Bài tập nhận diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 50 - 55)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Bài tập nhận diện

2.3.1.1. Mẫu bài tập

Bài tập nhận diện thường có các mẫu sau đây: - Tái hiện kiến thức lí thuyết.

- Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- Nhận diện kiến thức thơng qua việc tìm hiểu một đoạn văn.

Bài tập nhận diện là mẫu bài tập giúp học sinh nhận biết về những kiến thức lí thuyết của lập luận bác bỏ như mục đích, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Bên cạnh đó, loại bài tập này cũng giúp học sinh nhận biết những đoạn văn, những bài làm văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Và thông qua những mẫu đã được tiếp xúc, học sinh dễ dàng tái hiện kiến thức lí thuyết về lập luận bác bỏ, đồng thời học sinh cũng định hình được cách thức bác bỏ để vận dụng vào việc viết các đoạn văn, bài văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

Với dạng bài tập này học sinh cần nhận diện được thao tác lập luận bác bỏ được sử dụng với mục đích gì, cách thức bác bỏ của bài tập là cách bác bỏ nào, thái độ bác bỏ một vấn đề sai lầm ra sao. Hay nói cách khác, bài tập nhận diện là bài tập giúp học sinh nhận diện và xác định:

+ Mục đích của lập luận bác bỏ. + Yêu cầu của lập luận bác bỏ. + Cách thức của lập luận bác bỏ.

Trong các loại bài tập nhận diện lập luận bác bỏ, loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ là loại bài tập quan trọng nhất. Bởi vì, thơng qua loại bài tập này học sinh khơng chỉ nhận diện được các cách thức bác bỏ mà còn học tập được các cách bác bỏ để vận dụng vào việc luyện tập tạo lập văn bản. Có ba loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ sau đây:

- Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ luận điểm. - Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ luận cứ. - Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ lập luận.

Ví dụ: Hãy nhận xét cách thức bác bỏ của Mặc Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong đoạn trích dưới đây:

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: "Có kẻ nói với ta rằng: Trung

thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có thể coi là trung thần được khơng?"

Mặc Tử nói: "Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, như thế có khác gì cái bóng ? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang ? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có cịn được ích gì ? Cứ như tơi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lỗi lầm, phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện, khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà khơng lộ ra ngồi; trên thì thành thực một lịng một dạ với vua; dưới thì khơng a dua vào bè kết đảng với ai... Có được như thế thì tơi mới cho là trung thần".

Bài tập yêu cầu học sinh nhận diện được cách thức bác bỏ trong thao tác lập luận bác bỏ thông qua một đoạn văn bản cụ thể. Để làm được bài tập này học sinh phải đọc kĩ đoạn văn và chỉ ra cách thức bác bỏ là cách gì, cách bác bỏ đó có tác dụng như thế nào. Có thể dễ dàng nhận thấy, tiến trình bác bỏ của Mặc Tử là nhằm vào luận điểm nhưng cách bác bỏ của Mặc Tử là bác bỏ bằng suy luận, bằng lí lẽ. Mặc Tử chứng minh một cách rất hợp lí rằng, luận điểm về "trung thần" như Văn Quân nói lại với ơng, nếu tiếp tục phát triển một cách lôgic, sẽ dẫn đến một điều không thể nào chấp nhận: trung thần không phải là rường cột mà chỉ lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang.

2.3.1.2. Phân tích mẫu

Mẫu bài tập nhận diện là mẫu bài tập đơn giản nhất trong hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài tập nhận diện khơng địi hỏi tư duy cao và yêu cầu của mẫu bài tập này thường là ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và khoa học. Bài tập giúp học sinh tái hiện một cách dễ dàng những kiến thức mà học sinh đã nắm bắt và chiếm lĩnh được trong quá trình học tập.

Để giúp học sinh nhận diện kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng, giáo viên nên thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập hợp lí. Dùng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận ở mức độ phù hợp sẽ kích thích khả năng nhận diện và tái hiện kiến thức một cách hiệu quả ở học sinh.

Ví dụ:

Bài tập 1: Hãy nhắc lại những yêu cầu, mục đích và cách thức của thao tác

lập luận bác bỏ?

Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm bắt, tái hiện các kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ đã được học từ trước. Đặc biệt, học sinh nhận biết các cách thức lập luận bác bỏ: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận để phục vụ cho việc giải quyết những bài tập luyện tập sau này.

Bài tập 2: Đáp án nào sau đây được coi là chính xác nhất khi nói về mục đích

của lập luận bác bỏ:

A. Vạch ra những sai lầm, thiếu sót trong lập luận.

B. Dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn để chỉ ra những sai lầm của một quan điểm, ý kiến và bênh vực ý kiến đúng đắn.

C. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để vạch ra những sai lầm của một ý kiến, quan điểm và thuyết minh cho những điều đúng đắn.

Đây là dạng bài tập trắc nghiệm nhanh, dạng bài tập này giúp học sinh định hình trong tư duy về mục đích của lập luận bác bỏ và phương hướng bác bỏ đúng đắn, tránh rơi vào nguỵ biện.

Bài tập 3: Hãy đọc đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau:

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này khơng có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải qui lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ- nguồn

giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu hỏi:

1. Đoạn văn trên đã sử dụng lập luận bác bỏ để bác bỏ nội dung gì?

2. Tác giả Nguyễn An Ninh đã dùng cách bác bỏ nào trong đoạn văn trên? Dạng bài tập tìm hiểu một đoạn văn bản cụ thể có tác dụng rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng lập luận của học sinh. Thông qua đoạn văn các em sẽ xác định được ý kiến sai lầm cần bác bỏ là gì, nội dung bác bỏ ra sao và cách thức bác bỏ như thế nào. Bên cạnh đó học sinh sẽ dễ dàng nhận diện những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ, hình dung rõ nét về những

đoạn văn có sử dụng lập luận bác bỏ và đặc biệt học sinh có thêm kĩ năng phân biệt thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác lập luận khác, kĩ năng bác bỏ một ý kiến sai lầm.

2.3.1.3. Đề xuất qui trình rèn luyện

Qui trình là trình tự sắp xếp các bước, các khâu theo một trật tự nhất định và mang tính ổn định để tiến hành thực hiện một hoạt động nào đó. Bất kể một hoạt động mang tính rèn luyện kĩ năng nào cũng cần có những khâu, những bước sắp xếp theo qui trình như vậy. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ thông qua dạng bài tập nhận diện, chúng tôi xin đề xuất qui trình rèn luyện sau đây:

Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định chính xác yêu cầu của đề bài.

Bước 2: Loại những phương án khơng chính xác nếu đó là bài tập trắc nghiệm. Ghi nhanh những vấn đề quan trọng nếu đó là bài tập tự luận. Xác định cách thức bác bỏ có trong đoạn văn dựa vào ba cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận.

Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của bài tập, sửa chữa kịp thời nếu có những sai sót.

Qui trình rèn luyện trên đây là các bước thực hiện mà học sinh cần tuân thủ để làm tốt bài tập nhận diện.

Ví dụ: Tìm thao tác lập luận bác bỏ đoạn văn sau và chỉ ra cách thức bác bỏ của đoạn văn đó:

"Có người bảo: Tơi hút, tơi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh khơng có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn cơng trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.

Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư.

Anh có quyền hút nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.

Tội nghiệp thay những cái thai con nằm ngay trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc cạnh người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Bố và anh hút, chú bác hút khơng những đầu độc con em mà cịn nêu

gương xấu". (Nguyễn Khắc Viện, Ôn dịch, thuốc lá)

Qui trình làm bài tập đi theo các bước sau:

Bước 1: Học sinh đọc đoạn văn bản, tìm ra quan điểm sai lầm Tơi hút thuốc,

tôi bệnh, mặc tôi. Học sinh dễ dàng xác định được đây là một ý kiến thể hiện

thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với những người xung quanh, với những người thân của mình.

Bước 2: Xác định cách thức bác bỏ (ý kiến sai lầm Tôi hút thuốc, tôi bệnh,

mặc tôi được bác bỏ bằng cách thức bác bỏ luận điểm và dùng thực tế để bác bỏ).

Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của câu trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)