8. Cấu trúc luận văn
1.6. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý phát triển đội ngũ
trƣờng Trung học phổ thông theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực
1.6.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên
Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ
là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [16, tr.82].
Quy hoạch là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu đề ra; là sự bố trí, sắp xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch.
Quy hoạch ĐNGV trường THPT là xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài về ĐNGV các trường THPT khi tính đến cả những nhân tố bên trong và bên ngoài.
- Nội dung của quy hoạch ĐNGV trường THPT bao gồm: + Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT.
+ Dự báo quy mô phát triển của nhà trường.
1.6.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên
Tuyển chọn giáo viên là một quá trình lựa chọn những giáo viên giỏi nhất từ giáo viên có nguyện vọng xin về trường.
Trong q trình tuyển chọn địi hỏi đảm bảo khách quan mang tính pháp lý. Cơng tác tuyển chọn thực hiên các khâu của một quy trình nhất định, việc nào làm trước; các khâu này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Sử dụng ĐNGV là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của ĐNGV để vừa hồn thành được mục tiêu của tổ chức.
Vì vậy, sau khi tuyển chọn thì vấn đề về bố trí, sử dụng ĐNGV là việc làm hết sức quan trọng. Nếu sử dụng đúng người, đúng việc thì sẽ phát huy được năng lực, sở trường của GV, hiệu quả công tác của họ rất cao. Ngược lại, nếu bố trí sử dụng khơng hợp lí sẽ làm cho việc phát huy khả năng của GV kém hiệu quả, không phát huy được những khả năng tiền ẩn, vốn có của từng giáo viên.
Việc sử dụng ĐNGV sao cho có hiệu quả cao nhất ln là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Một đội ngũ với rất nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, trình độ, năng lực, sở trường, hứng thú khác nhau làm cho công tác quản lý rất phức tạp. Điều đó địi hỏi cơng tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau:
- Nắm bắt đặc điểm, cá tính của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra được ưu nhược điểm của họ để từ đó có sự phân cơng lao động hợp lí.
- Phân công công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ. - Đề ra được quy chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng.
- Gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.
- Khi sử dụng ĐNGV phải sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, bố trí sắp xếp, sử dụng sao cho khoa học.
- Sử dụng những nhà làm công tác quản lý cấp dưới: phải có năng lực trong công tác quản lý, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân cơng điều hành, phải có uy tín với cấp dưới và biết sử dụng nhân viên thuộc quyền mình quản lý.
- Cơng tác quản lý sử dụng ĐNGV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động quản lý giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển.
1.6.3. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
Chức năng kiểm tra đánh giá là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Kiểm tra cần đề cập đến các phương pháp và cơ chế được sử dụng để
đảm bảo rằng các hành vi, hoạt động phải tuân thủ, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mực của tổ chức.
- Theo tác giả L.A Braskamp và J.C.Orey giải thích từ đánh giá thông quá từ gốc lating aristere là “ngồi bên nhau”. “Ngồi bên nhau” trong đánh giá cho phép chúng ta liên tưởng tới hoạt động tương tác, chia sẻ, tin tưởng lẫn nhau và đánh giá là sự hợp tác giữa các đồng nghiệp để đạt tới những giá trị, chất lượng và hiệu quả công việc mà cả hai đều mong đợi.
- Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thơng tin về con người nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà người giáo viên phải làm với tư cách nhà giáo, cơng dân,… Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúp giáo viên tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trường cũng được hoàn thành. Trong nhà trường, việc đánh giá ĐNGV là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý. Đánh giá đúng sẽ có phương hướng và biện pháp giải quyết đúng, làm cho GV phấn khởi, tin tưởng phấn đấu trong cơng tác. Đánh giá sai hoặc khơng đúng có tác hại khơn lường. Đánh giá đúng ĐNGV để từ đó giúp CBQL có cơ chế, chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ và sa thải đúng người đúng việc, mới nâng cao chất lượng ĐNGV.
* Một số hình thức kiểm tra, đánh giá ĐNGV:
- Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành, của nhà trường, GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng và là nguồn thơng tin có giá trị cho tổ chức, vì thực tế khơng ai hiểu GV bằng chính họ; người GV thông qua hoạt động tự đánh giá nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế, bổ sung, hồn thiện bản thân.
- Đánh giá GV thông qua HS: Căn cứ vào ý kiến của HS về giáo viên, kết quả học tập của HS các lớp mà GV giảng dạy. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này phải thực sự khéo léo và tế nhị, có biện pháp hình thức thích
hợp ta sẽ có thơng tin phản hồi hết sức giá trị về từng giáo viên. Ngược lại, nếu thực hiện không tốt sẽ đem lại kết quả tiêu cực cho GV được đánh giá.
- Đánh giá GV thông qua đồng nghiệp cùng chuyên môn, tổ bộ môn: Trong một bộ môn, tổ chun mơn thì từ tổ trưởng đến các GV là những người gắn bó và gần gũi nhau nhiều nhất, họ hiểu nhau khá tồn diện từ năng lực chun mơn, kỹ năng phương pháp, đến mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với người học, phẩm chất đạo đức, lối sống,…Vì vậy, nhận xét đánh giá của GV trong cùng bộ môn là nguồn thơng tin quan trọng qua đó biết được những điểm mạnh, điểm yếu và khả năng phát triển của từng GV trong các mặt hoạt động.
- Đánh giá GV từ lãnh đạo nhà trường: Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người GV về trước mắt và lâu dài. Nếu sử lí khơng tốt và thiếu khách quan, cơng bằng sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với cá nhân GV về các mặt: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng giảng dạy, tư cách đạo đức,..cần phải chính xác dựa trên việc thu thập nhiều thơng tin từ nhiều nguồn, nhiều mặt để có sự phân tích, tổng hợp, đánh giá chính xác, khách quan, để người GV tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo một cách vui vẻ, cầu tiến và có hướng khắc phục khuyết điểm của mình.
1.6.4. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
- Theo quan niệm của UNESCO bồi dưỡng có ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn - nghiệp vụ cho bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Bồi dưỡng là quá trình cập nhật; bổ sung những kiến thức và kỹ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu ở một cấp học, bậc học; thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.
- Theo tác giả Nguyễn Đức Trí: Bồi dưỡng là nâng cao trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm.
- Như vậy, mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực phẩm chất và năng lực chun mơn để GV có cơ hội củng cố, mở rộng và nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Có nhiều nội dung bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho ĐNGV THPT, trong đó có các nội dung cơ bản như sau:
+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn: Để đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá và nâng chuẩn; nâng cao kiến thức liên quan: ngoại ngữ, tin học...
+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm: Phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh; phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh; công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục truyền thống cho HS…
+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kĩ năng NCKH: Phương pháp luận NCKH; tổ chức tiến hành nghiên cứu đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy….
+ Bồi dưỡng về lí luận chính trị và các kiến thức quản lý khác.
- Việc bồi dưỡng cho ĐNGV cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, trong hè; bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn; bồi dưỡng tại các nhà trường; tự bồi dưỡng của GV,…
Trong nhà trường, GV là người trực tiếp thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục, người quyết định phương hướng trong giảng dạy. Trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của HS không chỉ phụ thuộc vào chương trình sách giáo khoa, cũng khơng chỉ phụ thuộc vào nhân cách của HS mà còn phụ thuộc vào nhân cách của người thầy, vào phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn, khả năng tay nghề của người thầy. Trong giai đoạn hiện nay, việc bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết địi hỏi các cấp quản lí đặc biệt quan tâm bởi vì chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, thời đại mà khối lượng tri thức được tăng lên nhanh chóng hàng ngày hàng giờ, làm cho các kiến thức, phương pháp dạy
học trong nhà trường luôn luôn phải bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của người GV là địi hỏi tự thân, mang tính bắt buộc của nghề dạy học.
1.6.5. Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong cơng tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do vậy, người cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm thật tốt việc tạo ra các môi trường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất,... cho ĐNGV là sự động viên kịp thời đối với giáo viên, giúp họ tái tạo tốt sức lao động và ngược lại.
1.7. Thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GV trung học
Theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở , giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên trung học) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ; đánh giá , xếp loa ̣i giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp (sau đây go ̣i tắt là Chuẩn).
Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học: - Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị , đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp , từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
- Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV trung học.
- Làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học. - Làm cơ sở để nghiên cứu , đề xuất và th ực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị 2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh 4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp 5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu mơi trường giáo dục
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức mơn học 3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình mơn học 4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học 5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 6. Tiêu chí 13. Xây dựng mơi trường học tập 7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua mơn học
3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
1.8. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.8.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV đó là: Tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số phát triển con người HDI, dân số và độ tuổi đến trường.
- Chỉ số GDP không những phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân.
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương hay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào.
- Dân số và độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và phát triển ĐNGV.
- Dân số trong độ tuổi đến trường ở nước ta được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) Tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi.
Với mục tiêu chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cùng với việc phổ cập giáo dục bậc THCS trong toàn quốc và mục tiêu