Rèn năng lực tư duy độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 75 - 80)

2.3 .Quy trình lựa chọn hệ thống bài tập hóa học chương Este Lipit hóa học 12

2.4. Hệ thống bài tập và biện pháp phát huy nhận thức và tư duy của học sinh

2.4.3. Rèn năng lực tư duy độc lập

2.4.3.1. Vai trò của năng lực tư duy độc lập

Năng lực hóa học của một HS được đánh giá qua nhiều mặt có thể kể đến nắm

vững kiến thức, kiến thức bền vững theo thời gian, khả năng tiếp thu lượng lớn thông tin, biết vận dụng kiến thức, sử dụng thành thạo các thao tác tư duy. Tuy

nhiên, tiêu chí khơng thể thiếu của HS là phải biết giải quyết vấn đề bằng tư duy độc lập của bản thân. Thái độ dựa dẫm, chấp nhận kiến thức mà không biết phê phán, chọn lọc kiến thức thì nhất định cũng khơng thể có sáng tạo hay nói cách khác độc lập là tiền đề của sáng tạo.

2.4.3.2. Biện pháp rèn năng lực tư duy độc lập

- Tạo điều kiện để HS tự học

Thành công lớn nhất của người giáo viên là dạy cho HS cách học đúng, đó chính là tự học. Khơng bất kì ai có thể theo đuổi một HS suốt đời để dạy dỗ, chỉ dẫn, hay nói cách khác là nên dạy HS nên dạy cho HS phương pháp học tập để HS có thể tự học. Khi đã có thể tự học, bản thân HS đã có được cơng cụ nhận thức của riêng mình, có thể sử dụng một cách chủ động.

Việc dạy cho HS tự học là nhiệm vụ rất khó khăn bởi lúc đầu sẽ nhận phải sự chống đối của HS, thái độ dựa dẫm khó bị tước bỏ khỏi suy nghĩ. GV phải thực hiện từ từ, nhẫn nại, có thái độ động viên, khuyến khích và cơng việc giao cho HS phải vừa sức.

Tự học khơng có nghĩa là khơng hướng dẫn. Nên biết rằng HS vẫn chưa có một kiến thức hồn chỉnh về mơn học. Những lúc rơi vào bế tắc thì GV phải là người gỡ rối để các em có thể tiếp tục việc học.

- Khuyến khích HS phát biểu suy nghĩ của mình

Cho HS được thắc mắc, phê phán ngay chính bài giảng, bài giải của GV. Phải rèn cho HS phong cách tự tin khi đứng trước đám đơng và trình bày ý kiến của mình. Với mơn hóa học, cho đến ngày nay có rất nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu rõ ràng hoặc có nhiều quan điểm khác nhau từ phía các nhà khoa học hoặc có nhiều vấn đề quá rộng mà bản thân GV khó nắm một cách tồn diện. Vì thế, bản thân GV phải là người chịu lắng nghe HS. Nếu bản thân chưa có thể bác bỏ hay giải đáp vấn đề đặt ra thì thẳng thắn chấp nhận và hẹn giải đáp vào một buổi khác. Hiện nay, thực tế giảng dạy, ít GV chịu chấp nhận mình chưa hiểu thấu đáo vấn đề. Khi rơi vào tình trạng bế tắc, giáo viên thường căng thẳng với HS và bác bỏ ý kiến của các em mà không cần giải thích gì.

Dạy học phải đảm bảo bảo chương trình khơng có nghĩa là dạy tràn lan, đánh đồng mọi kiến thức. Dạy học hiệu quả là phải cho HS thấy được đâu là trọng tâm của bài, mạch kiến thức thế nào. Nếu như trước đây GV là người hệ thống hóa kiến thức, chỉ ra trọng tâm của bài thì bây giờ cách học mới HS phải làm cơng việc đó và GV chỉ là người bổ sung, điều chỉnh. Có như vậy mới rèn được tính độc lập nhận thức vấn đề.

2.4.3.3. Bài tập rèn năng lực tư duy độc lập

Bài tập 1: Có các chất mất nhãn riêng biệt sau: etyl axetat, fomanđehit, axit axetic

và etanol. Làm thế nào để phân biệt chúng.

Với bài này HS có thể nhận biết theo nhiều cách khác nhau để phân biệt các chất trên dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của chúng.

Cách 1: Dùng quỳ tím nhận biết được axit axetic, dùng AgNO3/NH3dư ( hay nước

Br2 ) để nhận biết fomanđehit ( HCHO). Dùng Na kim loại để nhận biết etanol, còn lại là etyl axetat.

Cách 2: Nhận biết HCHO trước bằng phản ứng tráng bạc ( hay sử dụng nước Br2,

dung dịch KMnO4, hoặc Cu(OH)2/OH-), sau đó dùng quỳ tím để nhận biết axit axetic, hai chất còn lại dùng Na kim loại nhận biết ra etanol, còn lại là etyl axetat. Chú ý: HCHO làm nhạt màu nước brom, hay dung dịch thuốc tím. Phản ứng với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch Cu2O.

Bài tập 2: Có 4 lọ mất nhãn đựng các chất riêng biệt sau: CH3COOH, HCOOH,

C2H5OH, HOCH2CHO, CH2=CHCOOH. Làm thế nào nhận biết từng dung dịch trên.

Nhận xét

Cách 1:Dùng quỳ tím nhận biết các axit: CH3COOH, HCOOH, CH2=CHCOOH ( nhóm I).

Cịn lại: C2H5OH, HOCH2CHO ( nhóm II).

Nhận biết nhóm I: Dùng AgNO3/NH3 dư nhận biết được HCOOH. Còn hai axit CH3COOH, CH2=CHCOOH : dùng nước Br2 hay dung dịch KMnO4, nhận biết được CH2=CHCOOH ( làm nhạt mầu nước brom hay thuốc tím). Cịn lại CH3COOH.

Nhận biết nhóm II: Dùng nước Br2 hay dung dịch thuốc tím, hay dung dịch AgNO3/NH3 dư , Cu(OH)2/OH-), để nhận biết được HOCH2CHO. Còn lại C2H5OH.

Cách 2: Dùng dung dịch AgNO3/NH3 dư nhận biết HCOOH và HOCH2CHO

( nhóm I). Chất cịn lại nhóm II.

Nhận biết nhóm I: dùng quỳ tím nhận biết được HCOOH, cịn lại HOCH2CHO. Nhận biết nhóm II. CH3COOH, C2H5OH, CH2=CHCOOH: Dùng quỳ tím nhận biết hai axit, sau đó dùng nước brom để nhận biết CH2=CHCOOH.

Bài tập 3: Có các lọ đựng các chất riêng biệt sau: HCOOCH3, CH3COOC6H4OH,

CH3COOCH3, CH2 = CH-COOCH3 . Hãy trình bày cách nhận biết các lọ trên.

Nhận xét

Cách 1: Dùng dung dịch AgNO3/NH3 dư nhận biết được HCOOCH3 ( có phản ứng

tráng gương).

Dùng nước Br2 nhận biết được CH3COOC6H4OH và CH2=CH-COOCH3 ( cả hai cùng làm mất màu nước Br2). Còn lại CH3COOCH3 không làm mất màu nước Br2. Chú ý: CH3COOC6H4OH do có nhóm OH của phenol nên làm mất màu và tạo kết tủa với nước Br2, còn CH2 = CH – COOCH3 chỉ làm mất màu nước Br2.

Cách 2: HS có thể sử dụng ngay nước Br2 để nhận biết CH3COOC6H4OH ( làm mất

màu nước Br2 và tạo kết tủa ) .

CH3COOCH3 khơng có hiện tượng gì.

HCOOCH3, CH2 = CH- COOCH3 : làm mất màu nước Br2. Sau đó dùng Dùng dung dịch AgNO3/NH3 dư .

Bài tập vận dụng

Câu 1: Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 2: Số đồng phân este tương ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:

A. 5 B. 7 C. 9 D. 10

Câu 3: Giữa glixerol và axit béo C17H35COOH có thể điều chế được bao nhiêu este

đa chức.

A. 1 B. 2 C. 4 D . 3

Câu 4: Cho glixerol tác dụng với axit axetic có thể sinh ra bao nhiêu chất có chứa

A. 2 B. 4 C. 5 ` D. 6

Câu 5: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp 2 axit béo C17H35COOH và

C15H33COOH, số trieste được tạo ra tối đa là:

A. 3 B. 4 C. 5 D.6

Câu 6: Có hai bình khơng nhãn đựng riêng biệt hai hỗn hợp: dầu bơi trơn máy, dầu

thực vật. Có thể nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách nào. A. Dùng KOH dư.

B. Dùng Cu(OH)2.

C. Dùng NaOH đun nóng.

D.Đun nóng với dung dịch KOH, để nguội, cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4.

Câu 7: Este X không no, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 2,6875. Khi X

tham gia phản ứng xà phịng hóa tạo ra một andehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu cơng thức cấu tạo phù hợp với X.

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Câu 8: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng cơng thức phân

tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là :

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 9: Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử:

a) C2H4O2; b) C3H6O2. Những đồng phân nào cho phản ứng tráng bạc, vì sao ?

Viết các phương trình phản ứng tráng bạc của các chất đó với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.

Câu 10: Giải thích tại sao:

a) Etyl axetat sơi ở nhiệt độ 770C thấp hơn nhiều so với axit axetic (1180c) và axit butiric ( 163,50C).

b) Trong khi axit axetic tan vô hạn trong nước thì etyl axetat lại ít tan (8,6 g/100ml H2O).

Câu 11: Cho một lượng tristearin (C17H35COO)3C3H5 vào bát sứ đựng một lượng

một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất, để nguội hỗn hợp , thêm vào một ít muối ăn khuấy cho tan hết hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích thí nghiệm trên và viết phương trình phản ứng.

Câu 12: Giải thích tại sao:

- Xà phịng có tác dụng giặt rửa.

- Khơng dùng xà phịng để giặt rửa trong nước cứng.

- Không dùng xô chậu bằng nhôm để ngâm xà phòng khi giặt quần áo.

Câu 13: X là chất hữu cơ mạch hở có cơng thức phân tử C8H12O5. Thủy phân X

được glixerol và hai axit hữu cơ đơn chức A, B hơn nhau một nguyên tử C. B hợp nước cho C là sản phẩm chính. Trùng ngưng C được polime D. Tìm cơng thức cấu

tạo các chất và viết phương trình minh họa. Câu 14: Cho phản ứng este hóa:

CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O. Làm thế nào để tăng hiệu suất phản ứng este hóa.

Câu 15: Este X mạch thẳng có cơng thức phân tử C6H10O4 khi xà phịng hóa cho

một muối và một ancol. Tìm cơng thức cấu tạo của X.

Câu 16 : Viết phản ứng xà phịng hóa của các este sau đây bởi dung dịch NaOH.

a) Vinyl axetat . b) Metyl metacrylat.

c) Phenyl axetat. d) Metyl salixylat ( o- HOC6H4COOCH3) e) Đietyl oxalat. g) Triolein.

Câu 17 : Trong thành phần của dầu mau khơ dùng để pha sơn có trieste của glixerol

và các axit không no : C17H31COOH ( axit linoleic), C17H29COOH (axit linolenic). Viết công thức cấu tạo các trieste đó.

Câu 18: X là hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H, O và Mx = 88 đvc.

X + Ca(OH)2 dd t0 Y + Z ( Y, Z đều có phản ứng tráng gương). Tìm cơng thức cấu tạo của X, Y ,Z .

( Đs: X : HCOO- CH2 - CHO, Y: HCOONa, Z: HO – CH2 – CHO)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)