Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm
2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận 11 trong bài làm văn nghị luận
Giờ học Làm văn là một giờ học rất quan trọng, mục tiêu của giờ học
này là giúp học sinh nhận biết và thơng hiểu những vấn đề lí thuyết cơ bản như khái niệm, những yêu cầu và cách thức tiến hành... Mục tiêu của bài thao tác lập luận bác bỏ là giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ và biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận, hình thành trong học sinh một tư duy phê phán, biết phân biệt cái đúng, cái sai. Từ đó, nâng cao kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận, biết sử dụng lợi thế của ngôn ngữ, của tư duy để bảo vệ chân lí và những điều đúng đắn. Tuy nhiên, mục tiêu của giờ học không chỉ đơn thuần là hình thành những kiến thức lí thuyết cơ bản mà quan trọng hơn là còn giúp học sinh thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức.
Có thể nói, trong cuộc sống xã hội cũng như trong học tập, học sinh sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn trong vấn đề giao tiếp và tranh luận, có rất nhiều những ý kiến sai lầm địi hỏi con người phải có đủ năng lực để bác bỏ. Vấn đề của đề tài đặt ra trong việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cũng không mục ngồi mục tiêu quan trọng đó.
2.2. Yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận nghị luận
Trong thực tế đời sống có rất nhiều ý kiến sai lầm cần phải phê phán, bác bỏ nhằm đề cao, khẳng định ý kiến đúng. Vì vậy chúng ta cần quan tâm tới cách thức bác bỏ. Tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên là chúng ta cần hiểu về các yêu cầu của lập luận bác bỏ.
Khi bác bỏ ý kiến nào đó khơng phải chỉ đơn giản là tun bố ý kiến đó sai lầm, mà quan trọng là phải có lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Muốn bác bỏ ý kiến đó sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung thực. Sau đó người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: Ý kiến đó sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai.
Muốn tìm chỗ sai của ý kiến, chúng ta cần đọc kĩ ý kiến và xem xét ý kiến ấy trên ba yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Phân tích rõ những sai lầm về luận điểm, luận cứ và lập luận rồi sau đó tiến hành bác bỏ.
Để tìm hiểu vì sao ý kiến đó lại sai lầm thì chúng ta phải dùng những lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, lí giải nguyên nhân sai lầm của ý kiến. Ví dụ, để chứng minh một luận cứ sai, có thể bác bỏ bằng cách chỉ ra trong luận cứ đó, người viết đã trích dẫn sai, cố ý cắt xén câu chữ của người khác, hoặc trích dẫn đúng nhưng phân tích, giải thích lại sai.
Mặt khác, chúng ta thấy một vấn đề, cái đúng và cái sai đôi khi không tồn tại tách biệt nhau. Trong các ý kiến, có ý kiến đúng, có ý kiến sai; có ý kiến mặt này đúng nhưng mặt kia sai, trường hợp này đúng, trường hợp kia sai. Vì thế, khi thực hiện thao tác lập luận bác bỏ cần có sự cân nhắc, phân tích từng mặt, để tránh tình trạng khẳng định chung chung, tràn lan hay bác bỏ, phủ nhận tất cả giống như kiểu người ta hất chậu nước bẩn nhưng lại hất cả đứa trẻ con ngồi trong chậu nước đó.
Khi sử dụng lập luận bác bỏ chúng ta dựa vào mức độ đúng, sai của các ý kiến mà vận dụng thao tác này cho thích hợp và đưa ra kết luận thoả đáng. Nói quá hoặc nói chưa tới là tự biến ý kiến của mình thành đối tượng để người khác phê phán, bác bỏ giống kiểu lấy gậy ông đập lưng ông. Bác bỏ là lập luận để làm sáng rõ sự thật và chân lí, tự nó cũng phải phù hợp với chân lí. Vì thế bác bỏ phải được thực hiện một cách chân thực, có mức độ và đúng quy cách.
2.3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận
Như đã phân tích lí thuyết ở phần trên ta nhận thấy, kĩ năng chỉ có thể được hình thành thơng qua những hoạt động luyện tập cụ thể. Khơng có hoạt động luyện tập thì khơng có bất cứ kĩ năng nào được sinh ra. Để làm được điều này ngoài việc xây dựng một hệ thống năng lực cũng như kĩ năng văn học, kĩ năng làm văn cho học sinh không thể thiếu hệ thống bài tập tương ứng "Thiếu một hệ thống bài tập chặt chẽ thì năng lực và kĩ năng của học sinh cũng khơng bao giờ được hình thành" [15, 307]. Các mẫu bài tập luyện tập cần phải phù hợp với qui trình luyện tập, phù hợp với trình độ học sinh, và phải đảm bảo đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao.Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh có hiệu quả chúng tơi xin đề xuất một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ sau đây: