Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh
Trong vài ba năm trở lại đây cùng với những thuận lợi của công cuộc đổi mới sách giáo khoa đem lại thì vị trí của người học cũng có sự thay đổi. Người học khơng cịn là người thụ động tiếp nhận kiến thức nữa, người học được đặt ở trung tâm của hoạt động giáo dục, được quyền chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, được tự do sáng tạo mà không phải chịu sự áp đặt của người thầy. Nhờ vậy, hoạt động học tập của học sinh đã có những điểm mới, tình trạng sao chép, học đối phó, học vì điểm đã hạn chế phần nào. Có nhiều bài viết của học sinh đã thể hiện được sức sáng tạo trong tư duy, lối lập luận sắc sảo, những vốn hiểu biết rộng lớn, những suy nghĩ độc lập, có chính kiến và thái độ sống đúng đắn trước những hiện tượng của đời sống xung quanh. Đặc biệt, có những học sinh đã biết thể hiện những trải nghiệm, những hoàn cảnh thực tế vào trong bài viết thực sự tinh tế và làm rung động trái tim người đọc. Ví như có nhiều độc giả đã khơng cầm được nước mắt khi đọc bài văn của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con khơng? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng chồng tỉnh dậy, mồ hơi đầm đìa mà lạnh tốt sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ qun góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Có thể thấy, học sinh đã biết vận dụng hài hoà các thao tác lập luận, các kĩ năng làm văn cùng với những hiểu biết của bản thân, để từ đó bày tỏ những suy nghĩ cá nhân một cách thẳng thắn. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định chất lượng học tập môn Làm văn đặc biệt là khả năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài viết của học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, những điểm tích cực và những cố gắng kể trên chưa phải là tất cả vì vẫn còn một bộ phận những học sinh còn thơ ơ chán ghét môn Làm văn, học đối phó, thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh sống, thiếu kĩ năng và phương pháp làm văn, kiến thức rỗng, xa rời thực tế, lười tư duy...Và còn rất nhiều những hạn chế, địi hỏi cần có sự cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi, rèn luyện trong làm văn nghị luận.
Đối với việc học và thực hành Thao tác lập luận bác bỏ cũng có một
số vấn đề cần chú ý:
Về mặt tích cực, học sinh đã bước đầu hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. Bản thân học sinh đã biết phân biệt những cái đúng, cái sai trong vấn đề nghị luận. Đặc biệt có bộ phận học sinh đã biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ vào trong bài viết khá tốt. Ví dụ, đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ vấn đề:
"Ngồi chờ đợi những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống". Học sinh viết có đoạn:
im tại chỗ nhìn người ta đua nhau chạy, rồi tự cầu khẩn sẽ có một phép màu may mắn xảy đến với mình. Có nghĩa là sống mà khơng dám tự phấn đấu, lại muốn ỷ lại vào hồn cảnh, vào người khác. Đó là kẻ sống phụ thuộc, sống như sự may rủi trong cuộc chơi. Nhưng đã là cuộc sống thì khơng ai đốn trước được. Đâu phải lúc nào cũng có những ơng bụt, bà tiên với những phép màu như trong truyện cổ tích. Có thể bạn gặp may một lần những dĩ nhiên không thể trơng chờ vận may ấy đến với mình suốt đời được. Thượng đế rất công bằng và bạn nên nhớ rằng trên đời này khơng có bữa trưa nào là miễn phí cả. Cuộc sống khơng phải lúc nào cũng chờ đợi ta bằng những món quà bất ngờ. Bởi cuộc sống không phải là một cuốn phim. Đơn giản vì khơng có một ơng đạo diễn hay biên kịch nào giúp ta đưa ra các tình huống, giải quyết những khó khăn của ta. Chính vì vậy khơng nên ngồi đó chờ đợi những món quà bất ngờ từ cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống."
(Bài viết của học sinh)
Về mặt hạn chế, đa phần học sinh còn bỡ ngỡ, xa lạ với lí thuyết bác bỏ, càng khó khăn hơn khi các em chưa hình thành rõ ràng trong tư duy những cách thức lập luận bác bỏ căn bản. Học sinh còn rất non yếu trong những lí lẽ và dẫn chứng để đưa ra những lập luận sắc sảo hay việc thể hiện một trình độ tư duy cần thiết trong nhận thức vấn đề và trong diễn đạt văn nghị luận. Điều này địi hỏi người giáo viên cần có những phương pháp tối ưu giúp học sinh nắm bắt vấn đề và rèn kĩ năng lập luận bác bỏ.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN