Nguyên tắc lựa chọn bài tập để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 35 - 36)

duy của học sinh

2.2.1. Quán triệt mục tiêu dạy học

Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần cụ thể hóa bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các bài tập đó đồng thời là q trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra.

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung

Bài tập dùng để mã hóa nội dung dạy học. Tuy nhiên bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác.

2.2.3. Phát huy tính tích cực của học sinh

Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tịi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và cái chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS.

2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống

Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài được trình bày theo một lơgic hệ thống. Vì vậy, bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, bài tập phải được sắp xếp theo

Bài 1 Este ( 1 tiết) Bài 2 Lipit (1 tiết) Bài 3 Chất giặt rửa (1 tiết) Bài 4: Luyện tập Mối liên hệ giữa hidrocacbon và một số dẫn xuất của hidrocacbon

một lôgic hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một bài, cho một chương, một phần và cả chương trình mơn học.

Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Khi nhiều bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống mà ở đó trật tự bài tập có ý nghĩa quan trọng. Bài tập ra trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo liền kề hoặc không liền kề. Một số trường hợp lời giải đáp cho bài tập trước có tác dụng làm nảy sinh bài tập tiếp theo.

2.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc thiết kế bài tập cũng phải cố gắng gắn liền với thực tiễn cuộc sống.

2.2.6. Phù hợp với trình độ, đối tượng HS

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng bài tập trong dạy học hóa học. Bài tập nếu không phù hợp với trình độ và đối tượng HS sẽ dễ gây hiện tượng nhàm chán. Bài tập càng phù hợp với đối tượng học sinh thì việc dạy học càng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)