Rèn các thao tác tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 60 - 75)

2.3 .Quy trình lựa chọn hệ thống bài tập hóa học chương Este Lipit hóa học 12

2.4. Hệ thống bài tập và biện pháp phát huy nhận thức và tư duy của học sinh

2.4.2. Rèn các thao tác tư duy

2.4.2.1. Biện pháp rèn các thao tác tư duy

Trong quá trình dạy học, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng học sinh sẽ khó khăn trong việc nắm vững tri thức nếu khơng có kĩ năng áp dụng các thao tác tư duy. Vì vậy, cho dù dạy học theo phương pháp nào, GV cũng phải rèn cho HS các thao tác tư duy để vừa hiểu, vừa làm và giữu kiến thức một cách bền vững.

Trong việc giải toán, GV cần hướng dẫn cho HS:

 Đọc đề, quan sát, biến đổi dữ kiện về số mol ( nếu có thể).

 Tóm tắt ngắn gọn đề bài thành sơ đồ để làm nổi bật giả thiết, kết luận.

 Làm rõ mối quan hệ giữa các chất trong bài toán. Xem xét nét đặc biệt của dữ kiện, của hóa chất, của phản ứng ( nếu có).

 Phân tích các đáp án trả lời ( nếu là toán trắc nghiệm) để loại bớt phương án nhiễu, làm bài toán thêm sáng rõ.

 Phân tích dữ kiện, tổng hợp kiến thức, định dạng bài toán, đề ra hướng giải quyết.  Áp dụng các phương pháp giải đã học vào bài toán cụ thể.

 Giải cẩn thận và kiểm tra kết quả.

Lưu ý rằng dù có giảng dạy, hướng dẫn chu đáo đến đâu mà khơng có kiểm tra, đánh gái thường xuyên thì học sinh không thể nào thấy được tầm quan trọng của việc rèn các thao tác tư duy. Vì vậy giảng dạy phải gắn liền với kiểm tra – đánh giá thì mới hiệu quả.

2.4.2.2. Bài tập rèn các thao tác tư duy

Bài tập 1: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X đơn chức thu được

sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hỗn hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn,

A. etyl propionat. B. metyl propionat. C. isopropyl axetat. D. etyl axetat.

Nhận xét

Với bài này học sinh phải đọc kĩ đề xem X thuộc loại hợp chất nào, sau đó xác định hợp chất no hay không no dựa vào số mol của CO2 và H2O.

Như vậy khi X tham gia phản ứng xà phịng hóa cho Y và Z, suy ra X là este.

2

CO

n = nH O

2 = 0,2→ X là este no, đơn chức, mạch hở C4H8O2 .Ta có nX = 0,05 mol, MY = 96 ( C2H5COONa). Suy ra X có CTCT C2H5COOCH3 ( đáp án B).

Bài tập 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2

sinh ra bằng số mol O2 phản ứng. Este là :

A. etyl axetat B. metyl axetat C. metyl fomiat. D. propyl axetat.

Nhận xét CnH2nO2 + 2 2 3n O2 t0 n CO2 + n H2O Ban đầu: 1 2 2 3n Phản ứng: 1 2 2 3n n Ta có 2 2 3n = n. → n = 2. (Đáp án C)

Bài tập 3: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở

và O2 (số mol O2 gấp đôi cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hồn tồn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có cơng thức phân tử là:

A.C3H6O2 . B. C2H4O2 C. C4H8O2. D. CH2O2.

Nhận xét CnH2nO2 + 2 2 3n O2 t0 n CO2 + n H2O Ban đầu: 1 3n – 2 0 0 Phản ứng: 1 2 2 3n n n Sau pư : 0 2 2 3n n n

Ta có n1 = 1 + 3n – 2 = 3n – 1 (mol), n2 = 2

2 3n

+ n + n = 3,5n – 1 ( mol).

Vì nhiệt độ và thể tích khơng đổi nên ta có:

2 1 P P = 2 1 n n → 95 , 0 8 , 0 = 1 5 , 3 1 3   n n . Giải ra n = 3. ( Đáp án A)

Bài tập 4: X là một este no đơn chức mạch hở, tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Khi

đun nóng 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.

Nhận xét

MX = 88 → X là C4H8O2, nX = 0,025 mol → M muối = 2,05: 0,025 = 82 (CH3COONa).

X có CTCT CH3COOC2H5. ( đáp án C).

Bài tập 5: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam

thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích hơi của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. C.C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. HCOOCH2CH2CH3và CH3COOC2H5.

Nhận xét

Bài này khơng khó, u cầu HS phải nắm được kiến thức về đồng phân.

2

N

n = 0,025 mol, nX= 0,025 mol → MX = 74 ( chọn đáp án A).

Bài tập 6 : Xà phịng hóa hồn tồn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 150ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai

ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. HCOOCH3, HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3, C2H5COOC2H5 C. CH3COOCH3, CH3COOC2H5. D. C2H3COOCH3, C2H3COOC2H5.

Nhận xét

Hai este đơn chức khi phản ứng với KOH thu được hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất, vậy hai este có cùng gốc axit và được sinh ra từ hai ancol là đồng dẳng kế tiếp.

nhh = 0,15 mol → M hh = 9,7: 0,15 = 64,67 → Chọn đáp án A.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng

hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2. B. 6,4. C. 4,6. D. 7,5.

Câu 2:X là một este không no (chứa một liên kết đôi C=C) đơn chức, mạch hở. Đốt

cháy hoàn toàn 4,3 gam X cần vừa đủ 7,2 gam O2. X có tối đa bao nhiêu cơng thức cấu tạo?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung

dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là.

A. HCOOH, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H5COOH C. C2H5COOH, C3H7COOH . D. HCOOH, C2H5COOH

Câu 4: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (H2SO4 đặc làm

xúc tác), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hoá là. A. 31,25% B. 40,00% C. 62,50% D. 50,00%

Câu 5: Xà phịng hố hồn tồn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dd NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oc, sau khi khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là.

A. 18,00 gam B. 8,10 gam. C. 16,20 gam D. 4,05 gam

Câu 6: Xà phịng hố hồn tồn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dd NaOH thu được

2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau. Cơng thức của hai este đó là.

A. HCOOCH3 và HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 C. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5 . D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 .

Câu 7: Chất hữu cơ X có CTPT C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dd

NaOH, thu được một hỗn hợp hữu cơ không làm mất màu nước Br2 và 3,4 gam một muối. Công thức của X là.

A. CH3COOC(CH3)=CH2 B. HCOOCH=CHCH2CH3 C. HCOOCH2CH=CHCH3 D. HCOOC(CH3)=CHCH3.

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100

ml dd KOH 0,4M thu được một muối và 336 ml hơi một ancol ( ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Cơng thức của hai chất hữu cơ trong X là.

A. HCOOH và HCOOC2H5 B. HCOOH và HCOOC3H7 C. C2H5COOH và C2H5COOCH3 D. CH3COOH và CH3COOC2H5

Câu 9: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với dd NaOH đun nóng và với dung dịch

AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hồn tồn 1 gam X thì thể tích khi CO2 thu được vượt quá 0,7 lit (đktc). CTCT của X là.

A. HCOOC2H5 B. HOOC-CHO C. CH3COOCH3 D. CHO-CH2CH2-OH

Câu 10: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X Có CTPT là C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác

dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. CTCT thu gọn của X là.

A. CH3COO(CH2)2OOCC2H5 B. CH3OOC-(CH2)2-COOC2H5 C. CH3OOC-CH2-COOC3H7 D. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5

Câu 11: Để trung hòa 14 gam một chất béo cần 15ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của

chất béo đó bằng bao nhiêu?

A. 0,0011. B. 0,06. C. 1,1. D. 60.

A. 373,3. B. 37,33. C. 3,733. D.0,373.

Câu 13: Xà phịng hố 1 kg chất béo có chỉ số axit là 2,8 người ta cần dùng 350ml

KOH 1M . Khối lượng glixerol thu được là

A. 9,2 gam. B. 18,4gam. C. 32,2gam. D. 16,1gam.

Câu 14: Cho 1mol ancol etylic và 3 mol axit axetic vào bình phản ứng và thực hiện

phản ứng este hóa. Hỏi khi phản ứng đạt tới trạng thaí cân bằng thu được bao nhiêu mol este. Biết hằng số cân bằng bằng của phản ứng trên là 4.

A. 0,7. B. 0,8 C. 4,4. D. 0,9.

Câu 15: Hóa rắn hồn tồn 87,8 gam trilinolein cần V lít khí hidro (đktc). Giá trị

của V là:

A. 6,72. B. 20,16. C. 4,48. D.13,44.

Câu 16: Khi xà phịng hóa hồn tồn 2,52 gam chất béo A cần 90 ml dung dịch

KOH 0,1M. Mặt khác, xà phịng hóa hoàn toàn 5,04 gam chất béo A thu được 0,53 gam glixerol. Chỉ số axit trong chất béo là:

A. 200. B. 80. C. 0,8. D.8.

Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn 88,8g một triglixerit thu được 9,2g glixerol(glixerin)

và hai loại axit béo . Hai loại axit béo đó là .

A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C17H33COOH và C17H35COOH C. C17H31COOH và C17H33COOH D. C17H33COOH và C15H31COOH

Câu 18: Khối lượng xà phòng thu được từ 1 tấn mỡ động vật (chứa 50% trioleoyl

glixerol, 30% tripanmitoyl glixerol (panmitin) và 20% tristearoyl glixerol (stearin) về khối lượng) khi xà phịng hố bằng natri hiđroxit, giả sử hiệu suất quá trình đạt 90% là

A. 988kg. B. 889,2kg. C. 929,3 kg. D. 917kg.

Câu 19: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

- Thuỷ phân X trong môi trường axit cho chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử các bon bằng một nửa số nguyên tử các bon trong X) Phát biểu khơng đúng là :

A. đốt cháy hồn tồn 1 mol X cho 2 mol CO2 và 2 mol H2O. B. chất Y tan vô hạn trong nước .

C. chất X thuộc loại este no, đơn chức .

D.đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C cho anken.

Câu 20: Trung hịa hồn tồn 0,1 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic cần vừa đủ 0,17

mol KOH ( trong dung dịch ), tạo ra 15,12 gam muối. Mặt khác đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp hai axit này thu được 5,376 lít CO2 (đktc). Hai axit đó là:

A. HOOC- COOH và HCOOH. B. HOOC-CH2-COOH và CH3COOH. C. HOOC-CH2-COOH và HCOOH. D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 21: Đun nóng 2,72 gam phenyl axetat trong 50 gam dung dịch NaOH 4% đến

khi các phản ứng xảy ra hồn tồn. Cơ cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 4,36 gam. B. 4,72 gam . C. 3,96 gam. D. 3,52 gam.

Câu 22: X là este có hai nhóm chức, tỉ khối hơi của X so với hidro là 59. Thủy

phân hoàn toàn 11,8 gam X trong dung dịch NaOH dư, thu được 13,4 gam muối M. M có cơng thức cấu tạo là:

A. HCOONa. B. CH3COONa.

C. NaOOC-COONa. D. NaOOC- CH2- COONa.

Câu 23: X là este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức và ancol etylic. Thủy phân hoàn

toàn 7,4 gam X người ta đã dùng 125ml dung dịch NaOH 1M. Lượng NaOH đó dư 25% so với lượng thực tế phản ứng. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. HCOOCH3.

Câu 24: Một loại chất béo có chỉ số iot là 3,81. Khối lượng của các chất trong mẫu

béo trên nếu giả sử mẫu béo gồm triolein và tripanmitin lần lượt là:

A. 4,42 gam và 95,58 gam. B. 44,2 gam và 55,8 gam B. 0,442 gam và 0,558 gam. D. 44,2 gam và 9,558 gam.

Câu 25: Cho 4,5 gam một mẫu chất béo có thành phần chính là tristearin phản ứng

với dung dịch iot thì thấy cần một dung dịch chứa 0,762 gam iot. Chỉ số iot của mẫu béo trên là:

Câu 26: Hai este đơn chức X, Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 0,74 gam X,

thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,32 gam O2 ( đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn cuả X và Y là:

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.

C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.

Câu 27: Hai hợp chất hữu cơ ( chứa C, H ,O) có số mol bằng nhau và bằng a mol.

Chúng tác dụng vừa đủ với nhau tạo ra sản phẩm X không tan trong nước và có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng hai chất ban đầu là 18a gam. X thuộc loại hợp chất nào sau đây.

A. Axit đơn chức. B . Este đơn chức. C. Este không no, đa chức. D. Este no, đa chức.

Câu 28: Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH3COOH bằng một lượng vừa đủ

C2H5OH thu được 0,02 mol este ( H = 100 %). Khối lượng m là:

A. 0,92 gam. B. 1,76 gam. C. 1,2 gam. D. 2,12 gam.

Câu 29: Chia a gam axit axetic thành hai phần bằng nhau:

+ Phần 1: Trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M.

+ Phần 2: Thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este ( H = 100%). Giá trị của m là:

A. 16,7. B. 16,8. C. 17,6. D. 17,8.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam este X thu được 2,24 lít khí CO2 ( đktc) và 1,8

gam H2O. Công thức phân tử nào dưới đây là của X:

A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2.

Câu 31: Đốt cháy 3,7 gam một chất hữu cơ X cần dùng 3,92 lít O2 ( đktc) thu được

CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với KOH tạo ra hai chất hữu cơ. Công thức phân tử của X là:

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O.

Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Cơng thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.

Câu 33: Đun nóng 2,2 gam một este no, đơn chức E với dung dịch KOH dư thu

được 2,8 gam muối . Công thức cấu tạo của E là:

A. HCOOCH2CH2CH3. B. CH3COOCH2CH3. C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH3.

Câu 34: Cho 35,2 gam một este đơn chức X tác dụng hết với 150 ml dung dịch

NaOH 4M thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46,4 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOCH2CH2CH3. D. HCOOCH(CH3)2.

Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 1,48 gam hỗn hợp hai este X, Y là đồng phân cấu tạo

của nhau cần dùng hết 20 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và H2O với thể tích bằng nhau ( ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo hai este đó là:

A. CH3COOCH3 và HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3.

C. HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)CH3. D. CH3COOCH=CH2 và CH2= CHCOOCH3.

Câu 36: Hỗn hợp X có 2 este đơn chức E và F là đồng phân của nhau. 5,7 gam hỗn

hợp X tác dụng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol bền, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Y kết hợp vừa hết ít hơn 0,06 gam H2. Cơng thức hai este E và F lần lượt là:

A. C2H3COOC3H7 và C3H7COOC2H5. B. C3H5COOC3H7 và C3H7COOC3H5. C. C3H5COOC3H7 và C3H7COOC3H7. D.C2H3COOC3H7 và C2H5COOC3H5.

Câu 37: Đun nóng 0,05 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 6,7 gam

muối của axit hữu cơ đa chức Y và 4,6 gam ancol đơn chức Z. Cho ancol Z bay hơi ở 127 0C và 300 mmHg sẽ chiếm thể tích là 8,32 lít. Cơng thức phân tử của X là:

A. CH(COOCH3)3. B.C2H5OOCCOOC2H5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập chương este lipit hóa học 12 để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh (Trang 60 - 75)