Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 32)

5. Kết cấu báo cáo

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho nhà đầu tư biết thông tin về các khoản tiền mặt mà doanh nghiệp đã nhận được và chỉ ra trong năm tài chính, thơng tin cụ thể về các doanh nghiệp. Thấy được sự tác động của các hoạt động lên tiềm lực tài chính của chính nó.

Phân tích khả năng tạo tiền, sử dụng tiền là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp bao gồm thu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động:

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:

Cho các nhà đầu tư biết dòng tiền chảy ra và chảy vào doanh nghiệp qua hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bao gồm những hoạt động có liên quan đến chi phí đầu tư và cấp vốn cho doanh nghiệp:

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 3. Tiền chi trả cho người lao động

4. Tiền chi trả lãi vay

5. Tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 7. Tiền chi khác cho hoạt kinh doanh - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư:

Cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong năm tài chính. Nó sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và mức đầu tư có phù hợp với tiềm lực doanh nghiệp hay không.

Bao gồm những lưu chuyển tiền tệ liên quan đến việc mua bán tài sản và cho các công ty khác vay vốn:

23

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính:

Cung cấp cho nhà đầu tư những thơng tin về các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Những hoạt động này bao gồm các hoạt động ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Bao gồm tất cả các lưu chuyển tiền tệ liên quan đến việc đi vay vốn và trả nợ:

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hàng

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 4. Tiền chi trả nợ gốc vay

5. Tiền chi trả nợ vay tài chính

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Việc phân tích khả năng tạo tiền gồm các nội dung như sau: So sánh dòng tiền thu và chi của các hoạt động. Trong trường hợp dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh lơn hơn dòng tiền chi, chứng tỏ khả năng thanh toán dồi dào trong kì tới. Khi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có các hướng đầu tư khác. Trường hợp dòng tiền thu của hoạt động đầu tư lớn hơn dòng tiền chi, chứng tỏ đây là thời kì doanh nghiệp thu hồi vốn gốc, cổ tức, lợi nhuận nhiều làm cho khả năng thanh toán tốt, trường hợp dịng tiền thu từ hoạt động tài chính lớn hơn dịng tiền chi, chứng tỏ doanh nghiệp có

24

nhiều hoạt động tín dụng nhằm phục vụ cho khả năng thanh toán. Trong trường hợp dòng tiền thu nhỏ hơn dòng tiền chi của các hoạt động thì nhìn chung khả năng thanh tốn của doanh nghiệp hạn chế. Do vậy, cần xây dụng dự án tiền khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu thanh tốn.

1.4.4. Phân tích khả năng thanh tốn

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh tốn trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Cơng thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:

▪ Htq > 2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể khơng cao và địn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

▪ 1 ≤ Htq < 2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hồn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

▪ 0 ≤ Htq < 1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh tốn, việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp khơng có giải pháp thực sự phù hợp.

25

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cho biết khả năng thanh toán đối với

các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Cơng thức tính: Hệ số khả năng thanh tốn nhanh = Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh (Hnh) thể hiện:

▪ Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.

▪ 0,5 < Hnh < 1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt, tính thanh khoản cao.

Hệ số thanh toán ngắn hạn: Cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm

bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn nhằm đánh giá khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn trong vịng 12 tháng bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vịng 12 tháng tới.

▪ Nếu chỉ số > 1: Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính khơng được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho khơng thể bán ra để chuyển hố thành tiền.

26

▪ Nếu chỉ số < 1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, có thể doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Có thể doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

Cơng thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của DN. Tức là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, DN có đảm bảo khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh tốn tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót.

- Hệ số thanh toán lãi vay: phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của

doanh nghiệp cung như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.

Cơng thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Chi phí lãi vay

27

▪ Tỷ số < 1: Chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình; hoặc cơng ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.

Hệ số nợ: hệ số cho biết mức độ an tồn tài chính cao hay thấp, có trang

trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay khơng.

Cơng thức tính:

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp cho thấy việc sử dụng nợ khơng có hiệu quả, cịn hệ số nợ cao cho thấy gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn.

1.4.5. Phân tích hiệu suất hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc khơng dùng khơng tạo ra thu nhập vì thế cơng ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đơi khi cịn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyền.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: hiệu suất sử dụng toàn bộ tổng tài sản đo

lường một đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ cơng ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ sử dụng tài

28

sản vốn của doanh nghiệp. Việc tăng khả năng tạo ra doanh thu thuần từ tài sản là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng như uy tín cơng ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh số lần luân

chuyển TSNH hay vòng quay của TSLĐ thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng TSNH trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay TSNH càng lớn thì tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH càng cao. Ngược lại, hệ số này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lượng các khoản phải thu lớn.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH

được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong kỳ ta phải đi sâu tìm hiểu từng loại tài sản cũng như hiệu quả hoạt động của từng loại tài sản hiện có trong doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn

Vòng quay hàng tồn kho: cho biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu.

Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh nghiệp.

Thơng thường, số vịng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp

29

là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm.

Cơng thức tính:

Vịng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

- Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vịng quay hàng tồn kho, là nghịch đảo của chỉ tiêu hàng tồn kho, do đó chỉ tiêu này nhỏ là tốt vì số vốn vật tư hàng hóa ln chuyển nhanh, khơng bị ứ đọng vốn và ngược lại.

Vòng quay các khoản phải thu: cho biết trong một kỳ kinh doanh, để đạt

được doanh thu thì DN phải thu bao nhiêu vịng.

Cơng thức tính:

Vịng quay các khoản

phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình qn

Từ chỉ số vịng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số kỳ thu tiền bình quân:

- Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm

Vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán hàng thì mất bao lâu. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh tốn của doanh nghiệp.

30

1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Để đánh giá chính khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, tài sản và số vốn sử dụng trong kỳ. Ta có các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời:

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS): cho biết một đồng doanh

thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): cho biết mỗi đồng đầu tư vào

tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây chỉ là một chỉ tiêu quan trọng đối với người cho vay: nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh tốn được lãi vay.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập.

31

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lời. ROE > 0,2 được coi là hợp lý. Mức tối thiểu là 0,15.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Như vậy, từ những cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được nêu ở chương 1, đi tới chương 2 sẽ phân tích kỹ hơn về cơ cấu biến động tài sản – nguồn vốn; khả năng thanh toán; hiệu suất hoạt động; khả năng sinh lời của Cơng ty Cổ phần Damsan để có thể đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

32

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN DAMSAN GIAI ĐOẠN

2019 – 2021

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DAMSAN

2.1.1. Thông tin về công ty

- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN DAMSAN.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)