CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 1 Thiết kế nghiên cứu định tính:
1.2.1/ Kết quả phỏng vấn với chuyên gia:
Mở đầu cuộc phỏng vấn, nhóm đã hỏi chuyên gia về nhận định của mình đối với tiềm năng phát triển mơ hình kinh doanh Du lịch xanh ở Việt Nam nhắm vào khách hàng mục tiêu là giới trẻ. Thạc sĩ Dương Ngọc Thắng đã nhận định rằng, du lịch xanh tại Việt Nam hiện tại vẫn còn là “mảnh đất” chưa được khai phá hết, bản thân du lịch xanh cũng chưa được nhận sự quan tâm đúng mức và cũng chưa có chỗ đứng vững chắc trong cuộc chạy đua phát triển với các loại hình du lịch khác. Vậy nên nếu nhà quản trị biết cách xây dựng loại dịch vụ và sản phẩm phù hợp cho du lịch xanh, đặc biệt hơn nữa là nhắm vào giới trẻ - những đối tượng đang ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho mơi trường, thì tiềm năng của nó trong tương lai là khá lớn.
Về việc “Liệu Du lịch xanh sẽ có tác động lớn đến hành vi du lịch của người Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng để đạt được sự phát triển bền vững của ngành du lịch lữ hành không?”, thạc sĩ với những kiến thức chuyên sâu sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về du lịch cũng như các chuyên môn liên quan, đã
PA GE \* ME RG EF OR MA T 32
khẳng định rằng: “Du lịch xanh có tác động đến ý thức bảo vệ mơi trường và hướng
du khách, đặc biệt là giới trẻ đến hành vi du lịch có trách nhiệm, nhưng để đạt được sự phát triển bền vững thì cịn có q nhiều yếu tố khác.”
Để giải thích cho câu trả lời của mình, thạc sĩ đã đưa ra mơ hình phát triển bền vững như hình 3.1:
Hình 3. 1: Mơ hình phát triển bền vững
Mơ hình này thể hiện các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thơng qua mơ hình, ta thấy được sự phát triển bền vững được tạo nên từ các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường. Do đó, nếu mơ hình dịch vụ Du lịch xanh chỉ có tác động đến ý thức, hành vi bảo vệ mơi trường của du khách thì hồn tồn chưa đủ để tạo nên sự phát triển bền vững của ngành Du lịch lữ hành chung.
Tuy nhiên du lịch xanh vẫn có thể là một bước đệm để đạt được phát triển bền vững, vì theo thạc sĩ: “Du lịch xanh sẽ tác động đến ý thức bảo vệ môi
trường và hướng du khách đến hành vi du lịch có trách nhiệm. Điều này có thể là cơ sở để hướng đến sự phát triển bền vững dựa trên khía cạnh mơi trường là chủ đạo, kết hợp với trách nhiệm của xã hội và kinh tế.”
Mỗi thị trường, loại hình kinh doanh đều sẽ có những khó khăn khác nhau; riêng với loại hình dịch vụ Du lịch xanh cịn khá mới thì càng có nhiều khó khăn và thách thức. Việc nắm bắt và xác định được những khó khăn này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hình mà mình muốn khai thác cũng như thị trường mục tiêu mà mình muốn hướng đến, đồng thời xây dựng kế hoạch tháo gỡ, vượt qua những khó khăn để phát triển hơn trong tương lai. Khi được hỏi về vấn đề khó khăn và thách thức của Du lịch xanh tại thị trường Việt Nam, thạc sĩ Dương Ngọc Thắng cho rằng Du lịch xanh hiện tại đang đứng trước năm thách thức và khó khăn lớn, trong đó ơng nhận định: “Thách thức và khó khăn lớn nhất cho du lịch xanh đó là
PA GE \* ME RG EF OR MA T 32
nhu cầu đi du lịch của người Việt thường hướng đến những địa danh có nhiều hoạt động giải trí, điển hình như các khu đơ thị du lịch lớn. Chính vì vậy, các điểm đến gắn liền với thiên nhiên hoang dã không phải là sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch nội địa.”
Vấn đề thứ hai mà thạc sĩ đưa ra là vấn đề về các cơng trình xây dựng ngày càng xuất hiện nhiều giữa những cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ. “Để thu hút
khách, các chủ đầu tư đã thêm vào nhiều cơng trình nhân tạo khi xây dựng. Việc “bê tơng hóa” cảnh quan thiên nhiên này khơng chỉ làm biến đổi cảnh quan mà còn làm mất đi nguồn tài nguyên cho loại hình du lịch xanh.” Thực tế cho thấy có rất
nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng đang phải đối mặt với vấn đề này, ví dụ như Vịnh Hạ Long với hai cơng trình xây dựng tại hang Tiên Ông và động Mê Cung, đảo Phú Quốc với các bãi biển đang ngày càng bị bê tơng hóa, hay hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt liên tục mọc những cơng trình khơng phép,... Có thể thấy đây là một vấn đề hết sức nan giải trong việc phát triển du lịch xanh ở Việt Nam.
Thách thức thứ ba mà thạc sĩ đưa ra chính là nằm ở ý thức của người dân. Thạc sĩ nhận định: “Việc người dân chưa có hiểu biết nhiều về du lịch xanh
cũng như cách ứng xử có trách nhiệm khi đi du lịch cũng là thách thức lớn đối với việc phát triển loại hình du lịch xanh.” Thạc sĩ đưa ra ví dụ cụ thể: “Chúng ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều rác thải tại vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên (cho dù cơ quan quản lý đã kiểm soát hành trang của khách trước khi vào vườn) hay chúng ta dễ dàng tìm thấy một cổng nước thải trực tiếp ra biển tại Mũi Né,...” Quả thật, ý thức
khách du lịch đóng vai trị rất lớn trong việc xây dựng thành công một chuyến du lịch xanh. Để mơ hình dịch vụ Du lịch Xanh có thể tiếp cận được với du khách thì chúng ta phải nâng cao được nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường, từ đó mới có thể cho họ thấy được mặt tích cực của mơ hình dịch vụ này là gì và đưa ra lý do thuyết phục họ lựa chọn dịch vụ này.
Khơng chỉ có vậy, thạc sĩ cịn đề cập đến một vấn đề mà du lịch Việt Nam gặp phải: “Khái niệm sức tải ở một điểm du lịch chưa được tính một cách bài
bản trong quy hoạch các điểm đến tại Việt Nam.” Theo thạc sĩ, điều này làm cho
việc xây dựng hạ tầng phục vụ cho du lịch trở nên không đồng bộ, thống nhất, nhiều nơi hạ tầng không đạt tiêu chuẩn; hệ thống thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống nước sạch,.... “chỗ có chỗ khơng”. Chính vì vậy mà bên tổ chức du lịch cũng “khó có thể hướng dẫn khách ứng xử theo yêu cầu của du lịch xanh.”
Thách thức cuối cùng trong việc phát triển loại hình du lịch xanh mà thạc sĩ muốn chia sẻ đó là: “giá của một chuyến du lịch xanh thường khá/cao”. Vấn đề này là khó khăn chủ đạo của một vài phân khúc khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ - những đối tượng thường có thu nhập thấp hoặc vẫn cịn phụ thuộc tài chính vào gia đình. Đây cũng là một thách thức rất lớn cho những doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình du lịch xanh mà nhắm vào phân khúc khách hàng này.
PA GE \* ME RG EF OR MA T 32
Cũng giống như khó khăn và thách thức, việc nắm bắt và phân tích cơ hội sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hình mà mình muốn khai thác cũng như thị trường mục tiêu mà mình muốn hướng đến, đồng thời việc phân tích cơ hội cịn giúp cho doanh nghiệp chớp lấy thời cơ đúng lúc. Khi được hỏi về cơ hội của loại hình du lịch xanh ở Việt Nam, thạc sĩ Dương Ngọc Thắng cho rằng: “Sự
gia tăng ý thức bảo vệ môi trường trong vài năm gần đây là cơ hội chính để phát triển loại hình du lịch này.” Khi môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng,
các phương tiện truyền thơng, báo chí đưa tin về việc con người tác động xấu đến môi trường ngày càng nhiều thì dân chúng dễ dàng ý thức được hiện trạng của môi trường và họ cảm nhận rõ rệt được khơng khí, nguồn nước ngày càng xấu đi nên các phong trào bảo vệ môi trường ra đời nhiều hơn: ngày trái đất, kêu gọi tiết giảm dùng đồ nhựa… Một loại hình du lịch thân thiện với mơi trường như du lịch xanh nếu có chiến dịch truyền thơng phù hợp cũng sẽ nhận được thị hiếu ủng hộ của nhiều người, đặc biệt là sinh viên - những người trí thức cao.
Thạc sĩ cũng cho biết thêm: “Khái niệm Du lịch xanh ở Việt Nam vẫn
còn mới nên sẽ dễ tạo ra sản phẩm đặc thù cho du khách. Ví dụ tour Sơn Đng do cơng ty Oxalis thực hiện.”
Đối với một loại hình du lịch cịn khá non trẻ như Du lịch xanh, nhóm rất muốn tìm hiểu thêm ý kiến của chun gia về việc nên xây dựng loại hình kinh này như thế nào ở Việt Nam. Khi được hỏi câu hỏi này, thạc sĩ cho hay: “Việc phát triển
loại hình du lịch này ở Việt Nam hiện tại là khá khó khăn khi các thách thức vốn nhiều hơn thuận lợi và cơ hội.” Một trong những khó khăn khiến du lịch xanh vẫn
chưa phát triển ở Việt Nam đó chính là do khách hàng vẫn chưa hiểu biết nhiều về du lịch xanh cũng như ứng xử có trách nhiệm khi đi du lịch. Chính vì vậy mà ơng đề xuất: “Trước mắt chúng ta cần lồng ghép cách ứng xử của du lịch xanh vào các
chương trình du lịch để giáo dục khách hàng làm quen với nó, và sau vài năm có thể phát triển mạnh hơn loại hình này.” Ngồi ra, thạc sĩ cịn đề xuất thiết kế những
chương trình tour 1 ngày dành cho các học sinh, sinh viên. Những chương trình này khơng chỉ giúp nhóm thanh thiếu niên và vị thành niên nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm với mơi trường mà cịn tạo nên thị trường khách hàng tiềm năng trong tương lai.