Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu báo cáo

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Để đánh giá chính khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, tài sản và số vốn sử dụng trong kỳ. Ta có các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời:

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS): cho biết một đồng doanh

thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): cho biết mỗi đồng đầu tư vào

tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây chỉ là một chỉ tiêu quan trọng đối với người cho vay: nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh tốn được lãi vay.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập.

31

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lời. ROE > 0,2 được coi là hợp lý. Mức tối thiểu là 0,15.

Cơng thức tính:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Như vậy, từ những cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được nêu ở chương 1, đi tới chương 2 sẽ phân tích kỹ hơn về cơ cấu biến động tài sản – nguồn vốn; khả năng thanh toán; hiệu suất hoạt động; khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Damsan để có thể đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

32

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN DAMSAN GIAI ĐOẠN

2019 – 2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)