Phân tích hiệu suất hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu báo cáo

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.5. Phân tích hiệu suất hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc khơng dùng khơng tạo ra thu nhập vì thế cơng ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đơi khi cịn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyền.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: hiệu suất sử dụng toàn bộ tổng tài sản đo

lường một đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ cơng ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ sử dụng tài

28

sản vốn của doanh nghiệp. Việc tăng khả năng tạo ra doanh thu thuần từ tài sản là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng như uy tín cơng ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh số lần luân

chuyển TSNH hay vòng quay của TSLĐ thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng TSNH trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay TSNH càng lớn thì tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH càng cao. Ngược lại, hệ số này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lượng các khoản phải thu lớn.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH

được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong kỳ ta phải đi sâu tìm hiểu từng loại tài sản cũng như hiệu quả hoạt động của từng loại tài sản hiện có trong doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn

Vòng quay hàng tồn kho: cho biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu.

Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh nghiệp.

Thơng thường, số vịng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp

29

là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm.

Cơng thức tính:

Vịng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

- Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vịng quay hàng tồn kho, là nghịch đảo của chỉ tiêu hàng tồn kho, do đó chỉ tiêu này nhỏ là tốt vì số vốn vật tư hàng hóa ln chuyển nhanh, khơng bị ứ đọng vốn và ngược lại.

Vòng quay các khoản phải thu: cho biết trong một kỳ kinh doanh, để đạt

được doanh thu thì DN phải thu bao nhiêu vịng.

Cơng thức tính:

Vịng quay các khoản

phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Từ chỉ số vịng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số kỳ thu tiền bình quân:

- Kỳ thu tiền bình qn = Số ngày trong năm

Vịng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán hàng thì mất bao lâu. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.

30

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)