏ cho học sinh trong các giờ học lí thuyết, thực hành, trả bài hay những giờ đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể sử dụng những bài tập khác cùng dạng và áp dụng theo qui trình rèn luyện như trên cũng đều mang lại hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)