Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2019 – 2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 79 - 93)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019 Chênh lệch năm 2021 so với năm 2020

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 8.282 24.442 100486 16.160 76.044

Vốn chủ sở hữu 403.108 422.144 583.902 19.036 161.758

ROE 2,05% 5,79% 17,21% 3,74% 11,42%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo chính xác nhất để đánh giá 100 đồng vốn bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2019, ROE của cơng ty đạt 2,05% có nghĩa với mỗi đồng vốn bỏ ra công ty thu lại được 0,0205 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, chỉ số này lại tăng lên 3,74% so với năm 2019 đạt khoảng 5,79% có nghĩa là 1 đồng vốn cơng ty làm ra khoảng 0,0579 đồng lợi nhuận. Năm 2021 chỉ số này tăng mạnh khoảng 11,42% đạt 17,21% có nghĩa là 1 đồng vốn cơng ty bỏ ra thu được 0,1721 đồng lợi nhuận so với năm 2020. Từ những phân tích tính tốn trên cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao.

70

Biểu đồ 2.6. Nhóm chỉ tiêu sinh lời giai đoạn 2019 – 2021

Kết luận: Nhìn chung, các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE, ROS của công

ty đều tăng qua từng năm cho thấy công ty sử dụng vốn và kinh doanh rất hiệu quả, công ty cần phát huy tốt hơn nữa để đạt được lợi nhuận cao hơn.

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY GIAI ĐOẠN 2019 – 2021.

2.3.1. Thuận lợi

Công ty cũng được hưởng những thuận lợi từ cơ chế chính sách: Các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh XNK vẫn được nhà nước tiếp tục duy trì. Đồng thời, chính sách quản lý bông tồn kho tại Trung Quốc dẫn tới giá bông đầu vào tại Trung Quốc cao hơn giá bông thế giới, Trung quốc cần nhập số lượng sợi cotton lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất vải trong nước. Sợi cotton Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được hưởng ưu đãi thuế quan 0% theo FTA Asean Trung Quốc. Năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam tại thị trường Trung Quốc được cải thiện và khai thác thêm thị trường khăn bông chất lượng cao tại Nhật Bản, Úc.

0.49 1.83 6.64 0.48 1.33 5.06 2.05 5.79 17.21 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

71

Lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021 đều có xu hướng tăng dần, so với năm 2019, LNST năm 2020 là 24.442 triệu đồng tăng 16.160 triệu đồng gấp 195,12 lần so với năm trước, năm 2021 tăng gấp 311,12 lần so với năm 2020 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua cải thiện một cách đáng kể. Lợi nhuận sau thuế tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả trong năm vừa qua.

Vốn chủ sở hữu năm 2019 là 403.108 triệu đồng đến năm 2020 là 422.144 triệu đồng tăng 19.036 triệu đồng, năm 2021 tăng lên 161.758 triệu đồng so với năm 2020 do thu hồi vốn từ việc thối vốn khỏi các cơng ty liên kết không hiệu quả cho thấy doanh nghiệp đang có bước cải tổ lại hoạt động đầu tư của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện tình hình năng lực tự chủ tài chính của cơng ty rất tốt.

Khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán lãi vay của Cơng ty có xu hướng tăng cao cho thấy Cơng ty ln đảm bảo được khả năng thanh tốn, dấu hiệu hoạt động tích cực, nâng cao uy tín và có khả năng thanh tốn nợ tốt. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS); Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn 2019 – 2021 đều có xu hướng tăng dần lên, do đó đánh giá được khả năng sinh lời của Công ty tốt, sử dụng vốn và kinh doanh rất hiệu quả.

Cơng ty có đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên có trình độ và trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động của công ty trải qua nhiều năm tham gia hoạt động trong nghề, nên đã được trang bị, tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm điều hành quản lý sản xuất.

Hoạt động của công ty cổ phần là phát huy tính độc lập, tự chủ của công ty, gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, nâng cao tính sáng tạo trong lao động sản xuất và quản lý mọi mặt của công ty, tạo cơ hội cho người lao động tự khẳng định bản thân và làm chủ công ty, phát huy quyền

72

làm chủ thực sự của công ty và người lao động. Mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tăng tích lũy để tái đầu tư vào sản xuất.

Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và các quy định tài chính, thuế của nhà nước .

Công ty đã thực hiện đúng các quy định, chế độ kế tốn do bộ tài chính quy định, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo những thông tư, chuẩn mực và luật kế toán mới. Hệ thống báo cáo tài chính của cơng ty khá đầy đủ bao gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, và thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2.3.2. Hạn chế

Từ những số liệu phân tích trên cho ta thấy công ty chưa chú trọng tới việc đầu tư vào tài sản dài hạn, tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm từ 19,10% - 21,49% trong cơ cấu tài sản.

Giai đoạn 2019 – 2021 vừa qua công ty tăng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tài sản cố định lại giảm trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cho thấy rằng số tiền này không được đem vào đầu tư kinh doanh sản xuất mà đem đi gửi ngân hàng. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang quản trị nguồn vốn không hiệu quả.

Hàng tồn kho của công ty ở giai đoạn này đều có xu hướng tăng từ 387.962 triệu đồng lên đến 568.429 triệu đồng điều này ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì thế cơng ty cần có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh lượng hàng tồn kho một cách phù hợp.

Công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định thì khơng thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi quỹ đất của công ty nhiều mà công ty chưa tận dụng để phát triển sản xuất thì đây là một hạn chế rất lớn, làm lãng phí nguồn tài ngun cũng như lãng phí lợi thế của cơng ty. Về trang thiết bị cũng

73

cần chú trọng đầu tư thêm những trang thiết bị phù hợp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại và lâu dài.

Giá vốn hàng bán có sự biến động không đều qua các năm, giá bán của công ty luôn ở mức cao, cùng với các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt ở mức thấp.

Nguyên nhân:

Dịch bệnh Covid 19 kéo dài cả năm 2021 làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Ngành may giảm 50% sản lượng xuất khẩu, Ngành sợi khó khăn nối tiếp khó khăn khi xuất khẩu chính vào thị trường Trung Quốc - trung tâm của dịch bệnh Covid 19. Toàn bộ ngành sản xuất cốt lõi của Công ty là sợi bị ảnh hưởng lớn. Xuất khẩu khăn bông của công ty sang thị trường Nhật Bản giảm do tác động xấu vì dịch bệnh covid 19.

Nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất sợi và đặc biệt là bông/ polyester chiếm tỷ trọng lớn nhất trong biến động giá nguyên liệu đầu vào của Cơng ty. Trước tình hình đại dịch tồn cầu, cũng như bất ổn kinh tế, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với rủi ro vô cùng lớn về tồn kho ở cả nguyên vật liệu và thành phẩm do đây không phải mặt hàng thiết yếu. Hiện tại, Damsan chủ yếu nhập nguyên liệu từ Ấn Độ, nơi có giá thành bơng thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ có số lượng ca mắc Covid đáng ngại. Đợt bùng phát trong tháng 3 và tháng 8 khiến Chính phủ Ấn Độ phải áp dụng biện pháp phong tỏa làm tê liệt hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong đó có xuất khẩu bơng. Việc Damsan nhập khẩu bông khối lượng lớn từ các doanh nghiệp Ấn làm tăng thêm rủi ro về khủng hoảng nguồn nguyên vật liệu.

Đối với hoạt động bất động sản, Công ty cũng đối mặt với những rủi ro cạnh tranh nhất định. Cùng với chính sách khuyến khích của Nhà Nước đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đầu tư kinh doanh bất

74

động sản, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều; thêm vào đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các tổ chức nước ngồi có tiềm lực về tài chính mạnh, về quản lý, công nghệ và nhân lực.

Damsan chịu rủi ro phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã được ký kết, rủi ro này sẽ được Công ty quản lý bằng cách duy trì ở mức độ hợp lý và phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được lãi suất có lợi cho Cơng ty. Điều đó địi hỏi Cơng ty phải theo dõi sát sao thị trường để có các phương án giải quyết phù hợp.

75

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty

Dịch bệnh Covid – 19 bùng phát tiếp tục và lan ra toàn thế giới làm cho tất cả các nước không phân biệt giàu nghèo, phát triển hay không phát triển đều bị khủng hoảng, tê liệt và thiệt hại nặng nề trong đó có Việt Nam nói chung và Cơng ty Damsan nói riêng. Để thích ứng với tình trạng khó khăn chung này, HĐQT và Ban lãnh đạo Cơng ty đã có chủ trương điều hành và quản trị Công ty như sau:

− Tập trung khai thác đầu tư hoàn thiện các nhà máy sợi (nâng công suất từ 12.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm).

− Khai thác và triển khai sản xuất các sản phẩm dệt may hoàn tất: khăn và chăn ga, nâng công suất của khăn lên 3.000 tấn/năm; phát triển xây dựng sản phẩm chăn ga giai đoạn 2023 – 2025 vào thị trường nhật bản và Châu Âu.

− Việc thực hiện triển khai sản xuất thông qua các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Sợi EIFFEL, Công ty Cổ phần Đầu tư An Ninh Thái Bình, Viện Dệt may... theo định hướng các công ty này là công ty thành viên hoặc công ty con của Công ty Cổ phần Damsan.

− Mục tiêu từ 2023 năng lực sản xuất và xuất khẩu đạt 100 triệu USD/năm tăng trưởng 20 – 30% giai đoạn 2023 – 2025.

76

3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty ty

3.2.1. Giải pháp:

3.2.1.1. Quản lý chi phí và doanh thu

Cơng tác quản lý chi phí diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý tài chính đến cơng tác quản lý nhân sự, quản lý hoạt động sản xuất,… Quản lý chi phí hiệu quả sẽ tránh được những thất thốt về tài chính khơng đáng có, giảm thiểu các rủi ro, cung cấp số liệu cho các định hướng trong tương lai.

Cắt giảm chi phí sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu với giá hợp lý nhất vẫn đảm bảo quy chuẩn chất lượng đề ra để có thể sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường. Theo dõi thị trường để có những điều chỉnh về giá cả, kế hoạch vật tư phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Cơng ty cần có những biện pháp nâng cao doanh thu, mà hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển thị trường tiêu thụ, chủ động nắm bắt diễn biến thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sợi, khăn bơng. Tích cực tìm kiếm khách hàng và thị trường mới để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được nâng cao cùng với thị trường mở rộng sẽ giúp cơng ty nhanh chóng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, nâng cao doanh thu. Mở rộng liên doanh, liên kết, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của Cơng ty ra nước ngồi.

3.2.1.2. Quản lý hàng tồn kho

Giai đoạn 2019 – 2021 hàng tồn kho ln có xu hướng tăng, đây là một vấn đề nhức nhối đối với ban quản trị công ty. Hàng tồn kho lưu trữ nhiều gây ứ đọng vốn, làm tăng chi phí quản lý. Khắc phục tình trạng này thì cơng ty nên giảm giá bán của hàng tồn kho, để thu hồi được vốn, một trong những cách nhanh chóng nhất là chấp nhận một khoản thiệt hại để giải quyết được

77

lượng hàng tồn đọng. Áp dụng các chính sách khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng, áp dụng các chương trình quảng bá hình ảnh của sản phẩm tới khách hàng.

3.2.1.3. Chú trọng đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ

Đầu tư đúng hướng vào VCĐ được coi là sử dụng địn bẩy kinh doanh một cách hợp lý, khơng chỉ góp phần giúp cho Cơng ty nâng cao năng lực sản xuất mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Đổi mới máy móc, trang thiết bị đồng nghĩa với việc Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trên thị trường, nâng cao được khả năng canh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty cần thực hiện tăng cường đầu tư máy móc thiết bị một cách hợp lý, chú trọng đầu tư đồng bộ, nâng cấp máy móc chun dụng. Ngồi việc đầu tư mua mới, Cơng ty có thể cân nhắc việc sở hữu thêm máy móc thiết bị thơng qua hình thức th tài chính, đồng thời cơng ty có thể chủ động quản lý dịng tiền, cân đối giữa chi phí đi thuê và thu nhập mang lại từ TS đi thuê.

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Cấn tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chế độ bảo dưỡng để duy trì khả năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của máy móc.

3.2.1.4. Thu hồi nợ và thanh toán nợ

Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng đều phải đi vay, khơng thể dùng tồn bộ số vốn chủ sở hữu để đầu tư vào hoạt động sản xuất. Công ty nếu biết sử dụng vốn vay hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên trước khi quyết định đi vay doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng trả nợ của mình. Qua phân tích bảng cân đối kế tốn của cơng ty ta thấy tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng 76,75%

78

trong năm 2019, 77,03% năm 2020 và 70,59% cho năm 2021. Để giảm nợ phải trả công ty nên: Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư, kêu gọi cán bộ công nhân viên và những cá nhân bên ngồi góp vốn, tăng cường thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Cơng ty thường xun áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán, thúc đẩy khách hàng trả nợ, làm giảm chi phí địi nợ, tiết kiệm chi phí cho cơng ty.

3.2.1.5. Quản lý tiền mặt hợp lý

Tiền mặt tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong TSNH nhưng liên quan đến nhiều hoạt động đặc biệt nó có vai trị quan trọng trong thanh tốn tức thời của cơng ty. Chính vì vậy, cơng ty nên xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết vừa tránh mất chi phí cơ hội của việc dự trữ tiền mặt.

3.2.1.6. Xây dựng chính sách thương mại

Các khoản phải thu là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần damsan (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)