Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm
2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ
văn nghị luận
2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận làm văn nghị luận
2.4.1.1. Cần căn cứ vào nội dung chương trình SGK để lựa chọn nội dung cũng như cách thức, biện pháp cụ thể
Trong chương trình SGK Ngữ văn 11 bộ cơ bản có 03 bài liên quan mật thiết và chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ:
+ Thao tác lập luận bác bỏ;
+ Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ;
+ Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Ngoài ra, trong SGK Ngữ văn 11 bộ nâng cao cịn có thêm 01 bài rất hữu dụng:
+ Luyện nói: Thảo luận, tranh luận.
Đối với những bài học trên, SGK đã đưa ra những kiến thức lí thuyết cần thiết (Bài học-ghi nhớ) và hệ thống những bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ, hướng dẫn từ yêu cầu đến những cách thức bác bỏ đúng đắn.
Trên cơ sở đó, chúng tơi có thể triển khai thêm một số dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ có thể triển khai và tiến hành trong các giờ trả bài dựa trên cơ sở những bài viết về văn nghị luận của học sinh. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh rèn kĩ năng bác bỏ thông qua những ý kiến sai lầm trong bài làm cụ thể, từ đó vừa mài sắc tư duy, vừa chấn chỉnh lại cách diễn đạt cho học sinh.
Ngồi ra, việc rèn kĩ năng bác bỏ cịn có thể thực hiện thơng qua bài
Luyện nói: thảo luận, tranh luận. Ở những tiết đã học trước đó, học sinh được
giới thiệu và luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ, chủ yếu là kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận. Tiết học này sẽ triển khai các nội dung luyện tập nhằm vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong kĩ năng nói, hình thức thảo luận nhóm, tổ. Đây là một hình thức phát biểu, trao đổi miệng, nhằm bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân trước những vấn đề đặt ra trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. Và những vấn đề mà SGK đưa ra để học sinh trao đổi, thảo luận bao gồm cả vấn đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
2.4.1.2. Tn thủ ngun tắc bộ mơn: lí thuyết thực hành
* Làm văn là môn học thực hành của các giờ ngôn ngữ và văn học.
Khi làm một bài văn, học sinh phải vận dụng tổng hợp những kiến thức về văn học, về ngôn ngữ và những hiểu biết về đời sống, về thế giới xung quanh mình, đồng thời học sinh phải huy động năng lực suy nghĩ , tìm tịi những kiến thức, giải quyết sáng tạo một vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, học sinh cịn phải biết vận dụng những kĩ năng như lập luận, dùng từ, đặt câu,...để diễn đạt nội dung đó dưới hình thức trong sáng, sinh động và hấp dẫn. Những kiến thức về văn học, Tiếng Việt, và những kĩ năng viết đó đều được giảng dạy trên lớp qua các tiết đọc văn, từ ngữ, ngữ pháp văn bản.
Kết quả học tập môn Làm văn của học sinh thể hiện khá đầy đủ trình độ Ngữ văn của học sinh và là thước đo chính xác kết quả giảng dạy Ngữ văn của giáo viên.
* Về phương pháp dạy học bộ môn phải nhấn mạnh nguyên tắc thực hành "Thừa nhận nguyên tắc thực hành của mơn tập làm văn đã được nhất trí dễ dàng về mặt lí thuyết: khâu làm văn được coi là khâu hồn thiện q trình học giảng văn, văn học sử, lí luận văn học và Tiếng Việt. Nó hồn thiện vì qua Làm văn, học sinh được bổ sung và tự bổ sung những hiểu biết về văn học đã thu nhận được trong các phân môn. Cũng qua Làm văn, vốn "kiến thức chết" sẽ trở thành "kiến thức sống". Hiểu biết tản mạn, có khi "hỗn loạn" được phạm trù hoá, được chuyển hoá về chất. Ai cũng thừa nhận qua làm văn, học sinh không chỉ thử thách về vốn kiến thức hay hiểu biết lí thuyết về làm văn mà cịn phải huy động một cách tổng lực nhiều yếu tố về vốn sống, về văn hố, về tư duy, tình cảm..."( Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực hành
trong dạy Làm văn nghị luận ở THCS, Luận văn thạc sĩ KHGD, Lê Ngọc
Bảy, Huế-2001)
Ở nguyên tắc này, giáo viên phải có ý thức tổ chức giờ học, phân bố thời gian hợp lí, cân đối giữa hai phần lí thuyết và luyện tập, kích thích và tạo điều kiện để học sinh làm việc nhiều hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện kĩ năng,
2.4.1.3. Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt để định ra những tiêu chí nội dung của bài tập rèn luyện
Văn bản viết hay lời nói (văn miệng) của học sinh là một sản phẩm mang tính chất thực hành tổng hợp. Để có một văn bản hoàn chỉnh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải đúng hướng; + Phải đúng trật tự; + Phải mạch lạc;
+ Phải trong sáng. Trong đó:
- Đúng hướng hay không đúng hướng phụ thuộc vào việc xác định vấn đề, ở thao tác lập luận bác bỏ là việc xác định ý kiến sai lầm, ý kiến chưa chính xác. - Mạch lạc, trong sáng phụ thuộc vào khâu sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, khâu lập luận và việc liên kết văn bản, cụ thể ở thao tác lập luận bác bỏ là việc xác định cách thức bác bỏ sao cho phù hợp và chính xác.
- Trật tự hay khơng trật tự, phong phú hay không phong phú phụ thuộc vào khâu lập dàn ý, sắp xếp các ý.
Từ vấn đề trên chúng tôi định hướng các dạng bài tập chính ở trên: - Dạng bài tập nhận diện.
- Dạng bài tập xây dựng và vận dụng. - Dạng bài tập chữa lỗi.
2.4.1.4. Căn cứ vào những tiền đề lí luận dạy học, lí luận nhận thức liên quan để đề ra các bài tập rèn luyện kĩ năng
* Dựa trên cơ sở lí luận dạy học
Dạy Làm văn phải dựa trên quan điểm: học sinh là yếu tố trung tâm, là chủ thể hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức lí thuyết và thực hành. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại khẳng định vai trò chủ thể của người học và vai trò tổ chức hướng dẫn của người dạy.
Dạy học tập trung vào người học, nói như D. Wey thì: "học sinh là mặt trời mà quy tụ xung quanh nó là những phương tiện dạy học". Và "học sinh là chủ thể trung tâm, là một tiền đề có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc đổi mới triệt để về phương pháp dạy học. Cốt lõi, linh hồn của vấn đề lấy học sinh là trung tâm chính là vấn đề bồi dưỡng "năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề" (Giáo sư Phan Trọng Luận, Giáo sư Lê Trí Viễn, Giáo sư Phùng Văn Tửu- Môn Văn và Tiếng Việt, tập 1).
Phương pháp dạy học như là một công cụ thiết yếu của người giáo viên: "Vấn đề đáp số cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số" (Mutxosuki). Đề cao phương pháp giáo dục tích cực, coi học sinh là trung tâm, không phải chỉ đơn thuần là chuyện chuyển đổi khái niệm về mặt hình thức. Thực chất là sự đổi mới trong dạy học nhằm "tạo được một sự chuyển hoá, một sự vận động bên trong của chủ thể học sinh". Công việc học tập của học sinh được xem là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo. Do vậy, việc "tích cực hố hoạt động bên trong của từng học sinh là một q trình hoạt động tâm lí nhận thức của bản thân chủ thể, và làm thế nào để học sinh thực sự hoạt động".
* Dựa trên cơ sở lí luận nhận thức:
Nhận thức là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình nhận thức của con người được chia làm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính gồm cảm giác và tri giác; nhân thức lí tính gồm tư duy và tưởng tượng.
Giáo viên cần chú ý tới các kiểu bài và các cấp độ khác nhau của bài tập; sự đa dạng về hình thức bài tập cũng như cách thức tổ chức. Cần xác định được hình thức, nội dung và quy trình luyện tập cho học sinh, tiến tới angơrit hoá các dạng bài tập.
Học sinh cần tích cực chủ động chuyển tri thức thành hành động, tức là hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Kĩ năng chỉ có thể được hình thành qua q trình rèn luyện lâu dài, có phương pháp, có ý thức. Vai trị của cả người dạy lẫn người học đều hết sức quan trọng.
Phải biết phát huy tiềm năng và phát huy hoạt động tư duy tích cực của ba loại đối tượng: giỏi, trung bình và yếu.
Cần cho học sinh tham gia vào quy trình kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của bản thân.
2.4.1.5. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ phải đảm bảo quy trình
Quy trình đi từ lí thuyết đến thực hành bao gồm: Lí thuyết chung- Rèn
luyện kĩ năng bộ phận- Hồn thành văn bản- Chấm, trả bài- Ơn tập.
Quy trình sản sinh văn bản: Định hướng- Lập đề cương- Triển khai đề cương thành văn bản- Đánh giá- Kiểm tra văn bản.
Quy trình hệ thống hố kiến thức cũ, giảng kiến thức mới và luyện tập thực hành.
Thao tác lập luận bác bỏ là một thao tác tương đối khó so với các thao tác lập luận khác, bởi lẽ khi sử dụng thao tác này học sinh phải có khả năng tư duy nhất định. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ sẽ trở nên khó khăn và vất vả hơn. Điều đó địi hỏi người giáo viên trước khi cho học sinh tiến hành luyện tập thì cần phải xác lập một quy trình và mơ hình rèn luyện thích hợp với đối tượng học sinh.
* Xét về quy trình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ: Khi rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ phải tiến hành theo quy trình nhất định.
Thứ nhất, phải đi từ những ví dụ, ngữ liệu cụ thể để giúp học sinh hình thành những khái niệm, những vấn đề lí thuyết cơ bản.
Thứ hai, tiến hành luyện tập các bài tập theo cấp độ từ dễ đến khó. Thứ ba, báo cáo kết quả luyện tập bằng chính bài viết của học sinh.
* Xét về mơ hình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ: Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ nên tiến hành theo mơ hình sau:
- Xác định vấn đề nghị luận là gì?
- Nhận định vấn đề nghị luận là vấn đề đúng hay sai ? Đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào? Đặc biệt lưu ý những vấn đề vừa có mặt đúng vừa có mặt sai. - Tiến hành bác bỏ điểm sai trong vấn đề nghị luận theo ba cách: Bác bỏ luận điểm; bác bỏ luận cứ; bác bỏ cách lập luận.