Vài nét về giáo dục và đào tạo thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 53)

2.2.1. Giáo dục và đào tạo thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo thành phố Lạng Sơn phát triển mạnh ở cả ba cấp học, luôn là lá cờ đầu của Giáo dục & Đào tạo Lạng Sơn trên cả phương diện giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Trên diện tích khoảng 79 km², dân số hơn 187.278 người. Tồn thành phố có 9 trường THCS, bậc học THPT có 4 trường: THPT Việt Bắc, THPT Dân tộc Nội trú Tỉnh, THPT Chuyên Chu Văn An, trường THPT Dân lập Ngơ Thì Sĩ. Bên cạnh khối các trường THPT, trên địa bàn thành phố hiện có Trung tâm GDTX 1 tỉnh, trường Trung cấp Nghề Việt Đức, trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật Lạng Sơn, trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Lạng Sơn, cũng mở

hệ BTVH THPT và đào tạo nghề cho học sinh sau THCS. Với số lượng lớn các trường như vậy đã tạo cơ hội học tập thuận lợi cho nhân dân thành phố Lạng Sơn, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục.

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn

Trung tâm GDTX tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo quyết định số 167/UB/QĐ-TC, ngày 15 tháng 6 năm 1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị là Trung tâm vi tính - ngoại ngữ và Trường Bổ túc văn hoá tỉnh. Ngày 03 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 16/QĐ-UBND đổi tên thành Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm toạ lạc trên diện tích 10.400m2 tại đường Ba Sơn - phường Tam Thanh. Từ khi mới thành lập 2 năm đầu tiên Trung tâm chú trọng nhiệm vụ dạy văn hoá cho học viên bổ túc THPT, từ năm học 2009-2010 trung tâm đã phát triển số lượng và quy mơ các loại hình đào tạo khác để đáp ứng nhu cầu học tập của cho cán bộ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn

Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn là cơ sở giáo dục khơng chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a, Mục tiêu: Mục tiêu của Trung Tâm GDTX là đáp ứng tối đa nhu cầu

học tập thường xuyên và đa dạng của mọi người trong cộng đồng (khơng kể tuổi, trình độ học vấn, thành phần trong xã hội …) nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương. Tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt, với nhiều hình thức học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu học tập.

b, Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của Trung tâm là:

- Dạy BTVH theo cấp lớp (BT THPT).

- Mở các lớp Tin học ứng dụng, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Dân tộc chương trình A, B.

- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng mở các lớp đào tạo Đại học tại chức và dạy nghề xã hội cho cán bộ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Liên kết với Sở Giao thông mở các lớp học lái xe mô tô hạng A1. - Phục vụ các Hội nghị của Sở GD&ĐT tổ chức tại trung tâm.

c, Đối tượng giảng dạy và quản lý của Trung tâm * Đối tượng giảng dạy của trung tâm

- Học viên học bổ túc THPT tại Trung tâm: Tất cả học viên đang học tại Trung tâm đều đã không đạt điểm chuẩn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập mà các em đăng ký dự thi. Một bộ phận không nhỏ học viên kiến thức nền tảng cấp THCS q yếu, ít tích cực tư duy, tìm tịi, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các em ít có động cơ, hứng thú trong học tập. Chất lượng học viên đầu vào của trung tâm không những yếu về kiến thức văn hố mà cịn rất hạn chế về phẩm chất đạo đức, một số ln có những cử chỉ hành vi không mong đợi.

Theo thống kê đầu năm học, học viên của trung tâm hầu hết là con em nơng dân và gia đình bn bán nhỏ, sự chăm lo, tạo điều kiện, quan tâm sát sao đến việc học tập của các em về phía gia đình cịn hạn chế. Nhiều em có hồn cảnh gia đình đặc biệt (con hộ gia đình nghèo, bố mẹ li hơn, mồ côi, cha mẹ đều đi làm ăn xa...), một số khác gia đình có điều kiện kinh tế nhưng chưa quan tâm sát sao đến việc học tập hoặc quá nuông chiều con em.

- Học viên học tại các lớp bổ túc văn hoá xã, phường: Là những học viên đã bỏ học ít nhất cách đây 2 năm, nay được vận động đến lớp tiếp tục học văn hoá hồn thành chương trình bổ túc THPT. Những học viên này đang độ tuổi lao động tại địa phương và một số đã lập gia đình nên họ thường đi học không đều, kiến thức nền tảng của cấp THCS cũng rất yếu.

- Học viên học các lớp chứng chỉ Ngoại ngữ - Tin học (buổi tối): đây là số học viên có động cơ và mục đích học tập rõ ràng. Đa phần là cán bộ, tiểu thương buôn bán tại các chợ, học sinh THCS, THPT và bổ túc THPT… có nhu cầu học giao tiếp Tiếng Trung, tiếng Anh và nâng cao thêm khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc nên học viên ở những lớp này đi học tương đối đầy đủ, tích cực.

* Đối tượng quản lý của Trung tâm

- Học viên các lớp liên kết vừa học vừa làm (học vào thứ 6,7, chủ nhật hoặc 10 ngày/ tháng): Số học viên này chủ yếu là cán bộ, giáo viên, sinh viên từ các huyện và trên địa bàn thành phố vừa đi học vừa đi làm để nâng cao trình độ chun mơn. Đa số học viên các lớp liên kết có ý thức tự giác cao, chấp hành tốt nội quy lớp học.

2.2.4. Quy mô giáo dục và đào tạo của Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn

Bảng 2.1: Quy mô phát triển hệ bổ túc THPT từ năm học 2007-2008 đến nay

Năm học Bổ túc THPT BT THPT tại xã Tổng số GV Tổng số lớp Tổng số HS Tổng số lớp Tổng số HS 2007-2008 13 534 26 2008-2009 12 464 29 2009-2010 11 399 34 2010-2011 11 352 36 2011-2012 10 251 3 59 45 2012-2013 7 161 5 89 47

Bảng 2.2: Quy mô phát triển số lượng học viên Tin học- Ngoại ngữ

Năm học

Lớp Tin học Lớp tiếng Anh Lớp Tiếng Trung

Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên 2008 – 2009 6 143 2 55 3 110 2009 – 2010 3 139 5 236 4 164 2010 – 2011 7 137 6 159 5 237 2011 – 2012 5 118 5 119 6 158 2012 - 2013 5 127 3 56 9 224 Tổng cộng 26 664 25 625 27 893

Bảng 2.3: Quy mô phát triển số lượng học viên lái xe mô tô hạng A1

Năm Tổng số học viên tham gia

Tổng số học viên đỗ đƣợc cấp bằng

Tỉ lệ học viên đƣợc cấp bằng/ học viên tham gia

2009 225 197 87,5%

2010 533 505 94,7%

2011 350 332 94,8%

2012 564 412 73,04%

( Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học của Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn )

Bảng 2.4: Quy mô phát triển số lượng học viên các lớp liên kết đào tạo

cao đẳng, đại học

Năm tuyển sinh Tên chuyên ngành đào tạo

Năm tốt nghiệp Số lƣợng học viên 2006 Cơng trình ( ĐH Xây dựng) 2012 53 2006 Quản trị Du Lịch – Khách sạn 2010 83 2007 ĐH Anh văn 2010 112 2007 ĐHSP Ngữ văn 2010 88 2008 2008 ĐHSP Âm nhạc 2010 69 ĐHSP Mỹ thuật 2010 70 2010 ĐH Kế tốn Liên thơng 2012 67 2010 ĐH Ngữ văn 2012 92 Tổng cộng 634

Bảng 2.5: Quy mô phát triển số lượng học viên các lớp liên kết đào tạo

cao đẳng, đại học

Năm tuyển sinh Tên chuyên ngành đào tạo Số lƣợng học viên

2009 ĐH Thú y 43 2009 ĐH Kế toán K43 76 2010 ĐH Kế tốn 101 2010 ĐH Giao thơng 73 2012 ĐH Thư viện 79 2012 SP Tiểu học 61 2012 Quản trị văn phòng 63 2012 SP Mầm non 85 2012 ĐH Kế tốn Liên thơng 78 Tổng cộng 659

( Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học của Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn )

2.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất

Trung tâm GDTX 1 tỉnh là một trung tâm có khn viên và hệ thống phịng học khá khang trang so với mặt bằng các trung tâm khác trong tỉnh. Số lượng phòng học 14, có phịng tin học, thí nghiệm và thư viện. Hàng năm tăng cường hỗ trợ các thiết bị công nghệ thông tin cho khu lớp học và văn phòng đảm bảo điều kiện cho dạy-học và quản lý như hệ thống máy tính kết nối mạng LAN, Wifi, máy phô tô, máy chiếu cố định và di động. Có 01 hội trường phục vụ các hoạt động lớn của trung tâm hoặc tổ chức hội nghị, tập huấn có số lượng người tối đa 500 người. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của trung tâm xây dựng được hơn 10 năm nên đã xuống cấp, hệ thống điện, quạt, bàn ghế cũ và hỏng nhiều, số máy vi tính trong phịng vi tính đã quá cũ hết thời hạn sử dụng không đáp ứng được nhu cầu học tập của lớp tin học. Hệ thống phòng học xây dựng chủ yếu để học văn hóa, khơng có phịng học cho việc

thực hành dạy nghề, hoặc rất ít các phòng cho các lớp học liên thơng nên trong q trình sử dụng để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trung tâm cũng đã cơi nới và sửa chữa một số phịng.

2.2.6. Điều kiện về tài chính

Trung tâm GDTX 1 tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, được tự chủ về mặt tài chính. Dự tốn Ngân sách được giao cơ bản đã đáp ứng đủ, tuy nhiên do dự toán được giao đầu năm chỉ căn cứ vào số biên chế của trung tâm, mà khơng tính đến Hợp đồng 68, HĐ ngắn hạn nên trung tâm luôn ưu tiên chi trả lương và các khoản trích theo lương cho CB-GV-NV của Trung tâm, việc bổ sung cơ sở vật chất còn bị hạn chế. Ngồi nguồn thu ngân sách, Trung tâm có các nguồn thu hợp pháp: Thu bổ túc văn hoá và thu sự nghiệp khác. Khối BTVH và các lớp Tin học -Ngoại ngữ, bồi dưỡng chứng chỉ xe mô tơ hạng A1: Thực hiện thu học phí theo đúng quy định hiện hành; các khoản phục vụ trực tiếp cho học sinh thu theo thoả thuận giữa Trung tâm với Hội phụ huynh học sinh. Đối với khối liên kết đào tạo: Thu học phí theo quyết định của các trường liên kết.

Đa số giáo viên của Trung tâm là giáo viên trong biên chế nên thu nhập từ lương cơ bản là khoản thu nhập ổn định theo hệ số lương. Ngoài ra, trung tâm cịn có khoản thu thêm đối với khối liên kết đào tạo nên việc chi thưởng cho giáo viên trong dịp Lễ, Tết, việc tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm cũng được Ban Giám đốc quan tâm tạo điều kiện.

2.3. Thực trạng tập thể sƣ phạm Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Quy mô, cơ cấu của tập thể sư phạm Trung tâm GDTX 1 tỉnh

Hiện nay, (trong năm học 2012-2013), tập thể sư phạm của trung tâm là một tổ chức gồm 60 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó:

- Cán bộ quản lý: 2 người. - Giáo viên: 47 người - Nhân viên: 11 người

01 Chi bộ Đảng gồm 25 đảng viên, Cơng đồn và Đồn TN. Trung tâm có 04 phịng: Phịng Quản lý đào tạo, Phòng Ngoại ngữ - Tin học, Phòng Tổ chức Hành chính và Phịng Dạy Văn hố (gồm tổ Tự nhiên và tổ Xã hội). Hiện nay, nhìn vào số lượng giáo viên ở các môn học, trung tâm đủ giáo viên ở hầu hết các môn học. Tuy nhiên, do đặc điểm về bộ môn và đặc thù công việc nên mặt bằng lao động không đồng đều. Do đặc điểm đội ngũ và yêu cầu công việc, một giáo viên thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Có giáo viên chỉ tham gia dạy từ 3- 6 tiết/ tuần và phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác như: tư vấn, điều tra mở các lớp bổ túc xã, tuyển sinh các lớp liên kết, tuyển sinh lái xe mô tô A1, phục vụ hội nghị, chủ nhiệm các lớp liên kết,...

Bảng 2.5: Số lượng và thành phần giáo viên năm học 2012-2013

m ô n T /s

ố Biên chế Hợp đồng Trình độ chun mơn

T /s ố T ỉ lệ % T/s ố T ỉ lệ % T h/ sỹ ĐH CĐ TC PT Văn 9 8 1 2 7 Sử 3 3 3 Địa 2 2 2 Tiếng Anh 5 5 5 Tiếng Trung 2 2 1 1 GDCD 1 1 1 Toán 9 7 2 9 Lý 5 4 1 5 Hoá 4 4 4 Sinh 2 1 1 1 1 Tin 2 2 2 công tác đội 1 1 1 H/Chính 10 3 8 2 2 3 3 Cộng 58 43 15 45 2 3

Về độ tuổi và số năm công tác của GV Trung tâm GDTX 1 tỉnh

- Tuổi trung bình của giáo viên, cán bộ quản lý: 36 - Số giáo viên đã giảng dạy dưới 3 năm: 10 người - Số giáo viên đã giảng dạy từ 4 đến 6 năm: 6 - Số giáo viên đã giảng dạy từ 7 đến 10 năm: 8 - Số giáo viên đã giảng dạy từ 11 đến 20 năm: 16 - Số giáo viên đã giảng dạy trên 20 năm: 7

Số cán bộ giáo viên có tuổi đời dưới 30: 16 giáo viên chiếm 1/3 số giáo viên trong TTSP. Họ trẻ trung, năng động, một số có kiến thức chuyên mơn rất tốt, nhanh chóng tiếp thu và thích nghi với những thay đổi, song khả năng tích luỹ vốn sống và kinh nghiệm trong cơng tác cịn hạn chế. Số cán bộ giáo viên từ 30 đến 57 tuổi chiếm 2/3 số giáo viên trong TTSP. Họ có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, tuy nhiên một số ít giáo viên cịn ngại thay đổi và tiếp nhận cái mới, ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm ngày càng được củng cố lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, tuy nhiên cũng còn bất cập. Trung tâm GDTX1 tỉnh là một cơ sở giáo dục, một đơn vị thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhưng tất cả giáo viên ở trung tâm đều là giáo viên dạy các bộ mơn văn hóa, chuyên sâu vào việc dạy văn hóa nên khi thực hiện các nhiệm vụ khác của GDTX còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ GDTX. Ví dụ như: kỹ năng tổ chức hội nghị, kỹ năng quản lý học viên đại học, kỹ năng điều tra nhu cầu học, kỹ năng tư vấn người dân khi đến đăng ký học tập tại trung tâm, kỹ năng tổ chức chương trình dạy chun đề cho số lượng đơng người, khả năng đánh giá và nắm bắt tâm lý đặc điểm của người học ... Bên cạnh đó, đa số giáo viên chưa có chứng chỉ nghề nên khơng thể tham gia dạy nghề theo qui định.

Một đặc điểm nữa là tỷ lệ giáo viên nữ của trung tâm khá cao (chiếm 65% tổng số giáo viên toàn trung tâm),

2.3.2. Thực trạng về cấu trúc tổ chức của Trung tâm

TTSP bao gồm các phịng, tổ chức Đảng và các tổ chức đồn thể. Các phòng bao gồm: Phòng Quản lý đào tạo - Bồi dưỡng, Phòng Ngoại ngữ - Tin học, Phịng Tổ chức Hành chính và Phịng Dạy Văn hố, Hội đồng giáo dục và các hội đồng khác.

Giáo viên của Trung tâm được chia thành 2 tổ chuyên môn như sau: - Tổ Tự nhiên: gồm các mơn : Tốn- Tin - Vật lý- Hoá- Sinh - GDQP - Tổ Xã hội: gồm các bộ môn: Văn - Sử - Địa - Ngoại ngữ - GDCD. Mỗi tổ chun mơn có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Mỗi mơn học thành lập một nhóm chun mơn, có một nhóm trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)