Thực trạng văn hoá lao động của tập thể sư phạm Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 80)

2.3. Thực trạng tập thể sư phạm Trung tâm GDTX1 tỉnh Lạng Sơn

2.3.4. Thực trạng văn hoá lao động của tập thể sư phạm Trung tâm

Đội ngũ giáo viên của trung tâm khơng có biến động đáng kể, mỗi năm có từ 2-3 giáo viên chuyển đến - đi. Tuy nhiên, bản sắc văn hố của TTSP

được quyết định chính bởi đội ngũ giáo viên đã hoặc đang có nguyện vọng gắn bó với trung tâm lâu dài . Các trưởng, phó các phịng ln đóng vai trị nịng cốt, họ tạo nên sức hút, sức lôi cuốn đối với các thành phần giáo viên còn lại. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy, giáo dục học viên và các cơng tác đa dạng hố các loại hình giáo dục khác, TTSP trung tâm xác định: bên cạnh việc cung cấp kiến thức, rèn luyện đạo đức qua các giờ học thì một con đường giáo dục hết sức quan trọng là giáo dục qua ứng xử văn hoá trong quan hệ giữa thầy cô với học viên, giữa các thầy cô giáo với nhau. Các mối quan hệ văn hố đó phải hồ quyện với nhau và phát triển một cách toàn diện thì tác dụng giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Mặt khác, chính các mối quan hệ văn hoá của TTSP có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ giáo viên của trung tâm.

2.3.4.1. Văn hoá trong quan hệ với học viên

Ngay từ ngày đầu mới thành lập, lãnh đạo trung tâm đã xác định mục tiêu là: Xây dựng Trung tâm GDTX 1 tỉnh thành một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy, một cơ sở giáo dục chất lượng, xứng đáng với niềm tin của nhân dân và các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, trung tâm đã dần khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục thường xuyên của tỉnh, nhiều năm liền trung tâm là lá cờ đầu của khối giáo dục thường xuyên. Trung tâm cũng đã xây dựng được những nét đẹp văn hoá, mang bản sắc riêng. Đó là những quy định, những hệ thống giá trị cơ bản, những luật lệ, tính hợp thức của hành vi, các chuẩn mực của hành vi....

Đối với học viên các lớp bổ túc THPT và các lớp bổ túc văn hoá xã:

Trung tâm là một cơ sở giáo dục có nguyện vọng đáp ứng nhu cầu tiếp tục học bậc THPT của những học sinh đã tốt nghiệp THCS, trong khi các trường THPT công lập trong thành phố khơng cịn khả năng tiếp nhận. Nhiều học viên khi bước vào trung tâm với vốn kiến thức văn hóa cịn yếu và thiếu hụt, chưa có ý thức hồn thiện đạo đức, lối sống. Tâm trạng mặc cảm, thiếu tự tin

là điều dễ nhận thấy ở hầu hết học viên của trung tâm. Tập thể sư phạm trung tâm ln trăn trở, tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Song song với việc giảng dạy chính khố theo phân phối chương trình, giáo viên của trung tâm cịn phải đảm nhiệm cơng việc phụ đạo, dạy bổ trợ kiến thức cơ bản để sau ba năm học các em có thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số em khá có thể thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Trung tâm luôn xác định: để nâng cao chất lượng văn hoá trước hết phải xây dựng và giữ vững nền nếp, kỷ cương trong dạy và học. Công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp cho học viên luôn đã được coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Các giờ học hàng ngày, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hình thành nhân cách cho các em bước đầu đã được đổi mới và ngày càng có hiệu quả thiết thực. Các em đã dần ý thức được rằng: phải học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, và cho chính bản thân mình và để xứng đáng với sự tin yêu, niềm hy vọng, nỗi vất vả nhọc nhằn của thầy cô, cha mẹ .

Mặc dù trung tâm có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, nhưng các em luôn nhận được sự yêu thương, gần gũi, tin tưởng và hy vọng của các thầy cô giáo. Yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên của trung tâm là phải lựa chọn kiến thức và phương pháp giảng dạy cho vừa sức với đối tượng học viên, để các em dần dần tự tin bớt đi mặc cảm, cung cấp và rèn luyện cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất.

Để nắm vững hoàn cảnh của học viên, kịp thời thơng báo với gia đình những tiến bộ, những thiếu sót trong học tập, rèn luyện, suy nghĩ, lối sống... của các em, giáo viên chủ nhiệm của trung tâm thường xuyên kết hợp trao đổi, bàn biện pháp giáo dục với phụ huynh học viên. Các giáo viên trẻ mới về trung tâm được giao làm phó chủ nhiệm lớp để có thời gian làm quen và tích luỹ kinh nghiệm giáo dục học viên trước khi đảm nhiệm chính thức. GVCN ln có trong tay địa chỉ, số điện thoại liên lạc của gia đình HV. Nhiều giáo

viên đã đến tận nhà học sinh để kết hợp với phụ huynh khắc phục tình trạng bỏ học hoặc vi phạm kỷ luật của trung tâm. Khơng ít phụ huynh có nhận thức chưa đúng đắn và cách cư xử, dạy dỗ con em chưa phù hợp, nhưng khi đến trung tâm, khi tiếp xúc với các thầy cô giáo họ luôn nhận được sự tôn trọng, và họ ý thức được rõ ràng hơn trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ.

Thương yêu học viên, các thầy cô khéo léo, kiên trì và kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm mà các em mắc phải, để rồi từ những cố gắng bền bỉ của trò, những cố gắng không biết mệt mỏi của thầy các em trưởng thành. Điều quan trọng hơn hết là các em trở thành người lao động chân chính, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đối với học viên các lớp chứng chỉ Ngoại ngữ - Tin học, lái xe mô tô A1 và các lớp liên kết đào tạo: Giáo viên được phân công giảng dạy và chủ

nhiệm các lớp này thường là những giáo viên có tay nghề vững vàng, tâm huyết với nghề, khéo léo trong cư xử vì đây là đối tượng học viên nhiều lứa tuổi. Trong giao tiếp và quản lý học viên các lớp này giáo viên thường có thái độ thiện cảm, mềm mỏng, linh hoạt, biết lắng nghe và có kinh nghiệm quản lý lớp học. Khi mới thành lập lớp các giáo viên thường giúp học viên làm quen với phương pháp học và hồ nhập với mơi trường học mới. Sau đó thiết lập các mối quan hệ cộng tác lâu dài với tinh thần cởi mở, chân thành. Học viên đến học tại Trung tâm đều sớm hồ nhập với mơi trường học mới, được tạo điều kiện về cơ sở vật chất và hồn thiện các thủ tục hành chính nhanh gọn.

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào về trung tâm cũng thích nghi được với cơng việc nơi đây. Khơng ít giáo viên sau một thời gian khơng có được niềm tin vào sự tiến bộ của học viên hoặc khó thích ứng với sự thay đổi đã có tâm trạng bng xuôi, chán nản, thiếu quan tâm hoặc chưa cố gắng tìm tịi học hỏi phương pháp giáo dục học viên phù hợp.

2.3.4.2. Văn hoá trong quan hệ giữa các thành viên của TTSP

Giáo viên của trung tâm GDTX 1 tỉnh có phong cách cởi mở, hòa đồng. Anh chị em nhân niềm vui, hạnh phúc cho nhau mỗi khi một đồng nghiệp đạt thành tích cao trong giảng dạy, khi một tổ ấm được xây dựng, khi một cơng dân tí hon của trung tâm chào đời, khi học trò của trung tâm đỗ đại học, khi gặp những cử chỉ đẹp, hay sự tiến bộ, trưởng thành của một học viên,... Họ sẻ chia cho nhau những bất hạnh, trắc trở gặp phải trong cuộc đời …. Những điều đó đã có tác dụng động viên tinh thần rất nhiều trong cuộc sống. Tuy mỗi con người một tính cách khác nhau, song mọi người đều hiểu và tơn trọng lẫn nhau. Những nhóm nhỏ khơng chính thức hình thành, liên kết với nhau bằng tình bạn vì có chung sở thích, vì cùng hồn cảnh, cùng độ tuổi. Cũng có vài ba người có lối sống hơi lập dị, song khơng có điều gì dẫn đến mâu thuẫn lớn với mục tiêu chung của trung tâm.

* Trong công việc

Cơng việc ở trung tâm mang tính trật tự, kỷ luật. Hầu hết giáo viên của trung tâm đều cố gắng chấp hành nề nếp, kỷ cương của tập thể sư phạm, các quy định chuyên môn của ngành.

Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định hành chính nhiều khi cịn mang tính chất hình thức, tính chiếu lệ, ít có hiệu quả thực tế, chưa phát huy được những năng lực tiềm ẩn của giáo viên.

Giáo viên của trung tâm luôn sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc như: trao đổi, góp ý chun mơn sau giờ dạy; hướng dẫn, bổ sung cho nhau các kiến thức tin học; trao đổi, bàn bạc về việc ra đề thi; tìm tịi, sử dụng các phần mềm dạy học; phối hợp với nhau trong công tác giáo dục học sinh, chia sẻ cùng nhau những kỹ năng trong thực hiện các cơng việc khác ...Họ tìm thấy sự tương đồng về thái độ làm việc. Trong TTSP trung tâm có những giáo viên có năng lực nổi trội hơn, song họ ln thể hiện sự bình đẳng trong lao động và xử sự, không tỏ ra hơn người. Năng lực sở trường của mỗi giáo viên khác nhau, người ưu mặt này thì hạn chế mặt kia. Các thầy cô giáo

sống với nhau bằng lịng nhân ái thì dễ chia sẻ cho nhau sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp. Giao tiếp, ứng xử trong TTSP khơng chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính xã giao mà chứa đựng trong bản chất và mục tiêu của nó là thúc đẩy sự hợp tác hướng vào công việc.

Tất cả các giáo viên của trung tâm khi lên lớp đều có trang phục gọn gàng, lịch sự, đứng đắn. Điều đó cũng góp phần giáo dục phong cách, lối sống cho học viên. Giờ giấc làm việc của trung tâm được hầu hết giáo viên chấp hành nghiêm túc.

Tuy nhiên, trong tập thể vẫn còn một số giáo viên có lối sống chưa thực sự hồ đồng như: có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp, một số cịn có thái độ co mình, khép kín, một số thiếu trung thực, thủ đoạn. Một số ít tổ trưởng, nhóm trưởng hoặc trưởng phịng chưa chú ý lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, còn bảo thủ khi giải quyết cơng việc, chưa chịu khó học tập, bồi dưỡng.

2.3.4.3. Văn hoá trong quan hệ giữa lãnh đạo trung tâm và giáo viên

Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của trung tâm luôn được xác định bởi lãnh đạo trung tâm. Mọi thành viên trong trung tâm phải làm việc nhằm đạt được mục tiêu này (mặc dù bản kế hoạch năm học được đưa ra trong hội nghị triển khai kế hoạch đầu năm, song sự hỗ trợ, tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên trong TTSP là rất hạn chế, nhiều khi cịn hình thức).

Cấu trúc của TTSP trung tâm tương đối ổn định qua các năm học. Giám đốc là người giữ nhịp độ của tổ chức, hình thành nên các mục tiêu chính thức, là người đóng vai trị then chốt trong việc hoạch định chính sách tồn tại và phát triển của tổ chức. Đôi khi, những ý kiến bất đồng khó được thừa nhận. Giám đốc là nhân vật đầu mối trong mọi giao dịch với môi trường bên ngoài và ngược lại, cha mẹ học sinh, các đối tác của trung tâm.

TTSP có sự chấp nhận "ngầm định" về trách nhiệm của người Giám đốc đối với các hoạt động của trung tâm, họ thừa nhận quyền hạn chính thức

của người giám đốc. Trong những năm qua, trung tâm đã thực hiện công khai về chất lượng giáo dục, về các điều kiện cơ sở vật chất và chế độ lương đối với giáo viên. Đánh giá hạnh kiểm được công khai qua xếp loại hạnh kiểm học viên hàng tháng, thông báo điểm các môn học hàng ngày, hàng tuần, tổng kết kỳ I, kỳ II và cả năm đều được thông báo công khai tới lớp. Các khoản đóng góp trong năm học của HS được bàn bạc và nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học viên.

Tuy nhiên, phong cách quản lý tại Trung tâm GDTX 1 tỉnh vẫn là cấu trúc tổ chức theo chiều dọc, cấu trúc ngăn cách người quản lý và nhân viên và mang tính kiểm sốt hơn là trao quyền. Giám đốc còn thiếu kinh nghiệm trong triển khai cơng việc nên có lẽ chính vì vậy mà một số trưởng, phó phịng và nhiều giáo viên của trung tâm cịn bị động trong cơng việc.

Lãnh đạo trung tâm đã bước đầu mạnh dạn giao việc cho giáo viên trẻ. Tuy nhiên, việc khuyến khích, động viên giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ chưa được lãnh đạo Trung tâm chú trọng. Đôi khi việc đánh giá giáo viên cịn chưa thật sự vì sự tiến bộ của họ, có lúc cịn thiên vị hoặc định kiến, thiếu quan điểm biện chứng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ mới chỉ tập trung vào việc tự bồi dưỡng và qua hoạt động tổ nhóm chun mơn. Những cố gắng nỗ lực của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục học viên thường chỉ được coi là việc thực hiện nhiệm vụ của người làm công ăn lương, chưa được động viên, khuyến khích kịp thời.

Cán bộ quản lý trung tâm GDTX vừa phải đóng vai trị là một nhà quản lý giáo dục nhưng cũng phải vừa là một doanh nhân. Ngồi các cơng việc như cán bộ quản lý các trường THPT còn phải lo liên kết với các công ty, doanh nghiệp, các trường Cao đẳng, đại học mở các lớp chứng chỉ, đại học theo nhu cầu, lo cơ sở vật chất, lo lực lượng đội ngũ, thúc đẩy xã hội hoá giáo dục… Hơn thế nữa, Ban giám đốc chỉ có 02 người chính vì vậy, lãnh đạo trung tâm mới chỉ xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở nhiệm vụ năm học

của Bộ và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, lãnh đạo trung tâm bước đầu đã quan tâm đến việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược, một kế hoạch dài hơi để xây dựng "thương hiệu" của một trung tâm GDTX cấp tỉnh.

Lãnh đạo trung tâm luôn là người gương mẫu trong công việc và cuộc sống. Dường như họ dành tất cả thời gian và công sức cho công việc. Giám đốc là người chỉn chu và nghiêm túc. Chính phong cách ấy đã xây dựng cho tập thể sư phạm những quy tắc, chuẩn mực, nề nếp trong công việc.

Giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trung tâm, ở nơi "đầu sóng ngọn gió" của đời sống giáo dục. Tất cả các giáo viên đều cảm nhận được ở người lãnh đạo của mình một sự nhiệt tình, kiên quyết, có tâm với nghề, giàu kinh nghiệm sống và công tác. Lãnh đạo trung tâm là người nêu tấm gương tự học, tự bồi dưỡng cho cả tập thể sư phạm về cả kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý giáo dục và kiến thức văn hoá, xã hội. Cuộc sống tinh thần của GV trong trường cũng được quan tâm.

Phó Giám đốc Trung tâm ln tìm cách để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ chức họp phụ huynh bàn phương án dạy phụ đạo, dạy bổ trợ kiến thức, dạy ôn thi tốt nghiệp. Trung tâm cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh với phụ huynh học viên, với các cơ quan chức năng, cơ quan bạn.

2.4. Các yếu tố thuận lợi và các khó khăn trong cơng tác xây dựng tập thể sƣ phạm Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn theo lý thuyết tổ chức biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)