Về địa lý, kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 51)

2.1. Vài nét về tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Về địa lý, kinh tế

a, Về địa lý

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Lạng Sơn có vị trí địa lí rất thuận lợi cho sự giao lưu, phát triển kinh tế; phía Tây giáp Cao Bằng, Thái Ngun, Bắc Cạn, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đơ Hà Nội và phía Bắc giáp Trung Quốc với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác nơi đây, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các vùng Trung Á, Châu Âu và các nước khác…

b, Về kinh tế

Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc mua bán trong những năm qua rất sơi động, hàng hóa trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau lớn hơn năm trước. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu bn bán, du lịch, của khách trong nước và khách quốc tế.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm qua (10,45%) chưa đạt mục tiêu đề ra (11-12%) do tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế tồn cầu

nhưng thu nhập bình qn đầu người của tỉnh đạt 820 USD, gấp khoảng 2 lần so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 còn 22,06%.

Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và dịch vụ cùng chiếm tỷ trọng lớn (mỗi ngành chiếm 39- 40%), công nghiệp- xây dựng chiếm 21-22%. Đáng chú ý, các ngành dịch vụ tăng trưởng bình qn hàng năm 12,7%. Trong đó, kinh tế cửa khẩu đóng vai trị động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tăng trưởng bình quân trên 30%/năm. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm. Trên 80% dân cư của tỉnh sống bằng nghề nơng. Các loại hình dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)